Giải pháp đối với hoạt động kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao tính hữu ích của báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 91)

2.2 .2Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam

3.2 Giải pháp

3.2.2 Giải pháp đối với hoạt động kế toán

a. Nâng cao ý thức của đơn vị lập BCTC

Nhƣ đã chỉ ra trong phần phân tích nguyên nhân, các nhà quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chƣa nhìn thấy đƣợc lợi ích của việc lập và công bố BCTC đạt chất lƣợng theo yêu cầu. Điều này dẫn tới hệ quả đƣợc thể hiện qua kết quả khảo sát, đó là BCTC hiện đang khơng đạt đƣợc hầu hết các yêu cầu chất lƣợng quan trọng. Để khắc phục tình trạng này, các nhà quản lý doanh nghiệp cần nhận thức rõ lợi ích của việc cung cấp BCTC đạt chất lƣợng cho đối tác của mình. BCTC đạt chất lƣợng sẽ giúp các doanh nghiệp tránh các khoản chi phí phát sinh do vi phạm các quy định pháp luật. Quan trọng hơn, thông tin cung cấp một cách đầy đủ, minh bạch sẽ góp phần giúp các ngân hàng rút ngắn thời gian thực hiện việc kiểm tra, phân tích, ra quyết định cho vay, giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay nhanh chóng hơn. Về lâu dài, những gian lận, sai sót

6 Theo Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn kiểm tốn độc lập

trên BCTC sẽ làm mất lòng tin của các ngân hàng đối với doanh nghiệp, khiến hoạt động đi vay càng ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Nếu các chế tài xử phạt tình trạng gian lận BCTC đƣợc nâng cao, và các doanh nghiệp ý thức tốt hơn về lợi ích của việc cung cấp thơng tin BCTC một cách trung thực hợp lý, tình trạng BCTC bị thiên lệch, các thông tin không phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp do cố ý sẽ đƣợc giảm thiểu.

b. Cải thiện tính thể hiện trung thực của các ƣớc tính kế tốn

Liên quan đến tính việc tính tốn và trình bày thơng tin về các ƣớc tính kế tốn, kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng cho rằng các ƣớc tính kế tốn đã khơng đƣợc giải thích rõ ràng, đầy đủ trong BCTC; phƣơng pháp thực hiện ƣớc tính cũng khơng đƣợc hợp lý nhƣ kỳ vọng. Điều này dẫn đến hệ quả, họ khó lịng có thể xác định đƣợc phƣơng pháp tính tốn các ƣớc tính là có hợp lý hay khơng, và họ thƣờng phải tự thực hiện các biện pháp thẩm định trong thực tế để xác nhận điều này. Nhƣ vậy, việc thực hiện các ƣớc tính kế tốn, do khơng đƣợc thực hiện đầy đủ, hoặc khơng đƣợc giải thích đầy đủ, đã làm cho thơng tin khơng cịn đảm bảo tính thể hiện trung thực, và cũng khơng cịn khả năng giúp ích cho q trình dự đốn tình trạng tài chính trong tƣơng lai nhƣ mục tiêu ban đầu của nó nữa. Điều này rõ ràng sẽ làm mất đi tính hữu ích của thơng tin này.

Hiện nay, các doanh nghiệp thƣờng tính tốn các ƣớc tính theo thơng tƣ hƣớng dẫn áp dụng để tính thu nhập chịu thuế của cơ quan thuế7, các văn bản này khi soạn thảo có một số nội dung khác với tiêu chí đề ra trong chuẩn mực kế tốn, cho nên phƣơng pháp thực hiện một số ƣớc tính khó có thể đảm bảo đƣợc u cầu về chất lƣợng thông tin cho ngƣời sử dụng theo đúng yêu cầu của Chuẩn mực kế tốn Việt Nam (ví dụ nhƣ phƣơng pháp lập dự phịng nợ phải thu khó địi).

Để giải quyết tình trạng này, các doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách đối với các ƣớc tính kế tốn trên cơ sở hƣớng dẫn của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Các chính sách này nên đƣợc xây dựng phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh

doanh, đặc điểm của bản thân doanh nghiệp, và giải thích rõ cơ sở và phƣơng pháp tính các ƣớc tính kế tốn trong thuyết minh BCTC cung cấp cho các ngân hàng. Biện pháp này sẽ làm tăng tính thích hợp và thể hiện trung thực của thơng tin. Đồng thời, khi các chính sách liên quan đến các ƣớc tính kế tốn đƣợc xây dựng cụ thể và thống nhất, thì ảnh hƣởng phát sinh từ sự chênh lệch về trình độ của nhân viên (do các nhân viên kế tốn có trình độ và phẩm chất khác nhau sẽ có các xét đốn khác nhau) sẽ đƣợc giảm thiểu, góp phần làm tăng tính có thể so sánh đƣợc của thông tin.

