Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng tại chi nhánh phát triển quỹ đất sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 35 - 40)

1.3. Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng

1.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.3.5.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đấu thầu

- Tiết kiệm thông qua đấu thầu của từng gói thầu trong một dự án (Δn) Δn = GT(GT)n - GT(TT)n

Trong đó:

GT(TT)n: Giá trị trúng thầu thứ n Δn càng lớn càng tiết kiệm.

+ Tỷ lệ tiết kiệm đấu thầu của toàn bộ dự án (KĐT) 𝐾Đ𝑇 = 𝑖𝑛=1Δn 𝐺𝑇𝐺𝑇𝑛 𝑖 𝑛=1 𝑥100 (%) Trong đó:

Δn: Giá trị tiết kiệm do đấu thầu của gói thầu thứ n GT(GT)n: Giá trị gói thầu thứ n

KĐT: Tỷ lệ hiệu quả đấu thầu của dự án có n gói thầu (%) KĐT càng tiệm cận gần 1 hiệu quả đấu thầu càng tốt.

1.3.5.2. Chỉ tiêu đánh giá quá trình quản lý vốn đầu tư:

- Tỷ lệ vốn thực hiện (giải ngân) của dự án trong năm (GTH) 𝐺𝑇𝐻 = 𝑉𝑇𝐻

𝑉𝐾𝐻 𝑥 100(%)

Trong đó:

GTH: Tỷ lệ vốn thực hiện của dự án so với kế hoạch trong năm VTH: Vốn thực hiện (giải ngân) của dự án trong năm

VKH: Vốn đầu tư do chủ đầu tư cấp (hoặc Nhà nước giao) theo kế hoạch năm Tỷ lệ vốn thực hiện (giải ngân) trong năm của dự án (bao gồm cả vốn thanh toán cho khối lượng công việc hoàn thành và vốn tạm ứng cho công việc chưa có khối lượng) cho biết mức độ hoàn thành kế hoạch dự kiến trong từng năm của dự án là bao nhiêu? Hệ số càng tiệm cận đến 1 thì mức độ hoàn thành kế hoạch của dự án trong năm càng cao.

- Tỷ lệ vốn thanh toán của dự án trong năm (GTT) 𝐺𝑇𝑇 = 𝑉𝑇𝑇

𝑉𝑇𝐻 𝑥 100(%)

Trong đó:

VTT: Vốn thanh toán của dự án trong năm

VTH: Vốn thực hiện (giải ngân) của dự án trong năm

Tỷ lệ vốn thanh toán trong năm của dự án (không bao gồm vốn tạm ứng cho công việc chưa có khối lượng) cho biết mức độ khối lượng hoàn thành trên thực tế công trường so với số vốn đã giải ngân trong năm của dự án là bao nhiêu? Hệ số càng tiệm cận đến 1 thì khối lượng hoàn thành thực tế trên công trường càng lớn và vốn tạm ứng càng nhỏ. Khi vốn tạm ứng càng nhỏ thì độ an toàn của vốn đầu tư càng cao.

1.3.5.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

- Chỉ tiêu suất vốn đầu tư (S): Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là suất vốn đầu tư) là mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mới tính theo một đơn vị diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình.

Công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình là khả năng sản xuất hoặc khai thác sử dụng công trình theo thiết kế được xác định bằng đơn vị đo thích hợp[4]. Từ khái niệm trên, có thể đưa ra công thức tính suất vốn đầu tư như sau:

𝑆 =𝐶𝑃

𝑁 Trong đó:

S: Suất vốn đầu tư xây dựng công trình;

N: Công suất hay năng lực phục vụ của công trình theo thiết kế CP: Chi phí cần thiết để ĐTXD công trình

CP = CXD + CTB + CQLDA+ CTV+ CK

(CXD: Chi phí xây dựng; CTB: Chi phí thiết bị; CQLDA: Chi phí quản lý dự án; CTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; CK: Chi phí khác)

Suất vốn đầu tư là một trong những cơ sở phục vụ cho việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư dự án, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị dự án và có thể được sử dụng trong việc xác định giá trị

của dự án sẽ được so sánh với suất vốn đầu của Bộ Xây dựng công bố và phải đảm bảo không được lớn hơn.

