2.1. Thực trạng quản lý quy trình sản xuất sản phẩm tại bộ phận phát triển hàng mẫu
2.1.2. Chính sách giá cho sản phẩm mẫu
Khách hàng được chia thành nhiều nhóm theo “dịng giá trị” nên việc kiểm sốt, chính sách giá và báo cáo lời lỗ cũng được chia theo từng dịng giá trị cho từng nhóm khách hàng cịn gọi là CFBU (Client Facing Business Unit). Có 6 nhóm (Hình 2.1):
(1) RH: Restoration Hardware: Nhóm khách hàng chủ lực (gần 70% doanh số)
(2) Hospitality: Nhóm dự án khách sạn (Dubai, Carlton, Sheraton, …)
(3) Major: Nhóm nhà phân phối (Anthropologie, William Sonoma Homes, …)
(4) Key Accounts: Nhóm nhà bán lẻ (Century, Modern History, …)
(5) RD: Resource Décor: Nhóm kênh bán lẻ (theo nhóm thiết kế: Kelly Hoppen, Andrew Martin, Thomas Bina, …)
(6) MN: Monarch: Nhóm khách hàng để hàng hóa ký gửi tại kho ở Mỹ.
Hình 2.1: Quy định về giá sản phẩm mẫu của theo từng nhóm khách hàng
Việc quy định có tính tiền sản phẩm mẫu hay khơng (Invoiced) hay khơng tính tiền (FOC – Free of charge) phụ thuộc vào thoả thuận với khách hàng và để xây dựng mối quan hệ tốt đối với khách hàng nhằm có được đơn hàng sản xuất với số lượng lớn và làm ăn lâu dài, ổn định. Chẳng hạn như đối với khách hàng RH là nhóm khách hàng chủ lực đem lại hơn 70% doanh số cho công ty, sản phẩm mẫu làm cho nhóm khách hàng này cũng tương đối nhiều và nên cần cân nhắc có nên tính tiền khơng và tất cả đều được thể hiện rõ ràng và cụ thể.
Riêng đối với hàng khơng được chấp thuận thì cần xem xét nguyên nhân lỗi khách quan đến từ phía khách hàng hay do bộ phận kỹ thuật của công ty mà dẫn đến việc hàng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc hàng bị trễ thời hạn do bên nào làm ảnh hưởng thì sẽ tính phí cho bên đó (Charge back).
Bên cạnh đó, việc tính chi phí thực tế sản xuất sản phẩm mẫu có thể cao hơn giá bán (FOB) vì phải tốn NVL, nhân công, thời gian chỉnh sửa và làm đi làm lại nhiều lần. Đặc biệt đối với NVL sẽ phải mua với giá cao vì nhà cung cấp cũng sẽ thiết kế mẫu đầu tiên đối với khung, tay nắm vì bị tính tiền khn và đối với da, vải thì phải mua theo số lượng định mức, nếu như sản phẩm mẫu khơng được chấp thuận thì sẽ tồn kho NVL này và thậm chí nếu khơng có đơn hàng nào sử dụng thì sẽ giữ trong kho một thời gian dài, nguyên vật liệu bị giảm chất lượng và tốn chi phí bảo quản hàng tồn kho. Vì vậy, về phía lãnh đạo cơng ty đã quy định và thoả thuận với khách hàng sẽ tính giá FOB hay FOB x 1.5 hay FOB x 2, trường hợp nào sẽ FOC hay tính bằng chi phí thực tế theo từng nhóm khách hàng đã được thể hiện chi tiết ở hình 2.1 trên.