9. Kết cấu của Luận văn
3.1. Mục tiêu và phƣơng tiện của chính sách định hƣớng công nghệ
3.1.2. Phương tiện của chính sách định hướng công nghệ thông tin vào
việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế
Chính sách không thể đi vào cuộc sống bằng những lời kêu gọi suông về mục tiêu, mà phải sử dụng những phương tiện để tác động vào xã hội.
Tuy nhiên, “tác động vào xã hội” cũng không phải là tác động vào một vùng trống không trong xã hội, mà phải nói chính xác hơn, là tác động vào những con người cụ thể trong xã hội, hơn nữa là những con người thuộc một nhóm nào đó trong xã hội.
Kết quả tác động của phương tiện luôn có thể diễn ra theo hai hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ của con người trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách.
Vấn đề là, sử dụng phương tiện cụ thể nào để tác động vào những con người cụ thể nào, thuộc các nhóm xã hội nào, nhằm thúc đẩy hoặc kìm hãm việc thực hiện mục tiêu nào mà chính sách đặt ra?
Trong mọi chính sách đều tồn tại hai loại phương tiện: phương tiện vật chất và phương tiện tinh thần. Dù phương tiện nào, cuối cùng phương tiện cũng phải tác động vào động cơ của những con người thuộc đối tượng chính sách.
Phương tiện không nằm ở nơi xa lạ nào, mà chính nằm trong việc thoả mãn nhu cầu cho những người thuộc đối tượng chính sách để thúc đẩy hình thành ở họ những động cơ xuất phát từ 7 tầng nhu cầu vừa nghiên cứu ở phần trên. Tuy nhiên, để thuận tiện trong thao tác, người ta chia ra hai loại: phương tiện tinh thần và phương tiện vật chất.
Phương tiện tinh thần là phương tiện tạo động lực tinh thần cho đối tượng chính sách.
Phương tiện vật chất tác động vào lợi ích vật chất của đối tượng chính sách. Phương tiện vật chất có thể dưới dạng tiền lương, tiền thưởng hoặc lợi nhuận trong kinh doanh của đối tượng chính sách.
Đương nhiên, nói là phương tiện vật chất không có nghĩa hoàn toàn tách biệt với yếu tố tinh thần, càng không có nghĩa là có thể phân chia tách biệt một cách máy móc phương tiện tinh thần và phương tiện vật chất chứa đựng những yếu tố nào trong nhu cầu.
Một phương tiện phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu. Phương tiện hỗ trợ mục tiêu. Đây là tình huống mong đợi của chủ thể chính sách, là tình huống, trong đó chính sách đưa lại tác động dương tính.
Chẳng hạn, sau khi nhận được đơn thư tố cáo một vụ tham nhũng có tổ chức, cơ quan thanh tra quyết định làm rõ vụ việc (mục tiêu). Cơ quan thanh tra cử một số nhân viên tiến hành công việc điều tra (phương tiện). Nhóm nhân viên điều tra được thực hiện nghiêm túc công việc của mình, hoàn thành
công việc điều tra, lập hồ sơ để đưa ra toà án xét xử. Kết quả là vụ việc tiêu cực này được xử lý phù hợp với pháp luật và với đạo đức. Đây là trường hơp phương tiện đã hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu.
Phương tiện cản trở mục tiêu. Trong thực tế quản lý thuộc bất kể lĩnh vực nào, người ta cũng có thể gặp hiện tượng này.
Phương tiện phản lại mục tiêu. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý cũng tồn tại nhiều tình huống tương tự.
Từ những phân tích trên, phương tiện của chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống bảo hiểm y tế, bao gồm:
- Ban hành chuẩn dữ liệu đầu ra của phần mềm quản lý khám chữa bệnh; ban hành bộ mã dùng chung gồm 8 danh mục: Danh mục dịch vụ kỹ thuật với 4.889 dịch vụ; thuốc tân dược với hơn 20.000 mục.
- Triển khai thử nghiệm kết nối dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh tại 4 tuyến với Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Trích xuất dữ liệu điện tử đầu ra phục vụ yêu cầu thanh toán bảo hiểm y tế sẵn sàng chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, khảo sát công nghệ thông tin.
Nguồn kinh phí thực hiện việc nâng cao năng lực công nghệ thông tin trong bảo hiểm y tế.
- Huy động các nguồn tài chính khác nhau cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, như vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ nước ngoài, vốn vay cho dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo mức độ ưu tiên.
- Thu hút tài trợ nước ngoài, huy động tối đa nguồn lực và đầu tư của doanh nghiệp, xã hội cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin.
- Huy động các nguồn lực tài chính và kỹ thuật thông qua mô hình hợp tác đối tác công tư
- Hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương cho việc xây dựng và triển khai các dự án / nhiệm vụ đặc thù.
Nguồn vốn thực hiện phát triển CNTT sẽ được huy động từ:
- Vốn ngân sách nhà nước có mục chi riêng cho CNTT
- Vốn tự có của các đơn vị sự nghiệp (Viện phí, học phí và các phí khác) - Vốn của các doanh nghiệp nhà nước hoặc vốn vay
- Vốn viện trợ quốc tế hoặc vốn vay
- Vốn liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước - Các nguồn vốn khác
Phát triển hệ thống nghiên cứu và triển khai
- Coi trọng thiết kế hệ thống; đảm bảo thiết kế các hệ thống thông tin được thực hiện kỹ lưỡng, theo đúng quy trình, phù hợp với thực tiễn, áp dụng được các công nghệ mới và khả thi, đặc biệt đối với các hệ thống có quy mô triển khai toàn quốc.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu danh mục/từ điển dùng chung cốt yếu gắn liền với mã định danh, làm nền tảng cho việc trao đổi thông tin, khả năng tích hợp giữa các hệ thống.
- Xây dựng các chuẩn, tiêu chuẩn công nghệ thông tin y tế, chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ, chuyên môn.
- Đảm bảo thành công của các dự án, giảm thiểu việc đầu tư trùng lặp và nâng cao hiệu quả đầu tư, các bài toán có quy mô lớn, các ứng dụng có thể sử dụng ở nhiều đơn vị trong ngành sẽ được thực hiện theo mô hình thí điểm - nhân rộng sau khi đã phê duyệt.
- Kết hợp chặt chẽ việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin với công tác cải cánh hành chính, trong đó các ứng dụng phục vụ cải cách hành chính được ưu tiên đầu tư, triển khai, nhất là công tác cải cách tại Bộ Y tế để xây dựng nền tảng của nền hành chính y tế điện tử, đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp quan trọng của cải cách hành chính.
- Tham khảo, học tập mô hình tiên tiến, thành công ở các nước trên thế giới, điều chỉnh, áp dụng phù hợp với ngành Y tế Việt Nam.
- Các cơ quan chuyên về CNTT của Ngành y tế cần liên kết với các cơ quan chuyên sâu về CNTT của cả nước để tranh thủ khả năng chất xám xây dựng các phần mềm chuyên dụng cho ngành Y tế, nhất là những lĩnh vực cần ưu tiên như xây dựng các cơ sở dữ liệu cho khám chữa bệnh, quản lý cán bộ, tài chính, xây dựng cơ sở dữ liệu cấp Bộ để nhanh chóng kiện toàn hệ thống cơ sở dữ liệu hiện được coi là còn yếu nhất trong ngành.
- Tăng cường hợp tác, nghiên cứu ứng dụng các mô hình mới như đăng ký hành nghề y dược tư nhân qua mạng, áp dụng một số dịch vụ tư vấn sức khỏe qua mạng.