Người dân thu gom vỏ thuốc BVTV sau khi sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 108 - 117)

Tuyên truyền cho nông dân bằng hình thức loa phát thanh ở mỗi xã về các tấm gương thành công sử dụng phương pháp sản xuất sạch trong nông nghiệp, kêu gọi mỗi nhà hãy tham gia chương trình hạn chế sử dụng phân bón và thuốc BVTV.

4.2.3Giải pháp nâng cao năng lực quản lý tài nguyên khoáng sản

Phổ biến luật Khoáng sản đồng thời với phổ biến luật Môi trường do Nhà nước ban hành và các văn bản dưới luật về khai thác mỏ, các quy chế, thể lệ về kế hoạch hoá và quản lý môi trường vùng mỏ, hoàn thiện các tiêu chuẩn về môi trường mỏ ở từng điều kiện địa phương.

Thay thế, cải tiến công nghệ, kỹ thuật và phương pháp khai thác đã lạc hậu, nhằm hạn chế đến mức tối đa các ô nhiễm gây ra đối với đất đai, nước uống, sông ngòi, thuỷ văn, địa chất, sinh thái,.... bảo vệ tốt sức khoẻ của lao động trong các mỏ nhất là đối với phụ nữ và trẻ em và sức khoẻ của dân cư vùng mỏ.

97

Quy định hệ thống tổ chức và cơ quan có thẩm quyền về quản lý và kiểm soát môi trường ở các vùng mỏ. Xác định trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương, vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng đối với việc bảo vệ môi trường mỏ.

Đẩy mạnh công tác trồng cây gây rừng ở các vùng mỏ (vừa có tác dụng chống xói mòn đất đai, vừa có tác dụng thanh lọc khí bụi, các khí độc hại và vật lơ lửng trong không khí). Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn cho phép về chất lượng phế thải được đưa vào bãi thải, chất lượng nước thải được đổ ra sông ngòi, nồng độ khí thải được phép thải ra không khí, các tiêu chuẩn về nổ mìn, về tiếng ầm, về độ rung, .... được phép cho từng loại mỏ.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển nhằm tìm ra các phương pháp khai thác khoáng sản tốt hơn, các biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực đối với môi trường, sinh thái và con người. Thiết lập lại kỷ cương trong khai thác tài nguyên khoáng sản, chấm dứt việc khai thác bất hợp pháp, tự do. Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm, có hình thức biểu dương khen thưởng thích hợp đối với những cơ sở địa phương, cá nhân có nhiều đóng góp vào việc bảo vệ tốt môi trường vùng mỏ.

4.2.4Xây dựng các khu, cụm công nghiệp trong xã phải gắn với đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của khu vực triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của khu vực

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong cụm công nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp. Tuy nhiên, nếu thiếu những yếu tố thuận lợi của các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thì dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu cũng không thể hấp dẫn nhà đầu tư.

Do vậy, quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp phải gắn liền và phải tính đến khả năng cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào hiện tại cũng như trong tương lai. Ngoài việc dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ đầu tư các công trình này, cần có những cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút các nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào.

Lồng ghép có hiệu quả với các chương trình mục tiêu quốc gia và của địa phương với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài hàng rào cụm công nghiệp, các dự án phát triển vùng nguyên liệu tập trung ở các địa bàn khó khăn về kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và hoạt động hiệu quả các cụm công nghiệp của tỉnh.

98

Quá trình phê duyệt thiết kế các khu, cụm công nghiệp phải được tính toán chi tiết, khớp nối sao cho đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng chung của khu vực vì hiện tại các hệ thống này được xây dựng trước đây chủ yếu phục vụ cho phát triển nông nghiệp, vì thế, việc phát triển cần phải được tính toán sao cho chi tiết, đồng bộ để tránh xảy ra xung ðột cao về hạ tầng cõ sở của nội tại các khu, cụm công nghiệp với hệ thống ngoài hàng rào chung của cộng ðồng.

4.2.5Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào trong sản xuất nông nghiệp mới vào trong sản xuất nông nghiệp

Để sản xuất được các giống cây trồng, vật nuôi và các loại thuỷ sản có chất lượng cao cung cấp cho sản xuất, trong sản xuất giống cần đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất giống.

