Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn của BIDV Từ Sơn
TỪ SƠN
4.2.1. Yếu tố chủ quan
- Năng lực tài chính của Chi nhánh
Mỗi chi nhánh phải tự hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tế gắn với các điều kiện bên trong và bên ngoài ngân hàng. Chiến lược kinh doanh có tính quyết định tới hiệu quả hoạt động, từ đó nâng cao hay làm suy giảm năng lực tài chính của chi nhánh.
Trong từng thời kỳ, dựa trên chỉ tiêu được giao về HĐV, sử dụng vốn, lợi nhuận và các nghiệp vụ khác, Chi nhánh phải lập kế hoạch và lên cân đối giữa HĐV và sử dụng vốn. Đặc biệt, trong chiến lược kinh doanh của mình, chi nhánh cần phải chú trọng vào chi phí vốn mà ngân hàng phải chịu trong khâu huy động, tìm kiếm nguồn vốn giá rẻ, tăng thu, giảm chi, lựa chọn thời hạn HĐV cân đối với sử dụng. Có như vậy, chi nhánh luôn chủ động trong việc kinh doanh cũng như
tính toán được thu, chi, lợi nhuận từ các mảng nghiệp vụ, gia tăng lợi nhuận ròng từ HĐV, sử dụng vốn, nâng cao năng lực, chủ động tài chính của Chi nhánh.
Hiện nay, BIDV thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung. Việc cân đối nguồn thuộc pham vi quản lý và điều hành của HSC. Mọi nhu cầu vốn của Chi nhánh đều được HSC cung cấp, ngược lại, toàn bộ vốn huy động từ Chi nhánh đều chuyển về HSC. Việc chuyển vốn đi và nhận vốn về thông qua giá mua/bán vốn. Do đó, việc quản lý HĐV tại Chi nhánh không phải để giải quyết bài toán về cân đối nguồn, kỳ hạn mà là nâng cao hiệu quả hoạt động Huy động vốn, đảm bảo lựa chọn các kỳ hạn có mức giá bán vốn cho HSC là cao nhất, mang lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh.
- Năng lực quản lý tại Chi nhánh
Chi nhánh cần chú trọng trong công tác quản lý, quản trị điều hành, đó là: + Tổ chức, bố trí, sắp xếp các bộ phận của Cnhánh ngoài theo mô hình chung của HSC thì cần ứng dụng theo thực tế của chi nhánh như con người, trình độ, sở trường, kỹ năng… nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động thực hiện mục tiêu về kinh doanh, HĐV, sử dụng vốn của Chi nhánh.
+ Lập và triển khai thực hiện KHKD, xây dựng chương trình hành động trong đó thể hiện các công việc phải tiến hành, những biện pháp phải thực hiện và triển khai thực hiện mục tiêu, nhằm tạo ra cho Ban lãnh đạo liên kết được tất cả các phòng ban, nghiệp vụ của chi nhánh nhằm đưa chi nhánh đạt đến mục tiêu; giảm sự tác động của các yếu tố thay đổi, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực và cũng như thiết lập được cơ chế kiểm tra, giám sát.
+ Năng lực quản lý tại chi nhánh bao gồm một hệ thống các phương pháp nhằm quản trị hiệu quả nhất về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo lợi ích và sự phát triển toàn diện cho người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Năng lực quản lý tại Chi nhánh còn được phản ánh qua năng lực quản trị rủi ro về HĐV, sử dụng vốn; Chi nhánh cần nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát. Dù Ngân hàng có chủ động tính toán, cân đối thu chi, xác định lợi nhuận chắc chắn đến mấy nhưng lơ là khâu quản trị rủi ro trong hoạt động thì vẫn rất nguy hiểm đặc biệt trong HĐV và tín dụng sử dụng vốn.
+ Giám sát và đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, KHKD. Từ đó có những dự tính, quyết sách điều chỉnh hợp lý để đạt hiệu quả tối ưu.
- Trình độ và đạo đức của cán bộ Ngân hàng
Không chỉ riêng ngân hàng mà trong bất cứ hoạt động nào, ngành nghề nào, yếu tố con người cũng phải được đặt lên hàng đầu. Các cán bộ nhân viên ngân hàng có năng lực phán đoán, xử lý chính xác các tình huống sẽ làm cho các hoạt động HĐV được thực hiện một cách hiệu quả. Trình độ của cán bộ ngân hàng cao sẽ thao tác nghiệp vụ nhanh chóng và chính xác. Thái độ phong cách giao dịch của nhân viên ngân hàng với khách hàng cũng rất quan trọng, nó có thể lôi kéo khách hàng làm tăng nguồn vốn huy động và ngược lại, cũng có thể làm khách hàng rời bỏ ngân hàng, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động của ngân hàng. Do đó, để quản lý tốt huy động vốn thì một điều cực kỳ quan trọng là các nhân viên ngân hàng phải có đủ những tiêu chí của một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp: Hiểu biết khách hàng, hiểu biết nghiệp vụ, hiểu biết quy trình, hoàn thiện phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình, tận tâm làm cho khách hàng luôn hài lòng.
- Mô hình tổ chức
Tại BIDV Từ Sơn hiện nay, việc quản lý công tác HĐV được tổ chức tương đối bàn bản và hiệu quả. Được sự ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh, Phòng QLNB (bộ phận KHTH) thực hiện quản lý chung các vấn đề liên quan đến tiền gửi tại Chi nhánh như: Lãi suất, quy mô Huy động vốn, cơ cấu nguồn, sản phẩm huy động vốn, hiệu quả hoạt động huy động vốn. Theo đó, bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên các tài khoản HĐV phát sinh, các thông tin HĐV trên cơ sở dữ liệu gốc của Chi nhánh để phát hiện sớm mọi dấu hiệu bất thường, đảm bảo công tác HĐV tại Chi nhánh, tuân thủ đúng chỉ đạo của HSC và quy định của NHNN. Tại các phòng nghiệp vụ, mọi trường hợp bất thường liên quan đến tiền gửi của khách hàng đều được phòng chủ động phối hợp với các phòng đầu mối và P. QLNB nhằm thống nhất phương án xử lý hiệu quả và an toàn nhất. Do đó, công tác quản lý HĐV và sử dụng vốn của chi nhánh được thực hiện nhất quán, thống nhất, có phân công nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng nên việc quản trị điều hành HĐV tại Chi nhánh rất thuận lợi.
4.2.2. Yếu tố khách quan
- Sự chi phối của môi trường kinh doanh
Trên địa bàn thị xã Từ Sơn, do tập trung nhiều làng nghề Truyền thống, nên công tác huy động phụ thuộc rất nhiều vào tính thời vụ của các làng nghề.
Đặc thù này rất khó khắc phục, do đó, Chi nhánh phải có cơ chế điều hành Huy động vốn ứng với biến động thị trường theo hướng tăng cường công tác Huy động vào mùa nhàn rỗi. Mặt khác, hiện nay có gần 20 đại diện các Ngân hàng có mặt và cùng hoạt động trên địa bàn thị xã, trong đó, có nhiều PGD thực hiện chức năng chủ yếu là HĐV và cung cấp dịch vụ, do đó, tình hình cạnh tranh là hết sức khốc liệt.
- Tác động của chính sách và các quy định đối với các hoạt động Ngân hàng
Việc áp dụng trần lãi suất đối với kỳ hạn dưới 6 tháng đã ít nhiều tạo sự cạnh tranh công bằng ở các kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên, quy định này không có tác dụng đối với các kỳ hạn dài – là các kỳ hạn mà các Ngân hàng đều hướng đến để ổn định cũng như chủ động nguồn vốn. Do đó, nhiều ngân hàng đẩy mức lãi suất lên rất cao hoặc áp dụng tràn lan các chương trình khuyến mại, tặng quà khách hàng gây nên tình trạng cạnh tranh về giá, chính sách chăm sóc khá gay gắt trên địa bàn.
- Sự phát triển nhu cầu dịch vụ tài chính