Nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 31 - 33)

6. Bố cục của nghiên cứu

1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về hiệu quả tài chính của ngân

1.3.1. Nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Cơng trình nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng nghiên cứu về : “Các

nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các NHTM Malaysia”. Nghiên cứu sử dụng

bộ dữ liệu bao gồm 20 NHTM trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Malaysia (gồm 9 ngân hàng trong nước và 11 ngân hàng nước ngoài) từ năm 2003 – 2009 với các biến nghiên cứu như sau:

Biến nghiên cứu:

Biến phụ thuộc: ROA, ROE và NIM.

Biến độc lập: Các biến nội tại là tỷ lệ an toàn vốn (EA), chất lượng tài sản (LLR), hiệu quả quản lý (COSR), chất lượng thanh khoản (LIQ), quy mô ngân hàng (SIZE). Các biến vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (CPI).

Kết quả nghiên cứu:

Tác giả sử dụng kỹ thuật ANOVA test nhằm kiểm tra các mơ hình và kết quả chỉ ra tất các các mơ hình của ba biến phụ thuộc ROA, ROE và NIM là mơ hình tốt để đo

lường lợi nhuận của ngân hàng (giá trị F của các mơ hình đều là 0,0000 và thấp hơn 0,05).

Kết quả hồi quy mơ hình chi tiết tại Phụ lục 01. Trong 03 mơ hình thì ROA là mơ hình có mức độ giải thích của biến độc lập với biến phụ thuộc lớn nhất so với 02 mơ hình ROE và NIM.

Mơ hình với biến phụ thuộc ROA có 04 nhân tố có ý nghĩa cụ thể EA, LLR, COSR và LIQ; mơ hình ROE là LLR, COSR và SIZE và mơ hình NIM là LLR, COSR và LIQ. Cụ thể các hướng tác động của mơ hình cụ thể như sau:

 Biến tỷ lệ an toàn vốn (EA): Là yếu tố quan trọng nhất trong mơ hình ROA. EA có tác động tích cực đến lợi nhuận của các NHTM Malaysia. Nguồn vốn chủ sở hữu cao là nguồn vốn ưu việt giúp các ngân hàng ít gặp rủi ro về khả năng thanh khoản với chi phí thấp hơn chi phí huy động vốn bên ngồi. Từ đó, làm gia tăng HQTC và tăng sự tự tin của người gửi tiền đối với ngân hàng.

 Biến LLR: Có mối tương quan âm trong mơ hình ROA và ROE. Với một tỷ lệ LLR nghĩa là các ngân hàng phải trích lập dự phịng nhiều hơn để trang trải cho các tổn thất phát sinh từ các khoản nợ xấu và điều này, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, LLR có mối tương quan tích cực trong mơ hình NIM tức là dù có những tổn thất từ hoạt động cho vay nhưng các ngân hàng hoạt động với chất lượng tài sản tốt thì những tổn thất này sẽ được giảm thấp và giá trị chỉ tiêu NIM vẫn đạt được hiệu quả.

 Biến COSR là biến có quan hệ tiêu cực và là biến quan trọng trong mơ hình ROA và ROE. Bên cạnh đó trong mơ hình NIM, biến COSR cũng là biến quyết định. Điều đó nghĩa, khi các ngân hàng quản lý tốt các chi phí trong hoạt động của mình sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi cao. Do đó, các ngân hàng phải quản lý chi phí một cách hiệu quả.

 Biến LIQ là yếu tố quyết định trong mơ hình ROA và NIM. Điều đó ngụ ý rằng: LIQ cải thiện hiệu suất lợi nhuận của các ngân hàng. Các ngân hàng có tài sản thanh khoản cao đủ để giảm nguy cơ phá sản và khả năng chịu được rủi ro tài chính sẽ làm giảm được chi phí vay mượn từ bên ngoài và kết quả lợi nhuận cao.

 Biến SIZE chỉ có ý nghĩa trong mơ hình ROE và ngụ ý rằng các ngân hàng có quy mơ lớn sẽ tạo được lợi nhuận nhiều hơn so với các ngân hàng có quy mơ nhỏ.

 Biến vĩ mô là GDP và lạm phát (CPI) khơng có tác động đến khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng Malaysia.

Như vậy, với nghiên cứu này đưa ra kết quả rằng: Việc tạo lợi nhuận của các ngân hàng Malaysia chỉ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nội tại của chính ngân hàng trong khi các nhân tố vĩ mơ thì khơng có tác động đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)