Đi đôi với việc đưa các giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cần đẩy mạnh việc mở ra diện những mô hình sản xuất đạt 50 - 100 triệu đồng/ha/năm để tạo ra vùng sản xuất hàng hoá lớn và tăng giá trị sản lượng trên 1 ha đất canh tác. Chú ý áp dụng các mô hình đa dạng hoá cây trồng trên đất, mô hình trồng hoa, cây cảnh, mô hình trồng rau an toàn và thực hiện công nghệ cao. Trong chăn nuôi mở rộng mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại, mô hình nuôi lợn hướng nạc, nuôi bò kết hợp trồng cỏ theo hình thức bán công nghiệp, mô hình nuôi cá thâm canh để đẩy nhanh tiến trình sản xuất hàng hoá.

Tập trung đầu tư đưa các tiến bộ kỹ thuật trong khâu bảo quản, chế biến và điều chỉnh thời gian cho quả trong sản xuất vải, để tăng giá trị và hiệu quả sản xuất vải của tỉnh. Áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch có quy mô hợp lý, có công nghệ tiên tiến.

Mở rộng quy mô áp dụng biện pháp phủ nilon trong kỹ thuật trồng trọt

Củng cố kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, bổ sung chính sách đối với khuyến nông cơ sở (xã) để nâng cao hiệu lực của công tác khuyến nông đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Ứng dụng những thành quả về kỹ thuật canh tác trên đất dốc trong sản xuất cây lâu năm và phát triển vốn rừng theo phương thức nông – lâm kết hợp.

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích tạo điều kiện cho các cơ sở và các nhà khoa học trong và ngoài nước liên doanh liên kết với các địa phương, đơn vị, cơ sở của tỉnh trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

99

4.2.6Đổi mới chính sách phát triển môi trường nông thôn

Việc đổi mới chính sách phát triển môi trường nông thôn được bắt đầu trước hết bằng việc đổi mới tư duy trong việc thiết lập hệ thống thể chế quản lý môi trường. Vào thời điểm hiện nay, trên phạm vi cả nước, chúng ta đang thiết lập cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống thể chế cho hình thái kinh tế này đang được hoàn thiện từng bước. Tư duy mới đang được hình thành, trong khi đó, những tàn dư của tư duy cũ gắn liền với hình thái kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp vẫn còn tồn tại. Việc đổi mới hệ thống thể chế môi trường nông thôn trước hết phải được bắt đầu từ việc đổi mới tư duy. Với tư duy mới, chúng ta quan niệm rằng, sản phẩm của lĩnh vực môi trường là một loại hàng hoá đặc biệt. Để phát triển môi trường nông thôn chúng ta cần xác lập hệ thống thể chế để phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Thị trường khoa học và công nghệ cũng giống như nhiều loại thị trường khác, một mặt, nó bị chi phối bởi các quy luật của thị trường hàng hoá, mặt khác, nó cũng có những yếu tố đặc thù của bản thân mình.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, những lĩnh vực sau đây cần được đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển cải thiện môi trường nông thôn của tỉnh:

Đổi mới quản lý nhà nước về môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Đổi mới việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ môi trường theo hướng phân cấp mạnh, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.

Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp cho hoạt động khoa học và công nghệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng chính sách để phát triển trên địa bàn tỉnh các loại hình quỹ bảo vệ môi trường, quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm.

4.2.7Xã hội hóa hoạt động công tác phát triển, bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn thông qua huy động sự đóng góp trí tuệ và vật chất của toàn xã hội nông thôn thông qua huy động sự đóng góp trí tuệ và vật chất của toàn xã hội của tỉnh Bình Phước

Xã hội hóa hoạt động bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn là một giải pháp mang tính khách quan, nó đã chứng minh tính hiệu quả của mình ở những nước phát triển, giải pháp này rất cần thiết cho các nước, vùng, khu vực, địa phương muốn phát triển bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn trong khi nguồn lực còn có nhiều hạn chế. Ở đó, nhà nước thực sự không nên và không đủ nguồn lực để cáng đáng mọi nhiệm vụ khoa học và công nghệ môi trường do thực tiễn đặt ra. Thực chất của khái niệm xã hội hóa hoạt động bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn là việc xác định vai trò, phân công nhiệm vụ một cách hợp lý giữa nhà nước và cộng đồng trong quá trình phát triển khoa học và công nghệ.

100

Để thực hiện đề án này, đề nghị các hướng xã hội hoá công tác bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn sau đây:

Xã hội hoá việc xây dựng hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ môi trường. Khuôn khổ pháp lý để xã hội hoá việc xây dựng hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam đã được hình thành theo Luật Khoa học và Công nghệ. Hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập sẽ có vai trò và nhiệm vụ ngày càng to lớn trong sự nghiệp phát triển bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn của tỉnh Bình Phước.

