Khái niệm và bản chất của mâu thuẫn

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 1 (Trang 59 - 60)

II. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoà

3.3.1. Khái niệm và bản chất của mâu thuẫn

Trong xã hội cũng như trong tập thể, các mối quan hệ giữa các thành viên rất đa dạng và phức tạp. Khi các mối quan hệ đó khơng bình thường sẽ nảy sinh mâu thuẫn và từ mâu thuẫn sẽ phát triển thành xung đột. Xung đột là kết quả của mâu thuẫn ở mức độ cao giữa các cá nhân hoặc nhóm khác nhau trong tập thể, có liên quan đến việc giải quyết các vấn đề khác nhau của cuộc sống xã hội và cá nhân, có đụng chạm đến các nhu cầu và quyền lợi. Thực tế cho thấy trong các tập thể thường tồn tại mâu thuẫn, chỉ có điều là các mâu thuẫn này có mức độ biểu hiện khác nhau mà thơi. Sự cân bằng trong cấu trúc và sự phẳng lặng trong đời sống của tập thể chỉ là tạm thời và trong quá trình phát triển tập thể, trạng thái cân bằng tạm thời đó ln có xu hướng bị phá vỡ.

Theo phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng, trong suốt quá trình phát triển của một sự vật và hiện tượng. Khơng có sự vật, hiện tượng nào khơng có mâu thuẫn.

Trong hoạt động của tập thể, sự cọ xát giữa những quan điểm, nhận thức khác nhau của các thành viên có thể dẫn đến hình thành một quan điểm, giải pháp hợp lý, đúng đắn hơn. Khi này có thể hiểu là trong tập thể có mâu thuẫn, nhưng là mâu thuẫn có tính xây dựng, thúc đẩy sự phát triển (mâu thuẫn có lợi). Bên cạnh đó cũng thường xuất hiện nhiều mâu thuẫn có tác động cản trở sự phát triển của tập thể (mâu thuẫn có

hại), nếu khơng có biện pháp giải quyết hợp lý, các mâu thuẫn này sẽ phát triển đến mức cao hơn và trở thành các xung đột, tạo ra các phe phái đối lập nhau về lợi ích.

Trong doanh nghiệp, có khơng ít nhà quản trị rất sợ mâu thuẫn, rất ngại đụng chạm đến vấn đề này trong điều hành tập thể của mình. Nguyên nhân chủ yếu là do họ chưa hiểu đúng về khái niệm và bản chất của mâu thuẫn. Bởi vì, nếu có nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn, thì nhà quản trị sẽ biết cách sử dụng mâu thuẫn có lợi như một động lực nội tại để thúc đẩy tập thể phát triển, đồng thời giải quyết kịp thời mọi mâu thuẫn có hại để chúng khơng cản trở sự phát triển của tập thể lao động.

Tóm lại, trong q trình quản lý tập thể lao động, nhà quản trị cần phải thường xuyên phát hiện, đánh giá các loại mâu thuẫn đang tồn tại và áp dụng các biện pháp phù hợp để giải quyết mâu thuẫn, đảm bảo cho hoạt động của tập thể đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh: Phần 1 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)