Đặc trưng văn hoá và cội nguồn văn hoá

Một phần của tài liệu tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt (Trang 29 - 39)

Nếu hiểu văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần, có tính biểu trưng và tồn tại lâu đời do con người tạo ra, thì dân tộc, cộng đồng nào cũng có văn hoá. Có những giá trị văn hoá mang tính hằng thể chung cho cả nhân loại, và có những giá trị văn hoá mang tính đặc thù, chỉ có ở cộng đồng này mà không thấy rõ ở cộng đồng kia và ngược lại.

Những giá trị văn hoá đặc thù ấy chính là đặc trưng văn hoá.

Khi xác định, đánh giá đặc trưng văn hoá của một cộng đồng hay một dân tộc nào đó, có người đưa ra thang độ cao thấp (chẳng hạn, E.B. Taylor), có người đưa ra tiêu chí khác biệt (F. Boas). Trong đó, ý kiến xác định văn hoá là sự khác biệt dễ tạo sự đồng thuận hơn. Nói chung, sự khác biệt tạo ra đặc trưng; nói riêng ở phạm trù văn hoá, đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc trước hết được minh định dựa trên sự khác biệt giữa văn hoá dân tộc này với văn hoá dân tộc khác. Chẳng hạn, đặc trưng văn hoá Mỹ là coi trọng nguyên tắc, văn hoá ấn Độ là tính khoan dung, văn hoá Trung Hoa là trọng tôn ty, văn hoá Việt Nam là trọng tình nghĩa…

Có thể hiểu, đặc trưng văn hoá là những nét trội về một hay một số mặt nào đó của văn hoá một dân tộc hay một cộng đồng. Những nét trội này làm thành các giá trị văn hoá cơ bản, tiêu biểu, có tính bền vững; cùng với các giá trị khác, chúng làm thành nền văn hoá. Như vậy, đặc trƣng văn hoá của một dân tộc chính là những giá trị tiêu biểu về tinh thần và vật chất mà dân tộc đã tích luỹ trong quá trình lịch sử, nó có tính bền vững, có ý nghĩa lâu dài, có giá trị khu biệt. Có như thế, đặc trưng văn hoá mới làm thành bản sắc văn hoá. Tìm hiểu văn hoá dân tộc chính là tìm hiểu cái bản sắc ấy, tức cũng là xác định nét khác biệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hành tinh của chúng ta hiện có hơn 220 quốc gia với hàng ngàn dân tộc, có khoảng hơn 6 tỷ người đang sinh sống. Với tất cả sự phong phú và phức tạp ấy, con người - xét về mặt văn hoá- vừa có tính đa dạng trong sự thống nhất, vừa có tính thống nhất trong sự đa dạng.

Về nguồn gốc hình thành văn hoá dân tộc, hiện đang còn có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất khi xem xét cội nguồn của văn hoá, liên quan đến việc xác định đặc trưng văn hoá là các ý kiến nói về điều kiện tự nhiên. Con người là một bộ phận của tự nhiên, “là sản phẩm của tự nhiên” (F. Enghen), có khả năng chinh phục tự nhiên, nhưng đồng thời cũng bị chi phối bởi tự nhiên. Một xã hội tồn tại luôn hiện hữu nhiều mối quan hệ: quan hệ nội tại và quan hệ ngoại tại. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận một thực tế rằng, ý thức xã hội, những sản phẩm mà con người tạo ra, trong đó có văn hoá, đều có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường sinh tồn bao quanh xã hội. Nhà sử học Hà Văn Tấn cho rằng: “Tâm lý dân tộc biểu hiện trong phong cách tư duy, lối ứng xử (hay hành vi), đồng thời biểu hiện ra trong tình cảm dân tộc. Nó bị chế ước bởi các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và điều kiện lịch sử” [14, tr.16]. Nhận xét trên làm rõ: tâm lý dân tộc và rộng hơn là văn hoá dân tộc có liên quan mật thiết đến môi trường tự nhiên, và các điều kiện khác. Nhà dân tộc học Từ Chi cũng xác định: “Từng nền văn hoá, xét cho cùng, đều là hậu quả của việc từng cộng đồng, để tồn tại, phải thích ứng với thiên nhiên bao quanh nó”. (Từ định nghĩa của văn hoá, tr.55). Nhà sử học Trần Quốc Vượng nêu rõ: “Mối quan hệ của con người với tự nhiên là mối quan hệ nhiều chiều, mối quan hệ thích nghi, không thích nghi và biến đổi (tự nhiên, xã hội và chính mình)… Phải xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, rồi sau đó những điều kiện lịch sử để nhìn nhận về cội nguồn và bản sắc văn hoá” [14, tr.30,33].

