6. Bố cục của nghiên cứu
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về hiệu quả tài chính của ngân
1.3.2. Nghiên cứu của Vincent Okoth Ongore và Gemechu Berhanu Kusa (2013)
Cơng trình nghiên cứu với tên gọi: “Đo lường HQTC của NHTM tại Kenya”. Tác giả sử dụng các biến độc lập và biến phụ thuộc tương tự như trong nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng (2012). Mẫu nghiên cứu được tác giả chọn bao gồm 37 NHTM tại Kenya (gồm 13 NHTM nước ngoài và 24 NHTM trong nước) trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2010.
Để thực hiện được mục tiêu tổng thể của nghiên cứu là đo lường các nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô tác động đến HQTC của các ngân hàng Kenya, tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng. Việc nghiên cứu được phân thành hai cách thức:
Thứ nhất: Nghiên cứu với mơ hình nghiên cứu khơng xem xét đến loại hình sở hữu của ngân hàng.
Thứ hai: Nghiên cứu với mơ hình nghiên cứu có xem xét đến từng loại hình sở hữu ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu (cụ thể tại Phụ lục 02) đã chỉ ra rằng tỷ lệ an toàn vốn, chất lượng tài sản và hiệu quả quản lý có ảnh hưởng đáng kể đến HQTC của các ngân hàng tại Kenya. Tuy nhiên, hiệu quả thanh khoản khơng có tác động mạnh đến HQTC của các ngân hàng tại Kenya.
Mối quan hệ giữa HQTC và mức độ an tồn vốn được tìm thấy là có quan hệ tích cực và chất lượng tài sản có quan hệ tiêu cực với HQTC. Điều này cho thấy, chất lượng tài sản kém hoặc nợ xấu cao sẽ làm cho HQTC của ngân hàng giảm. Như vậy, các ngân hàng hoạt động với chất lượng tài sản tốt và nợ xấu được kiểm soát với giá trị thấp sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Quản lý thanh khoản có ảnh hưởng không đáng kể đối với HQTC của các ngân hàng tại Kenya. Khi các ngân hàng cố nắm giữa các tài sản thanh khoản cao nhằm đảm bảo được khả năng thanh toán và khả năng chi trả của các ngân hàng nhưng lại khơng có tác động làm gia tăng thêm thu nhập hay lợi nhuận. Điều đó khơng có nghĩa là việc quản lý thanh khoản của các ngân hàng khơng có tác dụng gì trong việc tạo ra HQTC mà là nó có tác động ít hơn vào HQTC so với các nhân tố an toàn vốn hay chất lượng tài sản.
Tác động của các yếu tố vĩ mô GDP và CPI đến HQTC của các ngân hàng tại Kenya là chưa rõ rệt, cụ thể biến GDP chỉ có ý nghĩa thống kê trong mơ hình hồi quy NIM và có tác động tiêu cực. Trong khi đó, CPI có ý nghĩa thống kê trong cả 03 mơ hình và tác động tiêu cực đến HQTC của ngân hàng.
Hình thức sở hữu của một ngân hàng khơng có ảnh hưởng đến HQTC của ngân hàng Kenya trong giai đoạn 2001 – 2010.
Như vậy, kết luận nghiên cứu tại các ngân hàng Kenya cho thấy các yếu tố quyết định đến HQTC của các ngân hàng là các yếu tố nội tại của ngân hàng được điều chỉnh và kiểm sốt của chính các nhà quản lý ngân hàng. Như vậy, khi hiệu quả quản lý tăng cường và nâng cao sẽ dẫn đến ngân hàng hoạt động với hiệu quả cao hơn.
Từ kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu HQTC trên thế giới, ta có kết quả tổng hợp sự tác động HQTC chi tiết tại phụ lục 03.
1.3.3. Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013):
Nghiên cứu với tên gọi: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố tác động.
Tác giả sử dụng số liệu được lấy từ các báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam gồm 5 NHTM nhà nước và 34 NHTMCP phi Nhà nước trong giai đoạn từ năm 2005 – 2012. Mơ hình nghiên cứu:
P = β0 + β1*OWNERNN + β2*TCTR + β3*DLR + β4*ETA+ β5*MARKSHARE + β6*LOANTA+ β7*NPL+ 𝛆
Bảng 1.1: Mô tả các biến được sử dụng trong mơ hình hồi quy của nghiên cứu Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)
Biến Mô tả Đo lường Dấu kỳ vọng
Phụ thuộc:
ROA (P1) Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
ROE(P2) Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Độc lập:
OWNERNN (Y) Loại hình ngân hàng =1 nếu NHTM Nhà nước,
0: NHTM khác -
TCTR (X1) Tỷ lệ chi phí trên doanh thu
Tổng chi phí/doanh thu
thuần -
DLR (X2) Tỷ lệ tiền gửi so với tiền
vay Tiền gửi/tiền cho vay +
ETA (X3) Vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản +
MARKSHARE
(X4) Thị phần ngân hàng
Tổng tài sản từng ngân
hàng/tổng tài sản 39 NHTM + LOANTA (X5) Tỷ lệ cho vay trên tổng tài
sản Cho vay/tổng tài sản +
NPL (X6) Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Nợ quá hạn/tổng dư nợ cho
vay -
Kết quả nghiên cứu chi tiết tại Phụ lục 04. Nghiên cứu cho thấy HQTC của NHTM Việt Nam có tương quan nghịch với tổng chi phí/doanh thu, tỷ lệ nợ xấu và tương quan thuận với vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản. Do vậy, để tăng HQTC của một ngân hàng cần chú ý tăng quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và giảm tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy NHTM Nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với NHTM khác. Vì vậy, vấn đề tái cấu trúc ngân hàng cần phải được chú trọng đến loại hình sở hữu của ngân hàng mới có thể tăng tính hiệu quả của từng ngân hàng cũng như toàn hệ thống.