c. Giải pháp đối với việc trình bày, cơng bố thơng tin

Để nâng cao tính thích hợp của thơng tin đối với các ngân hàng, kết quả khảo sát cho thấy các ngân hàng quan tâm nhiều đến các thông tin kết quả kinh doanh của từng bộ phận/sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời cũng quan tâm đến việc phân loại và công bố thông tin về tài sản cố định. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp liên quan đến việc cung cấp báo cáo bộ phận, phân loại và trình bày lại thơng tin liên quan đến tài sản cố định. Những thơng tin tài chính liên quan đến chi tiết của các kế hoạch kinh doanh cũng là thông tin đƣợc các ngân hàng yêu cầu, tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, tác giả cho rằng những thông tin này không nên đƣợc công bố trong BCTC doanh nghiệp.

Báo cáo bộ phận vốn là thành phần không bắt buộc đối với BCTC của tất cả các doanh nghiệp. Chuẩn mực Báo cáo bộ phận hiện nay chỉ bắt buộc áp dụng cho doanh nghiệp có chứng khốn trao đổi cơng khai và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trƣờng chứng khốn và khuyến khích thực hiện với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, phần lớn các ngân hàng đều quan tâm đến thông tin bộ phận, đặc biệt là bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh. Các chỉ tiêu: doanh thu theo ngành/theo sản phẩm, lợi nhuận theo ngành/theo sản phẩm… là những thông tin đƣợc các ngân hàng quan tâm tìm hiểu nhiều trong quá trình ra quyết định cho vay. Cho nên, các doanh nghiệp nên cân nhắc đƣa nội dung này vào thuyết minh BCTC, đây là thông tin đƣợc các ngân hàng đánh giá cao về mặt giá trị nội dung. Với những doanh nghiệp chƣa đủ điều kiện áp dụng toàn bộ chuẩn mực

Báo cáo bộ phận, việc tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn hợp lý để có thể cung cấp thông tin riêng về từng lĩnh vực, hoạt động, sản phẩm… của mình là điều nên đƣợc tính đến.

Đối với các tài sản cố định, các ngân hàng không quan tâm đến việc phân loại tài sản cố định nhƣ hiện nay, mà thay vào đó, họ quan tâm đến việc tài sản cố định có đƣợc đƣa vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính hay khơng. Do đó, thuyết minh BCTC sẽ thích hợp hơn nếu, bên cạnh cách phân loại nhƣ hiện nay, giá trị tài sản đƣợc phân loại thành dạng tài sản phục vụ cho hoạt động chính và tài sản phục vụ cho các hoạt động khác. Tác giả nhận thấy, cách phân loại này cũng sẽ hữu ích cho việc ra quyết định đối với đối tƣợng các nhà đầu tƣ, không làm suy giảm lợi ích của các đối tƣợng sử dụng còn lại, mà sẽ làm tăng tính hữu ích của tồn bộ BCTC với tất cả các đối tƣợng.

Theo quy định hiện tại, thông tin về các TSCĐ đang đƣợc dùng làm tài sản cầm cố thế chấp cho các khoản vay là thông tin bắt buộc phải công bố, nhƣng theo kết quả khảo sát, một số nhân viên ngân hàng yêu cầu cần trình bày thơng tin này trong phần câu hỏi mở, chứng tỏ một thực tế là không phải tất cả các doanh nghiệp đều trình bày đầy đủ các thông tin này đúng theo quy định hiện hành. Để tăng cƣờng tính thích hợp của thơng tin, các doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện việc cơng bố giá trị cịn lại của các TSCĐ đang dùng làm tài sản cầm cố, thế chấp cho các khoản vay.

Cũng theo kết quả khảo sát, kế hoạch kinh doanh, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh và vốn yêu cầu cho các hoạt động kinh doanh cùng các thơng tin có liên quan đƣợc các ngân hàng đánh giá cao để đƣa ra các dự đốn về tình hình tƣơng lai, tuy nhiên, tác giả cho rằng thông tin này không nên đƣa vào BCTC mà chỉ nên đƣợc trình bày trong phƣơng án kinh doanh hoặc một báo cáo nộp riêng cho ngân hàng. Việc này sẽ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, bởi vì BCTC là báo cáo đƣợc công bố rộng rãi cho nhiều đối tƣợng, việc công bố thuyết minh về kế hoạch kinh doanh và tiến độ thực hiện sẽ có thể gây ra những tổn hại cho hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ nhƣ kế hoạch có thể bị dự đốn trƣớc bởi các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao tính hữu ích của báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)