9. Kết cấu của Luận văn
3.3. Tác động của chính sách định hƣớng công nghệ thông tin vào việc
3.3.4. Khó khăn trong triển khai Luật Bảo hiểm y tế
Một là, nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động chưa thật tự giác và chủ động, tính tuân thủ pháp luật chưa cao sẽ là một trong các thách thức lớn trước những quy định mới về tăng độ bao phủ và tính tuân thủ tham gia BHYT, BHYT khi thực thi các quy định này.
Trong 125 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội, phần lớn các quy định này tác động trực tiếp đến các đối tượng tham gia BHYT, trong đó có hai vấn đề sẽ có tác động lớn, đó là quy định về: 1- Bổ sung đối tượng người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc được thực thi từ ngày 1-1-2008; 2- Tiền lương tháng đóng BHYT theo chế độ tiền lương của người sử dụng lao động quyết định được đóng theo quy định của khoản 1 Điều 90 của Bộ luật Lao động và cũng được thực thi từ ngày 1-1-2018.
Các quy định nêu trên có ý nghĩa tích cực và nhân văn nhằm đáp ứng tốt quyền tham gia BHYT của mọi người lao động trong khu vực hưởng lương, bảo đảm tốt mức lương hưu khi người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu và góp phần cải thiện đáng kể tuổi thọ của Quỹ Hưu trí trong dài hạn. Tuy nhiên một khi nhận thức của các đối tượng có tác động trực tiếp bởi các quy định này chưa đầy đủ thì sẽ luôn xảy ra hiện tượng thiếu trung thực trong kê khai, gian lận về số lượng đối tượng tham gia BHYT theo luật định và đóng
không đúng, không đủ mức đóng theo quy định. Đây là tồn tại đã kéo dài trong nhiều năm đặc biệt phổ biến ở khu vực ngoài nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà từ lâu các cơ quan quản lý, cơ quan tổ chức thực hiện thiếu các công cụ quản lý, kiểm soát có hiệu quả. Nếu như không có nhận thức đầy đủ, tự giác từ phía các chủ thể chịu tác động và cùng hiện thực hóa một số giải pháp liên quan tới cơ chế quản lý, cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, đổi mới về thủ tục hồ sơ, tuyên truyền, vận động để toàn dân hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ... thì sẽ là rào cản khi thực hiện các quy định này.
Trong khi tỷ lệ bao phủ BHYT bình quân cả nước năm 2014 khoảng 71%, thì vẫn còn khoảng 29% dân số chưa tham gia BHYT, mà chủ yếu là đối tượng sống ở khu vực nông thôn, làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình, người buôn bán nhỏ, lao động tự do tại các khu đô thị; còn một số địa phương có tỷ lệ tham gia BHYT thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Mặt khác, bên cạnh nhiều tỉnh có quỹ bảo hiểm y tế kết dư hàng trăm tỷ đồng thì một số địa phương liên tục bội chi quỹ bảo hiểm y tế nhiều năm mà chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu.
Hai là, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế chỉ giới hạn ở một số điều, khoản được giao trong Luật, trong khi đó không ít điều nếu không được làm rõ thì sẽ tạo ra những khó khăn trong việc tổ chức triển khai thực hiện.
Thống kê cho thấy Luật Bảo hiểm xã hội có 26 Điều, khoản ghi trong Luật được Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết. Theo đó, tại Quyết định số 112/QĐ-TTg, ngày 22-1-2015, của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản thì sẽ có 07 nghị định của Chính phủ và 01 quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn các điều, khoản của Luật Bảo hiểm xã hội nêu trên. Vấn đề đặt ra, các nghị định và quyết định được soạn thảo kèm theo các thông tư hướng dẫn giới hạn bởi các điều được giao trong Luật liệu đã có thể
giúp những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật hiểu đầy đủ và dễ dàng trong thực hiện?
Ba là, yêu cầu về tính công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan tới việc quản lý đối tượng, giải quyết các chế độ thụ hưởng đối với người tham gia; đơn giản về thủ tục hồ sơ và rút ngắn thời gian giải quyết tạo thuận lợi cao nhất với người tham gia trong khi bộ máy tổ chức thực hiện còn không ít hạn chế, bất cập về năng lực cán bộ, sự gắn kết của hệ thống bộ máy BHYT từ Trung ương tới địa phương và về kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện các yêu cầu này. Đây là một thách thức lớn trong triển khai Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế.
Bốn là, nguồn lực về tài chính và con người trong thực hiện một số chính sách, chế độ BHYT chưa được định lượng cụ thể để xác định rõ thời gian, mức được hỗ trợ cho người lao động tham gia loại hình BHYT tự nguyện cũng là một thách thức cần được tính tới trong việc triển khai Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính chưa được định rõ nên khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định: Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vấn đề đặt ra thời điểm nào sẽ thực thi chính sách này để người lao động có thể tin rằng chính sách này là khả thi khi thực hiện.
3.4. Giải pháp về phát triển công nghệ thông tin trong bảo hiểm y tế
3.4.1. Định hướng chính sách phát triển công nghệ thông tin vào việc tin học hoá hệ thống ngành y tế
CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, rút ngắn khoảng cách để từng bước theo kịp trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới; ứng dụng