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ - văn hoá Trần Ngọc Thêm lý giải: “Bởi văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc sâu xa của mọi sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác biệt về văn hoá chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý- khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định” [11, tr.36]. Với cách nhìn như vậy, tác giả đã lần tìm ra mối quan hệ ảnh hưởng, chi phối giữa các mặt, theo thứ tự: điều kiện tự nhiên, môi trường sinh tồn - nghề nghiệp - đời sống - tâm lý, quan niệm…với văn hoá; trong đó, tự nhiên - môi trường là xuất phát điểm. Hai điều kiện môi trường tự nhiên của phương Tây và phương Đông khác nhau đã làm thành hai nền văn hoá với những đặc trưng khác nhau.

- Phương Tây: khí hậu lạnh, khô - có vùng đồng cỏ - thích hợp chăn nuôi - tạo nên lối sống du cư - có tâm lý coi thường, có tham vọng chinh phục tự nhiên - lối tư duy thiên về phân tích - trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam; có tính nguyên tắc và quân chủ, trọng cá nhân - có tính độc tôn, cứng rắn, hiếu thắng… => Văn hoá trọng động (gốc du mục).

- Phương Đông: khí hậu nóng, ẩm - có nhiều đồng bằng - thích hợp nghề trồng trọt - tạo nên lối sống định cư - có tâm lý tôn trọng, hoà hợp với tự nhiên - lối tư duy thiên về tổng hợp, biện chứng - trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ; có tính dân chủ, trọng cộng đồng - có tính dung hợp, mềm dẻo, hiếu hoà… => Văn hoá trọng tĩnh (gốc nông nghiệp).

Trong sự phân chia trên, điển hình của văn hoá mang đặc trưng gốc nông nghiệp phương Đông là Đông Nam á, tạo thành không gian văn hoá vùng Đông Nam á. Việt Nam là một đất nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; có nhiều vùng đồng bằng và sông nước, với nghề trồng lúa nước là chủ yếu… Như thế, Việt Nam chính là nơi hội tụ ở mức đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hoá khu vực. Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ. Cho nên, từ trong cội nguồn, không gian văn hoá Việt Nam được định hình trên nền không gian văn hoá khu vực Đông Nam á tiền sử [11, tr.60- 61]. Đó là nhân tố đầu tiên và cũng là nhân tố làm nên đặc trƣng gốc của văn hoá Việt Nam.

Sau này, do nhiều điều kiện khác nhau, Việt Nam tiếp xúc với các nước khác - tức cũng là các nền văn hoá khác, như Trung Hoa, Ấn Độ (từ rất sớm),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sau đó là tiếp xúc với văn hoá phương Tây…Trong bối cảnh đó, dù sớm hay muộn, dù nhiều hay ít, văn hoá Việt Nam cũng đã có những ảnh hưởng nhất định và đã tiếp nhận các nền văn hoá này ở những mức độ khác nhau, đặc biệt là với văn hoá Trung Hoa. Đây là nhân tố thứ hai, góp phần làm nên đặc trƣng văn hoá Việt Nam.

Tuy vậy, với điều kiện môi trường tự nhiên khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, với một không gian xã hội được định hình rất sớm, nên đặc trưng gốc

văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc vẫn bảo lưu, làm thành mạch ngầm xuyên suốt

chiều dài không gian và thời gian dân tộc Việt; và đây chính là đặc tính trội nhất khi nói về bản sắc văn hoá Việt Nam, về lịch sử dân tộc Việt Nam. Đặc trưng này có tác dụng chi phối các đặc trưng văn hoá khác.

Về cội nguồn văn hoá và sự biểu thị văn hoá dân tộc.Theo giới nghiên cứu ngoài nước và trong nước (10,11,14), khi tìm hiểu văn hoá Việt, người ta nhận thấy mối liên hệ rất rõ giữa sự phong phú về điều kiện tự nhiên và tính đa dạng về văn hoá.