Mặt khác, nghiên cứu trên xây dựng mơ hình dựa trên các biến thuộc mơ hình nghiên cứu của Heffernan và Fu (2008) với việc nghiên cứu HQTC của các NHTM
Trung Quốc. Tuy nhiên, so với nghiên cứu tại Trung Quốc gồm 17 biến (15 biến định lượng và 02 biến định tính) thì nghiên cứu tại Việt Nam chỉ có 07 biến định lượng và 02 biến định tính chưa được đưa vào mơ hình nghiên cứu tại Việt Nam là biến liên quan đến trình độ lao động và giới tính nhân viên.
Như vậy, so sánh giữa các kết quả nghiên cứu của 02 nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) tại Việt Nam ta thấy được sự khác biệt về hướng tác động của các nhân tố tác động lên HQTC của ngân hàng ở các quốc gia.
Ứng dụng của nghiên cứu:
Nghiên cứu của tác giả Ong Tze San và The Boon Heng (2012) và Vincent Okoth Ongore và Gemechu Berhanu Kusa (2013) đều đưa cơ sở cho việc xác định biến nghiên cứu được dựa trên các chỉ tiêu thuộc phương pháp phân tích CAMELS. Kết luận của các nghiên cứu cơ sở đã chỉ ra rằng: HQTC của ngân hàng chịu tác động bởi các yếu tố nội tại của chính ngân hàng và khơng bị ảnh hưởng bởi biến vĩ mô.
Như vậy, để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của ngân hàng, các nghiên cứu thường chia ra thành nhiều nhóm nhân tố nội tại và bên ngoài. Việc đúc kết kinh nghiệm lựa chọn biến của các nghiên cứu trên giúp đưa ra những gợi ý quan trọng trong việc lựa chọn biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy. Từ đó, có thể đánh giá được những nhân tố tác động mạnh đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam.
Các nghiên cứu cơ sở trên đều sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính OLS đơn thuần với dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng. Khi thực hiện nghiên cứu định lượng với dữ liệu bảng ta thường lo ngại vè sự tồn tại của những yếu tố mang tính đặc trưng của từng cá thể và đặc trưng về thời gian. Chính vì vậy, sẽ dẫn đến hiện tượng tự tương quan trong dữ liệu hay ràng buộc phần dư làm cho giá trị Durbin Waston thấp. Đồng thời, ràng buộc về các giả định trong mơ hình OLS thông thường cũng rất chặt dẫn đến kết quả hồi quy không đáng tin cậy
Mặt khác, trong các nghiên cứu chưa lựa chọn được mơ hình tối ưu cho từng biến phụ thuộc với sự phân chia nghiên cứu các tác động của biến nội tại và tác động đồng thời biến nội tại và biến vĩ mô.
Do đó, dựa trên các bài nghiên cứu trước đây, tác giả sẽ lựa chọn và sử dụng các biến nghiên cứu đưa vào mô hình định lượng để đưa ra xem xét và đánh giá cho các
NHTMCP Việt Nam. Đồng thời sử dụng kết hợp 03 phương pháp nghiên cứu gồm OLS đơn thuần, OLS với hiệu ứng cố định và OLS với hiệu ứng ngẫu nhiển nhằm đưa ra mơ hình hồi quy tối ưu cho từng biến phụ thuộc trên 02 khía cạnh tác động gồm tác động của biến nội tại, tác động kép giữa biến nội tại và biến vĩ mô.
Kết luận Chương 1
Qua chương 1, đề tài đã giới thiệu khái quát chung về lý thuyết liên quan đến hiệu quả và HQTC của các NHTM trong nền kinh tế thị trường, các chỉ tiêu đo lường HQTC dựa trên khung phân tích CAMELS nhằm đưa ra những phác họa sơ bộ về các nhân tố được sử dụng để phân tích những ảnh hưởng đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 3 của nghiên cứu.
Kế tiếp, tác giả cũng đưa ra những nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến HQTC của các ngân hàng cũng như sự cần thiết của việc nghiên cứu HQTC đối với NHTMCP.
Qua nền tảng lý thuyết trên, chương kế tiếp tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả của các NHTMCP Việt Nam và các nhân tố tác động đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
2.1. Tổng quan hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam:
Ngân hàng được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, huy động vốn, tín dụng và thanh tốn. Mặc dù khơng trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành ngân hàng giữ vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi Thực dân Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương. Bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự hình thành của hệ thống ngân hàng Việt Nam là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam vào ngày 06/05/1951. Kể từ năm 1951 đến năm 1986, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam đóng vai trị phục vụ cho các cuộc chiến tranh của Việt Nam và hoạt động như một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.
Trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, ngành ngân hàng Việt Nam đã chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường và đã đạt được những thành tựu trong việc đưa đất nước đổi mới và hòa cùng với những thành tựu của nền kinh tế trong những năm vừa qua. Và với bài nghiên cứu này, tác giả chia thời kỳ hoạt động ngân hàng Việt Nam thành 02 giai đoạn như sau: