Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Số liệu thứ cấp
Tiến hành tìm, đọc, sử dụng và trích dẫn từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ trọng tâm… của ngân hàng trong giai đoạn 2015 - 2017. Số liệu thống kê của các diễn đàn, thông tin báo chí trên các website điện tử.
3.2.1.2. Số liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm điều tra với một số lượng lớn người được điều tra với thời gian nhanh, ngắn gọn, số lượng thông tin thu thập được rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều. Qua đó, tìm ra các điểm tồn tại tạo cơ sở để tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề quản lý huy động vốn chưa hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện vào tháng 9/2017.
Bước 1: Lập phiếu điều tra
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thứ cấp, tác giả sẽ thiết kế bảng hỏi điều tra dành cho khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân của Chi nhánh. Bước này tác giả thiết lập các câu hỏi liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cụ thể ở đây là những câu hỏi liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý huy động vốn tại Chi nhánh.
Bảng câu hỏi điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu (Phụ lục).
Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Điều tra về mạng lưới phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ, khả năng thanh toán của khách hàng, các thủ tục liên quan đến việc gửi tiền, các hình thức huy động vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, mức lãi suất huy động…
Căn cứ vào lượng khách hàng hiện đang giao dịch với Chi nhánh, tác giả xác định cỡ mẫu điều tra là 120 đối tượng. Lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả của phiếu phát đi và thu về thể hiện như bảng 3.4:
Bảng 3.4. Kết quả phát phiếu khảo sát
Đơn vị tính: phiếu
Đối tượng điều tra Số phiếu phát ra Số phiếu loại Số phiếu hợp lệ
1. Cá nhân 110 06 104
2. Doanh nghiệp 10 02 08
Tổng 120 08 112
Nguồn: Lựa chọn của học viên Được thu thập từ điều tra thực tế tại BIDV Từ Sơn. Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra được thực hiện với 120 mẫu gồm khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân… Đồng thời, thông tin sơ cấp cũng được thu thập từ những cuộc phỏng vấn sâu cán bộ đang làm việc tại Chi nhánh.
Tác giả phát phiếu điều tra tại quầy khi có giao dịch với khách hàng. Phát phiếu điều tra trực tiếp, có hướng dẫn cụ thể cách điền vào phiếu điều tra và thu phiếu.
Bước 3: Tổng hợp và xử lý dữ liệu
Sau khi đã thu nhận tất cả các phiếu điều tra, tác giả tiến hành xem xét và loại bỏ 08 phiếu không đạt yêu cầu, giữ lại các phiếu được điền đầy đủ. Sau đó, tác giả tiến hành tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã được thể hiện trong phiếu điều tra. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được, tác giả có thể đưa ra những kết luận về các vấn đề chính còn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
-Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu thu về được bằng phần mềm Excel - Sắp xếp các dữ liệu theo một trình tự nhất định
- Phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu - Trình bày các thông tin trên các bảng, đồ thị, sơ đồ.
3.2.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: thống kê mô tả là nói đến việc mô tả dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phương pháp mô tả dữ liệu dựa trên dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc so sánh; biểu hiện dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt (mô tả kỳ hạn huy động vốn, loại hình huy động dài hạn hay ngắn hạn, đối tượng huy động là cá nhân hay tổ chức kinh tế...).
- Phương pháp so sánh: so sánh các chỉ tiêu huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ, huy động vốn ở các kỳ hạn khác nhau bao gồm: KKH, ngắn hạn và trung dài hạn, thu nhập và chi phí ở các thời điểm, thời kỳ khác nhau để thấy sự thay đổi và mức độ đạt được của các hiện tượng, chỉ tiêu cần phân tích. So sánh mức lãi suất huy động của BIDV Từ Sơn với các ngân hàng khác trên địa bàn.
-Thang đo Likert: Thang đo Likert, được Reniss Likert phát triển, đây là loại thang đo được sử dụng nhiều trong nhiều cứu. Thang đo này bao gồm một phát biểu thể hiện một thái độ ưa thích hay không ưa thích, tốt hay xấu, đồng ý hay không đồng ý, tốt hay không tốt,... về một số nhận xét, về các hoạt động của khách hàng đối với ngân hàng BIDV về các sản phẩm huy động vốn, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng.
3.2.4. Phương pháp đánh giá bằng bảng điểm
- Liệt kê các nội dung chủ yếu liên quan đến quá trình sử dụng các sản phẩm dịch vụ như: Cơ sở vật chất, con người, quy trình thời gian giao dịch, tiện ích dịch vụ, uy tín Ngân hàng, tiềm năng khách hàng.
- Mỗi một nội dung sẽ được các khách hàng đánh giá bằng cách cho điểm từ 1 điểm (tương ứng với không hài lòng) đến 5 điểm (tương ứng với rất hài lòng). Sau đó tổng hợp lại và có kết quả chung về tình hình khách hàng sử dụng sản phẩm dich vụ tại BIDV Từ Sơn.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
-Tỷ lệ tăng trưởng của nguồn vốn:
(Doanh số năm nay - Doanh số năm trước) Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn (%) = –––––––––––––––––––––––––––––––– x100
-Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn huy động: Tỷ lệ huy động từ
các nguồn =
Lượng vốn huy động từ nguồn cụ thể
x 100 Tổng vốn huy động - Hệ số sử dụng vốn: Tổng dư nợ Hệ số sử dụng vốn = ––––––––––––––––––––– (lần) Tổng nguồn vốn huy động
- Tỷ suất chi phí lãi bình quân
Chi phí trả lãi
Tỷ suất chi phí lãi bình quân = ––––––––––––––––––––– x 100 (%) Tổng nguồn vốn huy động
- Lợi nhuận từ “mua/bán” vốn
Lợi nhuận từ “mua/bán” vốn = Thu nhập từ FTP bán vốn – Chi phí từ FTP mua vốn - Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tự chủ của ngân hàng, tỷ lệ này càng bé càng tốt, càng chứng tỏ ngân hàng đang phải trang trải quá nhiều chi phí để huy động vốn. Chỉ tiêu này cần xem xét với chỉ tiêu: Tổng dư nợ cho vay/ Tổng nguồn vốn.