Khái niệm xã hội hoá việc xây dựng hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ môi trường còn bao hàm cả việc liên kết các doanh nghiệp có tiềm lực khoa học và công nghệ đang hoạt động trên cùng địa bàn tỉnh, tạo ra sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn.

Xã hội hoá việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ môi trường. Người Việt Nam nói chung và người dân Bình Phước nói riêng có truyền thống hiếu học. Đó là một lợi thế để phát triển khoa học- công nghệ môi trường ở Bình Phước. Để duy trì và đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần sớm xây dựng quy hoạch đào tạo và sử dụng nhân tài trên địa bàn tỉnh với tầm nhìn dài hạn, với tinh thần táo bạo, với các bước đi cụ thể. Trong điều kiện kinh tế thị trường cần xem trọng cả lợi ích tinh thần và vật chất trong chính sách sử dụng nguồn nhân lực, trong đó, có nhân lực bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn. Chính sách trọng dụng nhân tài là cần thiết, vì sự cạnh tranh tìm kiếm nhân tài trong thị trường nhân lực khoa học và công nghệ môi trường là rất khốc liệt.

Xã hội hoá việc cung cấp nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn. Vốn để thực thi đề án bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn sẽ bao gồm hai loại: Vốn đầu tư của toàn xã hội cho bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn và vốn đầu tư từ ngân sách cho bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn. Điều này đã được tính toán trong phương án chuẩn bị vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ môi trường tỉnh Bình Phước. Vốn ngân sách của tỉnh đầu tư cho bảo vệ, cải thiện môi trường nông thôn vẫn cần phải tăng liên tục, tuy nhiên, nó chiếm tỉ trọng ngày càng nhỏ so với vốn đầu tư của toàn xã hội cho khoa học và công nghệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước với mục tiêu cuối cùng là làm cho đời sống nhân dân được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…. Hiện tại, xã Tiến Hưng thuộc thị xã Đồng Xoàiđã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, chất lượng môi trường mới chỉ đạt so với các tiêu chí của Bộ tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới. Qua điều tra, khảo sát chất lượng môi trường có nơi, có lúc vẫn chưa đảm bảo so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của ngành tài nguyên và môi trường đặt ra.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực nghiên cứu, luận văn đã đề xuất được các giải pháp trước mắt và lâu dài, cũng nhưđề xuất xây dựng mô hình bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội, địa hình,… của vùng nghiên cứu, phù hợp nguồn lực của địa phương, cũng như nguồn trung ương và nguồn xã hội hoá.

Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở triển khai thực tiễn tại xã Tiến Hưng, trong quá trình triển khai thực hiện sẽ đúc rút kinh nghiệm làm cơ sở để nhân rộng mô hình tại các địa phương khác trong tỉnh.

2. Kiến nghị

Để triển khai thực hiện các mô hình đã đề xuất theo nội dung Luận văn, kiến nghị UBND xã Tiến Hưng thực hiện một số nội dung:

Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trong xã nắm bắt tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới; phổ biến, nâng cao nhận thức công đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường, hướng dẫn nhân dân trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng liều lượng nhằm hạn chế tác động đến môi trường đất.

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ, thực hiện theo đúng lộ trình đã cam kết (cuối năm 2017) đối với 10% cơ sở kinh doanh chưa đảm bảo theo tiêu chí môi trường (06 cơ sở chăn nuôi heo).

Phổ biến nội dung các mô hình đã đề xuất tại ấp 4 đã có sự chấp thuận của cộng đồng dân cư, nhằm huy động các nguồn vốn từ trung ương, địa phương và đóng góp của người dân nhằm thực hiện có hiệu quả các mô hìnhnhằm cải thiện và bảo vệ chất lượng cuộc sống và môi trường cho người dân

102

Lập kế hoạch cho việc xã hội hoá các công trình bảo vệ môi trường nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, các doanh nghiệp để xã có thể duy trì và giữ vững tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới nói chung và môi trường nói riêng.

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới. “Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 đến 2015”, 2015. [2] Đinh Quang Hải. “Phong trào làng mới ở Hàn Quốc” Internet: http://www.inas.gov.vn/719-phong-trao-lang-moi-o-han-quoc.html, ngày 01/10/2-14.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 108 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)