Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các công ty

2.3.1 Hệ thống KSNB

Theo Hurt (2010), KSNB là một phần của HTTTKT, từ việc thu thập thông tin đầu vào đến quá trình quản lý, việc lưu trữ và cung cấp thông tin đầu ra, hoạt động của quy trình này cho thấy KSNB và hệ thống TTKT đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự hiện diện của mối quan hệ này chi phối tất cả các hoạt động trong hệ thống TTKT trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Theo báo cáo của COSO (2013), báo cáo này đã bổ sung khái niệm về KSNB như sau: “KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ”. Như vậy, báo cáo COSO đã nhấn mạnh mục tiêu hoạt động và báo cáo thông qua khái niệm này và làm rõ những yêu cầu của việc xác định cái những vấn đề nào góp phần tạo ra KSNB một cách hữu hiệu nhất.

Theo Romney &Steinbart (2012) cho rằng, trong quá trình vận hành, hệ thống TTKT luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro tới chất lượng TTKT do HTTTKT phải đảm nhận đầy đủ những chức năng của nó, một quy trình khép kín từ việc từ thu thập, xử lý và lưu trũ thông tin đầu vào, tạo ra các nguồn dữ liệu thông tin cung cấp cho người dùng các dữ liệu thơng tin đó. Để hạn chế những nguy cơ rủi ro và gian lận này, thủ tục KSNB cần phải phân chia quyền hạn và trách nhiệm một cách rõ ràng giữa các chức năng điều hành hệ thống như: vận hành hệ thống máy tính, người dùng hệ thống, kiểm soát dữ liệu, quản trị hệ thống, quản trị mạng... trong quá trình sử dụng hệ thống TTKT. Các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu cho rằng, một tổ chức bộ máy kế tốn khơng để cho một nhân viên nắm quá nhiều chức năng trong việc xử lý các giao dịch hoặc các chu trình kinh

doanh nhằm hạn chế việc điều chỉnh dữ liệu kế toán và hành vi gian lận của người cung cấp TTKT, cụ thể như các chức năng: chức năng phê duyệt, chức năng xử lý kế toán, chức năng quản lý tài sản.. điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Sačer & Oluić (2013)

Thông qua các nghiên cứu trên, tác giả thấy rằng hệ thống KSNB có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng TTKT Đồng thời, hệ thống KSNB cũng được coi là một tiêu chí quan trọng trong những tiêu chí được dùng trong việc nhận xét chất lượng hệ thống TTKT.

2.3.2 Chính sách về thuế

Theo N.Klai (2011), các doanh nghiệp cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ về nghĩa vụ pháp lý về thuế đề ra từ khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế đến khi trình bày và thiết lập BCTC. Các cơ quan quản lý bên cạnh cần ban hành các quy định pháp lý chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho các DN, mà cịn tăng cường sự kiểm sốt cụ thể bằng sử dụng chính sách thuế. Kết quả cho thấy chính sách thuế có mối quan hệ thuận chiều tới chất lượng TTKT. Theo Stoderstrom và cộng sự (2007), chất lượng TTKT của BCTC có áp dụng IFRS thì ảnh hưởng do các tác động của hệ thống quy phạm pháp lý về thuế. Kết quả nghiên cứu trên cũng hồn tồn thích hợp với nghiên cứu của Ferdy van Beest và cộng sự (2009) và K.Naser (2003).

Kết quả nghiên cứu của Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013), cũng đưa ra kết quả cho rằng hiện nay các quy phạm của khung pháp lý về kế tốn trong đó có chính sách thuế cho doanh nghiệp có nhiều khuyết điểm, nghiên cứu này cũng đưa ra khuyến nghị BTC nên ban hành các chính sách hỗ trợ và thúc đNy phát triển cho các doanh nghiệp hay một chế độ kế tốn chung cho tất cả loại hình doanh nghiệp và đề ra yêu cầu về CLTT. Trong một số trường hợp nhằm làm giảm nghĩa vụ phải nộp, các doanh nghiệp thực hiện các hành vi gian lận nhằm làm thay đổi số nghĩa vụ phải nộp của doanh nghiệp, hành vi này gây hiện tượng bóp méo TTKT trình bày và thiết lập BCTC, trong những trường hợp này chất lượng TTKT trên BCTC của doanh nghiệp là rất kém, trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến nhận định các hiện tượng kinh tế của các đối tượng dùng BTCT có liên quan.

Thơng qua nghiên cứu trên, tác giả thấy rằng chính sách thuế có tác động đến chất lượng thơng tin kế tốn theo mối quan hệ tương quan thuận chiều. .

2.3.3 Ứng dụng CNTT

Nghị quyết Chính phủ số 49/CP ngày 04/08/1993: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, trọng tâm vẫn là kỹ thuật

máy tính và viễn thơng, mục đích vận hành khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên

thông tin phong phú trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Theo Luật CNTT (2006) thì CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.

