Mô hình thu gom, xử lý rác hộ gia đình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNGXÃ TIẾN HƯNG

4.1 Đề xuất mô hình bảo vệ môi trường gắn với những vấn đề trọng tâm

4.1.1.1 Mô hình thu gom, xử lý rác hộ gia đình

Từ thực trạng phát sinh, thu gom và xử lý rác trên địa bàn xã nghiên cứu như đã đề cập ở trên, Đề tài đề xuất mô hình thu gom và xử lý rác thải tại các hộ gia đình đối với các khu vực thôn, ấp chưa có hệ thống thu gom của Xí nghiệp công trình công cộng Thị xã Đồng Xoài như sau:

Rác được phân làm 02 loại: rác vô cơ có thể tái và rác hữu cơ làm phân bón lưu giữ trong thùng chứa có dung tích 45 lít.

Theo kết quả phân tích thành phần rác từ các bãi rác ở các huyện, thị xã phục vụ lập quy hoạch hệ thống bãi chôn lấp, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020 cho thấy:

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm chất hữu cơ dễ phân hủy 80,11%; Cao su, nhựa Nylon 7,15%; Giấy vụn Cactông 4,99%; Kim loai, Vỏ đồ hộp 2,87%; Thủy tinh, gốm sứ 2,95%; Đất, cát và các chất khác 1,93%. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần khá đa dạng, song chất hữu cơ dễ phân huỷ chiếm tỷ lệ cao nhất (trung bình 80,11%), đây là một lợi thế rất lớn trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho bằng các biện pháp sinh học [18].

Hình 4.1: Thùng chứa rác vô cơ tái chế Hình 4.2: Thùng chứa và ủ rác hữu cơ luân phiên luân phiên

79

Quy trình xử lý bằng phương pháp ủ: hằng ngày, người dân cho các loại rác thải sinh hoạt hữu cơ đã được thu gom và phân loại như: lá cây, cỏ khô, cơm thừa, canh cặn và rau quả hư hỏng…hố rác đào sẵn có lớp lót đáy và nắp đậy (bạt HPDE và vật liệu tấm lợp polycarbon). Hố rác này sau khi đầy sẽ được đắp ủ làm phân và di chuyển nắp sang hố đào mới.

Hình 4.3: Hố ủ rác làm phân compost

Cứ như vậy trong khoảng 60 ngày rác thải sẽ được các loại vi sinh vật phân hủy thành phân hữu cơ compost có lợi khi bón cho cây trồng.Các hộ dân có thể sử dụng chế phẩm vi sinh gốc EM để tưới lên rác thì thời gian ủ rút ngắn chỉ còn 30 ngày. Việc tưới chế phẩm vi sinh EM có tác dụng làm rút ngắn thời gian xử lý, tiết kiệm năng lượng và không có mùi hôi bốc lên từ hố ủ [18].

80 Sơ đồ quy trình ủ phân compost như sau:

Hình 4.4: Quy trình ủ phân compost Những hiệu quả của mô hình Những hiệu quả của mô hình

Về hiệu quả kinh tế xã hội: việc thực hiện mô hình có thể mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, tiết kiệm được chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, tạo ra nguồn thu từ việc bán các phế thải vô cơ có thể tái chế, tái sử dụng được; có thể phân loại rác và tận thu làm phân bón cho cây trồng, tiết kiệm chi phí bón phân cho cây trồng.

Về môi trường, mỹ quan: Điều kiện vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh được cải thiện rõ rệt, giảm và cải thiện đáng kể tình trạng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Cần được tuyên truyền cho người dân biết và thực hiện góp phần bảo vệ môi trường.

Lá cây, cỏ khô

Cơm thừa, cá cặn Rác thải hữu cơ

Rau quả hư hỏng

Hố ủ đào sẵn

Phân Compost

Phân bón cây trồng Thời gian ủ khoảng 60

ngày (không có ché phẩm EM) và 30 ngày

(có chế phẩm EM)

Bổ sung thêm nước để giữ ẩm nếu thấy rác trong

81 Điểm trung chuyển Nhà 1 Nhà 2 Nhà 3 Nhà 4 Nhà n Nhà 1’ …..

Tuyến thu gom kế tiếp

Xe máy cày Địa điểm

máy cày

Những hạn chế của mô hình có thể xảy ra:

Thói quen của các hộ dân chưa nhận thức được tầm quan trọng và chưa quen với việc phân loại rác, để lẫn lộn rác hữu cơ và vô cơ.

Lượng rác hữu cơ còn ít do mô hình chỉ áp dụng ủ xử lý lá cây, cỏ khô, cơm, canh cá thừa cặn, rau quả hư do đó các hộ dân có thể liên kết xử lý theo cụm hộ dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)