Nội dung chi phí trong suất vốn đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác, chưa bao gồm chi phí thực hiện một số loại công việc theo yêu cầu riêng của dự án cụ thể như: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Lãi vay trong thời gian thực hiện ĐTXD; Vốn lưu động ban đầu; Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư; Một số chi phí khác gồm: đánh giá tác động môi trường và xử lý các tác động của dự án đến môi trường; đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; chi phí kiểm định chất lượng công trình; gia cố đặc biệt về nền móng công trình; chi phí thuê tư vấn nước ngoài.

- Thời gian thu hồi vốn (T): Là chỉ tiêu xác định khoảng thời gian mà vốn đầu tư đưa vào dự án, công trình được thu hồi hoàn toàn. Thời gian hoàn vốn càng nhỏ, dự án càng hiệu quả. Với những khái niệm được định nghĩa như trên, có thể khái quát lại công thức tính thời gian hoàn vốn như sau:

𝑇 =𝑉Đ𝑇

𝑇𝑁 Trong đó:

T: Thời gian thu hồi vốn tính bằng năm VĐT: là tổng mức đầu tư của dự án TN: Thu nhập hàng năm của dự án

TN bao gồm lợi nhuận dự kiến theo năm của dự án và mức khấu hao thu được hàng năm

- Giá trị hiện tại ròng (NPV): Giá trị hiện tại ròng NPV (Net present value) có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện tại của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại. NPV được tính theo công thức sau.

NPV = n t=1 Ct (1 + r)t−C0 Trong đó:

t: Thời gian tính dòng tiền

n: Tổng thời gian thực hiện dự án r: Tỉ lệ chiết khấu

Ct: Dòng tiền thuần tại thời gian t C0: Chi phí ban đầu để thực hiện dự án

Hiểu một cách đơn giản, NPV sẽ là giá trị tính được bằng chiết khấu tất cả dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án đầu tư (theo mức chi phí vốn đã chọn hay theo tỷ suất lợi nhuận vốn mục tiêu). Chỉ tiêu này dùng để so sánh giá trị hiện tại (PV) của tất cả dòng tiền vào từ một khoản đầu tư với giá trị hiện tại (PV) của tất cả các dòng tiền ra.

NPV = PV(của dòng tiền vào)- PV(của dòng tiền ra) Nếu NPV>0 dự án hiệu quả;

Nếu NPV<0 dự án không hiệu quả;

Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án, bằng phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng doanh thu dự kiến trong tương lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không. Với một dự án cụ thể, nếu NPV đương thì nhà đầu tư nên tiến hành dự án và ngược lại khi NPV âm. Tuy nhiên trong trường hợp có hai sự lựa chọn đầu tư loại trừ lẫn nhau trở lên thì nhà đấu tư còn phải xét đến chi phí cơ hội nữa, lúc này, dự án nào có NPV cao nhất sẽ được tiến hành.

- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR): Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR (Internal rate of return) là mức lãi suất mà dự án có thể đạt được đảm bảo cho tổng các khoản thu của dự án cân bằng với các khoản chi ở thời gian mặt bằng hiện tại. Để tính IRR có nhiều phương pháp nhưng tính IRR theo phương pháp nội suy thường được sử dụng vì tính toán không phức tạp, độ chính xác hợp lý có thể chấp nhận được. Theo giáo trình Kinh tế xây dựng [tr.19; 22], hệ số IRR có công thức :

IRR =𝑟1 + 𝑟2 − 𝑟1 𝑁𝑃𝑉1

𝑁𝑃𝑉1 − 𝑁𝑃𝑉2 Trong đó:

IRR: Hệ số hoàn vốn nội bộ cần nội suy (%)

r1: Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1> 0 gần sát 0 nhấ t

r2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2< 0 gần sát 0 nhất NPV: Giá trị hiện tại thực

IRR: cần tìm (ứng với NPV = 0) sẽ nằm giữa r1và r2.

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ được sử dụng để đánh giá mức độ cần thiết của đầu tư hoặc dự án. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của một dự án càng cao, mong muốn để thực hiện dự án càng nhiều. Giả sử tất cả các dự án yêu cầu cùng một số tiền đầu tư, dự án với mức IRR cao nhất sẽ được xem là tốt nhất và thực hiện đầu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng tại chi nhánh phát triển quỹ đất sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)