- Năng lực sư phạm
4.2.4. Sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền
Phẩm chất này thể hiện tính kiên quyết, tự tin và trách nhiệm của người lãnh đạo, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng cấp dưới để kích thích, động viên họ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Khi nhận thấy những chỉ thị, mệnh lệnh, các quyết định của mình có lợi cho doanh nghiệp, cho xã hội thì người lãnh đạo phải yêu cầu người dưới quyền mình thực hiện một cách triệt để; hoặc ngược lại, kiên quyết không thực hiện nếu nhận thấy quyết định đó có ảnh hưởng xấu đến lợi ích của tập thể và xã hội. Mặt khác, sự đòi hỏi đối với cấp dưới cao tới mức nào còn phải xuất phát từ thực tế khách quan như năng lực, điều kiện thực hiện của họ, tránh chủ quan, duy ý chí. Thực tế cho thấy, nếu nhà quản trị hạ thấp yêu cầu đòi hỏi, sẽ đồng nghĩa với hạ thấp
tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Ngược lại, nếu đòi hỏi quá cao sẽ tạo ra sự lo lắng, căng thẳng cho cấp dưới, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng công việc của họ.
Khi đưa ra những yêu cầu đối với cấp dưới, người lãnh đạo phải tính tốn kỹ, phải kiểm tra, theo dõi, giúp đỡ, để tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ hoặc động viên, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân hoặc tập thể hồn thành tốt, có chất lượng. Tránh hiện tượng "đánh trống bỏ dùi", "đầu voi đuôi chuột" sẽ tạo ra tâm lý coi thường hoặc thiếu tin tưởng vào người lãnh đạo.
Khi người lãnh đạo thể hiện sự địi hỏi cao đối với người dưới quyền thì cũng phải địi hỏi ở bản thân mình như vậy hoặc cao hơn. Có như vậy người lãnh đạo mới được mọi người tin yêu, kính trọng, uy tín lãnh đạo của họ sẽ càng được nâng cao, người dưới quyền sẽ đặt trọn niềm tin vào người lãnh đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.