1.1.6 .Độc tính của các hợp chất PCBs
1.2. Phương pháp xử lí mẫu để phântích PCBs
1.2.2.2. Chiết rắn-lỏng bằng kỹ thuật siêu âm
Nguyên tắc: Chiết hỗ trợ siêu âm là việc loại bỏ và thu hồi các chất phân tích hữu cơ từ nền mẫu rắn bằng dung môi được khuếch tán bằng năng lượng siêu âm ở tần số cao vượt quá âm thanh mà tai người có thể nghe (xem Hình 1.6). Năng lượng siêu âm đủ mạnh để phá vỡ cấu trúc chất mẫu và tán nhỏ nền mẫu, do đó làm tăng khả năng hịa tan các chất phân tích vào dung mơi.[2]
Hình 1.6. Mơ hình chiết hỗ trợ sóng siêu âm
Nguồn:http://www.investigateegypt.co.uk/images/CS_20080911_UniversityYorkLaboratory6_sm.jpg
+ Ứng dụng: dùng để chiết các hợp chất hữu cơ không bay hơi và dễ bay hơi trong các mẫu dạng rắn như đất, bùn, chất thải rắn.
+ Ưu điểm: Kỹ thuật chiết siêu âm có thể giảm được thời gian và lượng dung mơi sử dụng, do đó tốc độ chiết nhanh (10-45 phút) và chiết an tồn hơn, bởi vì do kỹ thuật này sử dụng nhiệt độ thấp, tránh được sự bay hơi của dung mơi và chất phân tích có nhiệt độ sơi thấp, đồng thời cịn duy trì được các hoạt chất sinh học. Siêu âm tần số cao tăng khả năng xâm nhập của dung mơi, tăng khả năng kết dính và hiệu quả chiết cao. Ngồi ra chiết siêu âm khơng phụ thuộc vào nền mẫu, thiết bị chiết rẻ tiền.
+ Nhược điểm: Quá trình chiết gây ồn, nhất thiết phải qua quá trình lọc mẫu làm dung mơi có thể bay hơi ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các giả Aydin ME1, Tor A, Ozcan S [13] đã dùng phương pháp chiết dung môi hỗ trợ song siêu âm để chiết PCBs trong mẫu đất. Độ thu hồi từ 40 đất là trên 90% với khoảng hàm lượng trong mẫu từ 40 – 120 µg/kg, độ lệch chuẩn dưới 7%. Giới hạn phát hiện từ 0.003 tới 0.006 µg/kg. Hiệu quả của phương pháp này được so sánh với các phương pháp chiết truyền thống bằng mẫu thêm chuẩn trên nền mẫu đất thực cho kết quả tương tự. Song phương pháp chiết sử dụng sóng siêu âm có ưu điểm hơn đó là lượng mẫu và dung mơi sử dụng ít hơn nên giá thành cho phép phân tích giảm đi.