Môi trường nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 85 - 87)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNGXÃ TIẾN HƯNG

3.2 Xác định nguồn thải tác động đến môi trường

3.2.2 Môi trường nước

Nước thải do hoạt động sản xuất công nghiệp

Theo điều tra nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu từ hoạt động của KCN Đồng Xoài III (đang xây dựng, lưu lượng nước thải dự kiến khoảng4.000 m3/ngày), KCN Đồng Xoài IV (đang quy hoạch), dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm (lưu lượng nước thải khoảng 100 m3/ngày) [17]. Do đó, nước thải công nghiệp cũng sẽ là thách thức lớn nhất và cùng với nước thải sinh hoạt đô thị, sẽ gây nên các nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường nước mặt trên địa bàn nếu như không có biện pháp kiểm soát và xử lý triệt để nguồn nước thải công nghiệp này.

Nước thải do hoạt động của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ

Ngành nghề trên địa bàn xã có quy mô nhỏ và điểm xuất phát thấp. Phân bố các cơ sở không đều, các cơ sở ngành nghề nhìn chung có quy mô nhỏ, sản xuất mang tính tự phát, chất lượng thấp và không đồng đều.

Phần lớn các cơ sở là kinh tế chủ yếu của gia đình, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, lại chậm đổi mới gây ô nhiễm môi trường như: cơ sở xay xát lúa gạo, bóc tách vỏ hạt điều,…lượng nước thải phát sinh rất ít nhưng hầu như không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường, sông suối…đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ở địa phương, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực.

74  Nước thải sinh hoạt

Theo số liệu điều tra thì dân số hiện tại của xã Tiến Hưng khoảng 10.976 người [15]. Theo định mức quy hoạch cấp nước cho khu vực nông thôn khoảng 100 lít/người/ngày thì lượng nước cấp cho sinh hoạt khoảng 1.317,12 m3/ngày và lượng nước thải sinh hoạt (bằng 80% lượng nước cấp) tương ứng với 1.053,7 m3/ngày. Tuy nhiên, khoảng 2.465 hộ tương đương khoảng 8.800 người tại các ấp 1,2,3,6 với lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 880 m3/ngàyđã được đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt chung của thị xã Đồng Xoài. Lượng nước thải sinh hoạt còn lại khoảng 200 m3/ngày phân bố rải rác tại các hộ dân các ấp 4,5,7. Với lượng nước thải như vậy nếu không được quản lý và có biện pháp xử lý trước khi xả ra môi trường thì nguy cơ chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm sẽ bị ảnh hưởng là rất lớn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm đối với xã nói riêng và địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung sẽ rất lớn.

Sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV

Trong những năm gần đây tại các vùng sản xuất nông nghiệp có biểu hiện của dư lượng thuốc tăng trưởng và thuốc BVTV cũng như phân bón trong đất. Đây là một trong những nguyên nhân tham gia gây ô nhiễm nguồn nước sông. Ngoài ra do hiện tượng thấm các loại thuốc trừ sâu cũng như phân bón ở các vùng sản xuất nông nghiệp có thể gây ô nhiễm nước ngầm và đất. Sự có mặt của những chất này trong đất và nước kể cả khi có nồng độ rất nhỏ cũng gây những hậu quả nghiêm trọng đối với sinh vật và con người. Tuy nhiên do tác động của những biến đổi thất thường, của điều kiện thời tiết, các vụ dịch sâu bệnh đối với mùa màng xảy ra thường xuyên hơn; vì vậy lượng thuốc BVTV có xu hướng tăng trong tương lai. Như vậy dư lượng thuốc BVTV cũng sẽ tăng theo nếu chúng ta không có những biện pháp kịp thời kiểm soát chặt chẽ vấn đề này.

Hoạt động chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Nước thải từ hoạt động chăn nuôi tập trung thường chứa các chất ô nhiễm hữu cơ, vi khuẩn. Ngoài ra việc sử dụng phân bón tươi trong tỉnh cũng rất phổ biến, nhất là ở các khu vực chuyên canh màu.

Đối với các loại vật nuôi khác nhau thì nhu cầu sử dụng nước cũng khác nhau: trâu, bò là loại động vật ăn cỏ, thường được thả rông để đi tìm kiếm thức ăn và uống nước tự nhiên do đó nhu cầu dùng nước rất ít; đối với các loại gia cầm nước được dùng cho nước uống và vệ sinh truồng trại; heo có nhu cầu sử dụng nước cao nhất: bao gồm nước uống, tắm heo và vệ sinh chuồng trại.... Trong quá trình vệ sinh chuồng, nước thải và chất thải rắn hòa chung với nhau và được dẫn theo

75

mương sau đó thải ra môi trường. Nước thải chăn nuôi chứa chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ và các thành phần khác đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh.

Nước thải từ các cơ sở y tế

Quá trình điều tra thực tế cho thấy, trên địa bàn xã có 01 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa tư nhân Thánh Tâm) và 01 Trạm y tế…Tổng số giường bệnh khoảng 100 giường. Nước thải từ các cơ sở y tế chứa nhiều các mầm mống gây bệnh truyền nhiễm và các hóa chất độc hại. Hiện nay, các Bệnh viện đa khoa tư nhân đã có hệ thống xử lý chất thải, riêng Trạm y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải, do vậy nguồn nước thải y tế là một trong những vấn đề ưu tiên giải quyết trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)