Theo Xu & ctg (2003), tác giả cho thấy ứng dụng CNTT góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả đến hoạt động của hệ thống TTKT. Việc ứng dụng CNTT đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị cần phải đáp ứng đến hoạt động cung cấp TTKT vì nó cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng TTKT. Từ đó, sự ra đời và cải tiến ngày càng cao của PMKT giúp nâng cao khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu, đáp ứng nhu cầu thơng tin với mức độ chính xác, đầy đủ và kịp thời hơn, phục vụ hiệu quả hơn cho quá trình ra quyết định.

Từ nhận định trên, tác giả thấy rằng ứng dụng CNTT có mối quan hệ đến chất lượng TTKT trên BCTC và có mối quan hệ thuận chiều

2.3.4 Năng lực NVKT

Theo Xu & ctg (2003), nhân viên kế toán là đối tượng tham gia trực tiếp vào việc thiết lập và trình bày các TTKT trên BCTC. NVKT chịu trách nhiệm trực tiếp quá trình thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin và lập các báo cáo kế toán. Dựa vào nghiên cứu của Ferdy van Beest (2009), kết quả nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt (2014) ứng dụng nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán cũng đưa ra một kết luận phù hợp với các nghiên cứu trước cho rằng, trình độ NVKT là một nhân tố tác động đên chất lượng TTKT trên BCTCT

Theo Xu & ctg (2003), nhân tố năng lực của nhân viên kế tốn hay cịn được gọi là trình độ chuyên môn của NVKT được xác định bao gồm những yếu tố như trình độ

đúng theo chun mơn kế tốn, các quy định chuNn nghề nghiệp cần phải đạt hay tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chun mơn...

Từ nghiên cứu trên, tác giả thấy được năng lực NVKT có mối quan hệ cùng chiều đến chất lượng TTKT trên BCTC

2.3.5 Nhà quản trị

Theo Rapina (2014), nhà quản trị là những người tham gia vào hoạt động quản lý trong một tổ chức, như trưởng các bộ phận hay phòng ban cũng như thủ trưởng đơn vị. Quyền hạn và nghĩa vụ của nhà quản trị đối với chất lượng TTKT trên BCTC có tác động của nhân tố nhà quản trị cấp cao đến chất lượng TTKT. Đầu tiên, các nhà quản lý cấp cao là người hiểu nhất về hoạt động của đơn vị và hiểu việc cần thiết trong việc kết nối TTKT với chiến lược, mục tiêu hoạt động của đơn vị mình. Thứ hai, thực hiện cung cấp TTKT từ HTTTKT đòi hỏi phải đầu tư lớn và có ảnh hưởng trên toàn doanh nghiệp, nên cần chú ý đến sự xét duyệt, đồng ý và hỗ trợ từ các nhà quản trị của doanh nghiệp. Do vậy, sự đồng hành của nhà quản trị là một yếu tố quyết định chất lượng TTKT cung cấp cho các đối tượng dùng thông tin và các thông tin trên BCTC

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Ferdy van Beest (2009), nghiên cứu Phạm Thành Trung (2016) khi nghiên cứu các DN tại TPHCM cho rằng cách nắm bắt các thông tin của nhà quản trị đối với kế tốn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng TTKT. Họ sẽ có cách thức để yêu cầu triển khai HTTTKT hay áp dụng CNTT phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định của mình

Từ nhận định trên, tác giả cho rằng nhân tố nhà quản trị có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng TTKT trên BCTC

2.3.6 Đặc điểm của DNXDVVN

Thơng qua tìm hiểu về quy trình hoạt động xây dựng từ các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực xây dựng, tác giả thấy rằng hoạt động xây dựng đều tuân thủ theo một quy trình khép kín từ giai đoạn xác định dự án, thiết kế quy hoạch đến khi thực hiện thi công và hồn cơng cơng trình. Hoạt động xây dựng cơng trình là loại hình hoạt động cần có quy mơ vốn lớn, phạm vi liên quan rộng, khối lượng công việc phức tạp, quan hệ hợp tác trong ngoài ngành diễn ra với nhiều đầu mối đan xen. Vì vậy, các đơn vị tham gia xây

dựng trực tiếp cơng trình cũng như các tổ chức liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ, sắp xếp thời gian chuyển tiếp và không gian triển khai, bảo đảm yêu cầu đan xen, tiếp nối một cách thật hợp lý, điều này địi hỏi thơng tin trên BCTC bao gồm thơng tin về tình hình tài chính, tinh hình kinh doanh và sự vận động của các khoản tiền trong doanh nghiệp cần phải đám ứng kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhằm phục vụ cho chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các đối tượng sử dụng khác vì mục đích đầu tư.

Ngồi ra, do tính chất đặc thù về thời gian xây dựng cơng trình lâu năm nên điều này làm ảnh hưởng đến TTKT trên BCTC của các DNXDVVN, cụ thể là ảnh hưởng đến việc lập và trình bày các khoản mục liên quan đến doanh thu, vốn sở hữu và các khoản phải thu, hơn nữa, thời gian thực hiện cơng trình tương đối nhiều năm nên việc so sánh các số liệu kế toán qua các năm cũng hạn chế.

Từ nhận định trên, do hoạt động đặc thù của ngành xây dựng, tác giả nhận thấy đặc điểm xây dựng của doanh nghiệp có tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC

2.4 Lý thuyết nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)