Kết quả khảo sát tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng thu gom xử lý và xây dựng mô hình thực nghiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật quy mô phòng thí nghiệm (Trang 38 - 41)

1.2 .Tổng quan về cơng nghệ xử lý bao bì th́c BVTV

3.1.1. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các vùng nghiên cứu

Đặng Xá là một xã của huyện Gia Lâm thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm huyện khoảng 2 km về phía Đơng Bắc. Phía Bắc giáp xã Phù Đổng, phía Nam giáp xã Trâu Quỳ, Phía Tây giáp xã Cổ Bi, phía Đơng giáp xã Phú Thụy của huyện Gia Lâm.

Theo nguồn số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất tại Đặng Xá - Gia Lâm – Hà Nội, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 587,2 ha, diện tích đất nơng nghiệp hiện có là 321,6 ha chiếm tỷ lệ lớn nhất là 54,77 %, diện tích đất phi nơng nghiệp là 258,2 ha chiếm 43,97%, đất chưa sử dụng 7,3 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,24%.

Bảng 3.1: Phân bố diện tích đất sử dụng ở xã Đặng Xá

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 587,2 100

1. Đất nông nghiệp 321,6 54,77

- Đất trồng cây hàng năm + Đất chuyên lúa

+ Đất trồng cây hàng năm khác - Đất trồng cây lâu năm

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 299,9 179,9 120,0 2,6 19,1 51,07 30,64 20,44 0,44 3,25

2. Đất phi nông nghiệp 258,2 43,97

- Đất ở - Đất khác 75,3 175,6 12,82 29,90 3. Đất chưa sử dụng 7,3 1,24 (Nguồn: Phịng địa chính xã Đặng Xá, 2011,[12].)

Khoa môi tr-ờng-Tr-ờng ĐHKHTN Luận văn Thạc sĩ

Đặng Xá là vùng đất màu mỡ được bồi đắp phù xa từ sơng Đuống rất thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp. Xuất phát từ vị trí địa lý, điều kiện khí tượng thủy văn và thổ nhưỡng, nơi đây được coi là nơi cung cấp rau với số lượng lớn cho thành phố Hà Nội. Do vậy các kỹ thuật canh tác rau an toàn rất được chú ý áp dụng, hiện tại ở đây đang sản xuất rau tuân theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm sản xuất ra các sản phẩm rau an toàn.

Do tiến hành trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP nên người dân bắt đầu có ý thức trong việc thu gom rác thải trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời với việc tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau theo VietGAP cũng có quy định về thải bỏ bao bì thuốc BVTV đúng nơi quy định.

Xã Tân Tiến nằm ở phía nam huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Phía Bắc giáp các xã Long Hưng và Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang. Phía đơng giáp các xã Vinh Khúc, huyện Văn Giang và các xã Đồng Than, Hồn Long, huyện n Mỹ. Phía nam giáp xã Hồn Long, huyện n Mỹ và xã Đơng Tảo huyện Khối Châu. Phía tây giáp xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang.

Tại Tân Tiến – Văn Giang – Hưng Yên, diện tích trồng rau, trồng lúa, cây cảnh, cây ăn quả khác xen kẽ với nhau. Ở đây cũng chưa áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP cho sản xuất nông nghiệp. Phần đông các hộ sản xuất ở đây theo hướng sản xuất truyền thống. Tại đây chưa có quy định về thải bỏ bao bì thuốc BVTV, người dân chủ yếu vứt bao bì thuốc ngay cạnh nơi có nguồn nước để pha thuốc.

Theo nguồn số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất tại Tân Tiến – Văn Giang – Hưng Yên tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 992,58 ha, diện tích đất nơng nghiệp hiện có là 659,58 ha chiếm tỷ lệ lớn nhất là 66,45 %, diện tích đất phi nơng nghiệp là 333 ha chiếm 33,55%.

Khoa môi tr-ờng-Tr-ờng ĐHKHTN Luận văn Thạc sĩ

Bảng 3.2: Phân bố diện tích đất sử dụng ở xã Tân Tiến

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 992,58 100

1. Đất nông nghiệp 659,58 66,45

- Đất trồng cây hàng năm + Đất chuyên lúa

+ Đất trồng cây hàng năm khác - Đất trồng cây lâu năm

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 309,68 296,55 13,13 322,29 27,61 31,02 29,88 1,32 32,47 2,78

2. Đất phi nông nghiệp 333 33,55

- Đất ở - Đất khác 99,83 233,17 10,06 23,49 3. Đất chưa sử dụng

(Nguồn: Phịng Địa chính xã Tân Tiến, 2011 [13])

Tân Tiến có diện tích sản xuất nơng nghiệp rất lớn, lên đến 659,58 ha chiếm 66,45% tổng diện tích tự nhiên. Đây là vùng giáp ranh thủ đô hàng năm cung cấp cho thị trường Hà Nội một lượng lớn nơng sản trong đó có rau xanh và một số loại trái cây.

Kết quả điều tra về lượng thuốc sử dụng/1 đơn vị diện tích cho thấy lượng thuốc dùng trung bình từ 550g - 650g thuốc/lần phun/ha. Trung bình mỗi vụ lúa nông dân thường phun khoảng 4 lần, mỗi vụ rau thường phun khoảng 7 lần thuốc trừ sâu bệnh, cây ăn quả, cây cảnh thường phun khoảng 10 - 20 lần/năm (Đặng Phương Lanvà cs, 2010 [4]). Như vậy, với diện tích đất nơng nghiệp tại Đặng Xá là

Khoa môi tr-ờng-Tr-ờng ĐHKHTN Luận văn Th¹c sÜ

321,06 ha mỗi năm sử dụng khoảng 6000kg thuốc BVTV. Tân Tiến với diện tích sản xuất nông nghiệp là 659,58 ha mỗi năm sử dụng trên 12000kg thuốc BVTV. Tổng lượng thuốc sử dụng của hai xã mỗi năm theo ước tính là trên 18000kg, tương ứng với lượng bao bì khoảng gần 3000kg.

3.1.2. Kết quả khảo sát tình hình thải bỏ bao bì thuốc BVTV tại các vùng nghiên cứu

Tại Đặng Xá, cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất nơng nghiệp thì vấn đề sử dụng thuốc BVTV và các chất thải từ quá trình sản xuất cũng rất được quan tâm. Đặc biệt trong năm 2008 qua được sự hỗ trợ của FAO và chi cục BVTV Hà Nội đã xây 13 bể chứa thuốc bảo vệ thực vật cho nơng dân có nơi để bao bì, vỏ thuốc tập trung nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước và môi trường sinh thái, nhưng chúng chưa có nắp đậy, chưa tuân thủ các yêu cầu về cách ly an toàn. Một vấn đề đặt ra là chưa có hướng xử lý hiệu quả nào cho loại rác thải này (hình 1.1).

Tại Tân Tiến, mặc dù đang được đầu tư mạnh mẽ song nền sản xuất nông nghiệp tại đây chưa được quy hoạch chi tiết, sản xuất vẫn theo hướng tự phát nhỏ lẻ và chưa được đầu tư đồng bộ. Việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất cũng tuân theo quy luật của sản xuất mà chưa có biện pháp quản lý nào do vậy các chất thải từ quá trình sản xuất cũng như bao bì thuốc BVTV chưa được thu gom đúng quy cách mà chủ yếu thải bỏ trực tiếp tại đầu thửa ruộng hoặc mương nước tưới (hình 1.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng thu gom xử lý và xây dựng mô hình thực nghiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật quy mô phòng thí nghiệm (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)