Trƣớc hết, đất nước ta ở trong một môi trường tự nhiên nƣớc, sông nước bao quanh con người; yếu tố này chiếm vị trí đặc biệt, chi phối, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống xã hội. Chẳng hạn:

Về nghề nghiệp, nghề trồng lúa nước là chủ đạo với kỹ thuật canh tác:

cấy, gieo, vãi, tỉa, trồng; cày, bừa, gặt, đập… và một hệ thống thống thuỷ lợi thể hiện công sức của con người trong ứng biến với môi trường (nước) và nghề nghiệp (trồng lúa nước): đê, kênh, hồ, đập, mƣơng máng…Về ăn ở, sinh hoạt, phong tục tập quán, những đặc tính văn hoá này cũng in đậm dấu ấn của môi trường sông nước. ăn chủ yếu là cơm (sản phẩm từ lúa nước), với các thức ăn là cá, tôm, cua, mực (các loài sinh vật dưới nước). Về ở, con người sinh sống cố kết với nhau, định cư thành làng xóm (cách sống điển hình của cư dân nông nghiệp); các vùng cư trú gần nước: làng chài, làng ven sông, bến chợ, bến sông, với các loại nhà: nhà đất, nhà gỗ, nhà sàn, nhà thuyền; các phương tiện vận chuyển, sinh hoạt cũng gắn liền với nước: thuyền, bè, nốc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ghe, mảng… Những phong tục sinh hoạt cộng đồng cũng liên quan đến nước: hội đua thuyền, bơi chải, kết đèn hoa đăng; tục thờ cá, rắn, thuỷ thần; nghệ thuật dân gian cũng dựa nhiều bối cảnh của nước: rối nƣớc, chèo, tuồng, các điệu hò lý diễn ra trên sông hồ, bến bãi…

Thứ hai, điều kiện thiên nhiên bao quanh xã hội luôn gắn liền với môi trường thực vật, làm thành đặc trưng văn hoá thuần Việt. Lúa là cây lương thực chủ yếu, nhưng ngoài ra còn có nhiều cây khác được chăm sóc, thuần dưỡng nuôi sống con người, như: ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, vừng… Trên mặt đất, bao quanh nơi ở con người là “xanh muôn ngàn cây lá khác nhau”, đặc biệt là tre, hóp, mây, nứa, cam chanh, bƣởi, hồng, khế, bầu bí… “Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam trồng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang” (Thép Mới). Và cũng dưới bóng tre xanh, nhân dân ta “gìn giữ một nền văn hoá lâu đời”, đó là: tục thờ cây, thờ cúng ngƣời chết bằng bát cơm, đôi đũa, quả trứng;trầu cau là vật phẩm không thể thiếu trong cưới hỏi, giao đãi; các lễ hội: đánh đu, cầu kiều, thả diều…đều có hình bóng của thế giới thực vật. Cho nên, có người gọi nền văn minh Việt Nam là “nền văn minh thực vật” (ý của học giả người Pháp P. Gourou, dẫn theo Trần Quốc Vượng) [14, tr.35].

Điều kiện tự nhiên ấy có nhiều thuận lợi cho con người sinh tồn và phát triển từ những buổi ban đầu sinh cơ lập nghiệp, khai mở thiên nhiên: dễ kiếm cái ăn, cái ở, cái mặc. Nhưng kèm theo đó, nó cũng gây cho cuộc sống con người biết bao tai ương: lụt lội, hạn hán, bão tố, ẩm thấp, dịch bệnh… Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, vì thế, môi trường tự nhiên ấy cũng góp phần hình thành tâm lý, tình cảm, nhận thức (lý trí) của con người Việt Nam, với tư cách là chủ thể văn hoá. Điều kiện tự nhiên đã có ảnh hưởng những mặt này như thế nào?

Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này, tuỳ thuộc vào điểm nhìn, nguồn tư liệu…Nhưng trước hết phải thấy rằng, con người dù ở đâu cũng mang trong mình hai đặc trưng: con người là một cá thể tự nhiên, mang đặc trưng nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gốc của giống loài; nhưng mặt khác, con người là sản phẩm của hoàn cảnh, chịu sự tác động của hoàn cảnh, bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Có thể từ một cội nguồn ban đầu, xã hội loài người, với những điều kiện tự nhiên khác nhau, đã phân chia thành những “cành, nhánh” khác nhau như ngày nay. Vì vậy, con người không chỉ là chủ thể của văn hoá, đối tượng của văn hoá mà còn là hiện thân của sự phản chiếu văn hoá, của môi trường sống. Điều này có thể thấy, khi nghiên cứu con người Việt Nam, nhiều công trình (10,11,14) đã thống nhất nhận định những tính trội của người Việt Nam - những đức tính phẩm chất tốt đẹp này đều có liên quan đến những đặc trưng cội nguồn trên. Chẳng hạn:

Con người Việt Nam có tinh thần yêu nhà, yêu làng, yêu nƣớc (bởi lối sống định cư, quần tụ); sống trọng tình nghĩa (vì phải dựa vào nhau, tương trợ, chia sẻ nhau trong cuộc sống và trong lao động theo lối tự cung tự cấp); mềm dẻo trong ứng xử với cộng đồng (là nét đặc thù của cư dân nông nghiệp: lấy dung hợp, hiếu hoà làm trọng), dễ thích nghi với môi trƣờng tự nhiên (chấp nhận mọi sự biến đổi, tuỳ thuộc, thích ứng mọi chi phối của tự nhiên); cần cù trong lao động (lấy cần cù để bù lại những khó khăn, cản trở của điều kiện tự nhiên, của phương thức sản xuất nông nghiệp cổ truyền); giỏi chịu đựng gian khổ (vì điều kiện tự nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi; hạn hán, lụt lội đễ xảy ra, con người dễ gặp bất trắc, hiện nay ta tâm lý “sống chung với lũ”)... Những đánh giá trên đây có thể xem như là những khái quát một phần cơ bản bản sắc con người - văn hoá dân tộc.

Nhưng bên cạnh đó, con người Việt Nam cũng kèm theo những mặt tiêu cực. Đã có nhiều ý kiến đánh giá về phẩm chất cũng như những thói hư tật xấu của người Việt Nam. Trong đó có nhiều mặt nhược điểm lại bắt nguồn từ chính những nguyên nhân đã làm thành ưu điểm, những phẩm chất của con người Việt Nam. Chẳng hạn, nền nông nghiệp lúa nước là đặc trưng văn hoá của ta, nhưng cũng từ đó hình thành tâm lý tiểu nông (sản xuất nhỏ, manh mún, ít có tầm nhìn xa, bảo thủ); lối sống coi trọng tình nghĩa là mặt tốt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhưng cũng từ đó nảy sinh mặt trái là tính tuỳ tiện, ít trọng lý, ít trọng nguyên tắc, xuề xoà… Những điểm này, không chỉ chúng ta, người trong cuộc nhìn thấy (xin tham khảo, chẳng hạn nhận xét của Đào Duy Anh, Việt nam văn hoá sử cƣơng; tr. 24), mà người ngoài nhìn vào cũng thấy khá rõ. Đây là nhận xét của một viện nghiên cứu xã hội Mỹ.

Mười đặc điểm của người Việt:

1- Cần cù trong lao động nhưng dễ thoả mãn nên tâm lí hưởng thụ còn nặng.

2- Thông minh, sáng tạo nhưng có tính đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

3- Khéo léo nhưng không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).

4- Vừa thực tế , vừa mơ mộng nhưng không có ý thức nâng lên thành lí luận.

5- Ham học hỏi và khả năng tiếp thu nhanh nhưng khi học không đến nơi đến chốn nên kiến thức không thành hệ thống, mất căn bản. Ngoài ra, học tập không còn mục tiêu tự thân của nhiều người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sĩ diện, để kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí đam mê).

6- Xởi lởi, chiều khách nhưng không bền.

7- Tiết kiệm nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn người).

8- Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, điều đó chỉ xảy ra trong những hoàn cảnh có khó khăn, bần hàn. Trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít khi xuất hiện.

9- Yêu hoà bình và nhẫn nhịn nhưng nhiều khi hiếu thắng vì những lí do tự ái lặt vặt, đánh mất đại cục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10- Thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức

Một phần của tài liệu tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)