CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Các kết quả nghiên cứu:
4.3.1.4 Tác động của giá vàng:
Hệ số ảnh hưởng của giá vàng trong nước tác động đến chỉ số VN-Index là (4.944142) là tác động cùng chiều, cho biết nếu giá vàng tăng 1% thì chỉ số VN- Index trên thị trường chứng khoán tăng 4.944142% . Kết quả này khác biệt so với cơ sở lý thuyết điều này có thể giải thích như sau:
Người dân trong nước có thói quen xem vàng như một tài sản, một nguồn vốn dự trữ cũng như sử dụng vàng trong hầu hết các giao dịch lớn như bất động sản hoặc sử dụng vàng làm đồ trang sức đã ăn sâu vào lối sống của nười dân trong nước. Điều này dẫn đến hệ quả cầu về vàng tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghĩa là giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá chứng khốn.
Trong thời kì 2008-2009 khi nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu đang hứng chịu ảnh hưởng của cơn bão tài chính thì giá vàng lại đổ dốc từ khoảng 1000$/0z xuống còn gần 750$/0z.
Về nhu cầu đầu tư ( đầu cơ ) vàng: việc chuyền dòng tiền vào kênh vàng trong thời gian gần đây được xem là khá rủi ro, hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường vàng đều sử dụng địn bẩy khá cao trong khi giá vàng thì chịu khá nhiều các tác động từ bên ngồi nên có những thời điểm giá vàng tăng cao nhưng các nhà đầu tư vẫn đứng ngồi quan sát hoặc khơng giải ngân vào kênh này. Hơn nữa đầu tư vàng cần một lượng vốn khá lớn nhưng các dao động lại thường là nhỏ ( các đợt tăng đột biến cao nhất được ghi nhận là khoảng xấp xỉ 1 triệu tức chỉ khoảng 3.33% nếu tính trên số tiền bỏ ra đầu tư cho một lượng vàng khoảng 30 triệu ). Với rủi ro cao nhưng tỷ suất sinh lợi lại khó đột biến khiến cho việc đầu tư vào vàng ở Việt Nam thực tế cũng không khả thi hơn đầu tư vào TTCK.
Tóm lại trong dài hạn nếu các yếu tố khác không thay đổi chỉ số VN-Index bị tác động ngược chiều bởi các yếu tố lạm phát (CPI), tỷ giá đồng VND/USD, lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, riêng giá vàng tác động cùng chiều với chỉ số VN-Index.