học cho Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn
Dưới đây luận văn sẽ phân tích, đánh giá kinh nghiệm của 2 đơn vị có hoạt động tương đồng đối với công tác QLDA tại Chi nhánh, trong đó Ban quản lý dự án
lưới điện Miền Trung mặc dù là đơn vị quản lý chuyên ngành điện song có một điểm tương đồng nhất định đối với công trình dự án Chi nhánh quản lý, cần phải nghiên cứu học hỏi thêm khi Chi nhánh thực hiện di chuyển, hoàn trả các đường điện cao thế 220KV, 110KV.
1.4.1. Kinh nghiệm của một số đơn vị về quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý dự án tại Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Sóc Sơn
Quá trình quản lý dự án bao giờ cũng là một bài toán khó, gây không ít nỗi lo cho các nhà đầu tư, những kinh nghiệm quản lý hiệu quả nhiều dự án tại Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Sóc Sơn rất đáng để tham khảo, học hỏi.
Để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý các dự án, Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Sóc Sơn xác định trong các dự án thì chủ đầu tư, nhà thầu là những người đi trên cùng một chiếc thuyền. Do đó, để bắt đầu thực hiện bất cứ dự án nào, trước tiên phải xác định năng lực của nhà thầu, tổng thầu, tư vấn chính để làm căn cứ đưa ra hình thức quản lý cụ thể với từng dự án.
Khi thực hiện dự án, vì vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu nên Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Sóc Sơn cùng với các nhà thầu thiết lập các quy trình quản lý an toàn phù hợp với từng dự án. Công tác quản lý an toàn, chất lượng, môi trường luôn duy trì và cải tiến, đảm bảo không có tai nạn, sự cố lớn cho các công trình và con người.
Ban luôn chú trọng đến nguồn nhân lực và xem đây là vốn quý giá nhất của đơn vị. Bên cạnh các chính sách đãi ngộ hợp lý, Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Sóc Sơn còn hoạch định và thực thi chiến lược đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu theo mô hình phát triển thành Ban QLDA chuyên ngành, khu vực.
Đối với công tác quản lý thiết kế, Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Sóc Sơn xác định, đây là công việc có tính chất quyết định thành, bại của dự án trong giai đoạn thực hiện. Các thiếu sót hoặc khiếm khuyết về thiết kế có ảnh hưởng rất sâu sắc đến việc quản lý chi phí, chất lượng của công trình và thậm chí ảnh hưởng cả đến tiến độ dự án.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Sóc Sơn việc quản lý tốt các giao diện giữa các hạng mục công trình, các gói thầu hoặc các phần việc trong cùng một gói thầu sẽ góp phần để dự án được bảo đảm đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí. Từ quý IV/2015 đến quý III/2016, Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Sóc Sơn đã tiết kiệm được 12 tỷ đồng từ việc thực hiện đấu thầu các gói thầu của các dự án.
1.4.1.2. Kinh nghiệm về quản lý dự án tại Ban quản lý dự án lưới điện Miền Trung
Ban QLDA lưới điện Miền Trung luôn coi tro ̣ng đă ̣c biê ̣t và không ngừng nâng cao hiê ̣u quả công tác quản lý chi phí , xem đây là thước đo về mức đô ̣ hợp lý , hiê ̣u quả đầu tư và sự phù hợp với quy định pháp luật trong đầu tư xây dựng .
Ban đã tăng cường công tác thẩm tra , đóng góp ý kiến về sự hợp lý của phương án đầu tư, hướng tuyến, giải pháp thiết kế cơ sở , tổng mức đầu tư , tính hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật, đảm dự án thực hiê ̣n phải tiết kiê ̣m, hiê ̣u quả và khả thi.
Công tác khảo sát xây dựng công trình được quản lý chă ̣t chẽ , khối lươ ̣ng khảo sát phải tính toán đủ đáp ứng phục vụ cho các b ước thiết kế. Công tác giám sát khảo sát được tăng cường để quản lý đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát phù hợp với nhiê ̣m vu ̣, phương án khảo sát được duyê ̣t , đảm bảo yêu cầu về khối lượng , chất lươ ̣ng.
Viê ̣c tổ chức đấu thầu và lựa cho ̣n nhà thầu đều được thực hiê ̣n trên cơ sở kế hoạch đấu thầu được duyệt và các quy định về công tác đấu thầu . Các gói thầu xây lắp, cung cấp vâ ̣t tư thiết bi ̣, hoă ̣c hỗn hợp xây lắp và cung cấp vâ ̣t tư thiết bị được Ban tổ chức đấu thầu theo hình thức lựa cho ̣n nhà thầu phổ biến là đấu thầu rô ̣ng rãi, nên có tính ca ̣nh tranh cao và tiết kiê ̣m đáng kể chi phí so với dự toán gói thầu đươ ̣c duyê ̣t . Trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, Ban đã tổ chức đấu thầu xây lắp cho 26 gói thầu thuộc 12 dự án, tổng giá gói thầu là 414 tỷ đồng, tổng giá tri ̣ trúng thầu là 226 tỷ đồng, giảm 188 tỷ đồng (giảm 45,4%) so với dự toán gói thầu đươ ̣c duyê ̣t.
Ban đã quản lý chặt chẽ việc thực hiện các hợp đồng , thực hiê ̣n tốt công tác giám sát, quản lý chất lượng , khối lươ ̣ng, tiến đô ̣ thực hiê ̣n , nghiê ̣m thu thanh toán
cho nhà thầu ki ̣p thời . Có biện pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ , quy đi ̣nh chă ̣t chẽ và có biện pháp chế tài phạt hợp đồng nếu nhà thầu không đáp ứng tiến độ yêu cầu .
Công tác quyết toán vốn đầu tư được Ban tổ chức thực hiê ̣n nhanh chóng , hoàn thành từ 3-6 tháng sau khi dự án hoàn thà nh đưa vào sử du ̣ng , đảm bảo sớm hơn hoă ̣c trong thời ha ̣n cho phép theo quy đi ̣nh từ 6-9 tháng. Với cách làm hợp lý và khoa học xuyên suốt quá trình thực hiện dự án , nên kết quả kiểm toán , thẩm tra quyết toán các dự án tr ong những năm gần đây của Ban đều đáp ứng chất lượng và tuân thủ quy đi ̣nh về đầu tư xây dựng.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng cho Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn. phát triển quỹ đất Sóc Sơn.
Quản lý tốt là yếu tố quan trọng góp phần đưa dự án đến thành công, để những dự định, kế hoạch được hiện thực hóa trên thực tế. Hiệu quả của hoạt động QLDA đã góp phần vào thành công trong việc hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Từ thực tiễn quản lý dự án ĐTXD tại một số Ban QLDA có thể rút ra một số bài học:
- Quy hoạch phải đi trước một bước, tăng cường quản lý việc xây dựng theo đúng quy hoạch, tránh phá đi làm lại; lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, đúng quy hoạch và đảm bảo hiệu quả khai thác;
- Quản lý phải chặt chẽ từ khâu thẩm định nguồn vốn, thỏa thuận với các cơ quan quản lý vốn khi khởi công mới dự án đầu tư để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, giảm áp lực về vốn đầu tư và góp phần hạn chế đáng kể lãng phí nguồn lực, tránh phát sinh chi phí không đáng có.
- Nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý, các cán bộ hoạt động QLDA ĐTXD cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, cập nhật kiến thức, nắm vững chế độ và kỹ năng xử lý tình huống
- Hoạt động đấu thầu cần rõ ràng, công khai đảm bảo vừa tiết kiệm, lựa chọn đơn vị tư vấn, đơn vị thi công có đủ năng lực đảm nhiệm nhiệm vụ.
- Phải giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu thi công xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu về tiến độ thi công. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các nhà thầu, gắn với trách nhiệm thưởng phạt tài chính
- Phải xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho dự án trong các thời kỳ, đảm bảo ổn định hoạt động của tổ chức. Quản lý chí phí, nguồn vốn ĐTXD chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cách thức tiếp cận
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp tổng hợp phân tích số liệu; phương pháp so sánh thông tin.
Ngoài ra, để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên luận văn đã sử dụng cách tiếp cận liên ngành (quản lý kinh tế kết hợp với quản lý dự án đầu tư xây dựng).
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các bộ phận tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn: Bộ phận Quản lý và phát triển quỹ đất, Bộ phận Kế hoạch - Tài chính, Bộ phận Hành chính - Tổng hợp, Bộ phận bồi thường GPMB. Các báo cáo tổng kết năm, báo cáo kết quả giải ngân năm của Chi nhánh trong giai đoạn 2012-2016.
Phương pháp này được áp dụng trong luận văn tại một số phần như tổng hợp kết quả giải ngân, tổng hợp nguồn vốn ĐTXD, tổng hợp các dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư...Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài, dựa vào những thông tin thu thập, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tình hình triển khai công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp người nghiên cứu đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu của mình. Đây là nguồn kiến thức quy giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu. Vì vậy, mục đích của việc nghiên cứu tài liệu nhằm:
- Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây.
- Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình, giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn và có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu.
Tác giả nghiên cứu phương pháp này tại bàn làm việc ở nhà và trên thư viện bằng cách đọc, tra cứu tài liệu liên quan đến chính sách quản lý dự án ĐTXD như là: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về quán lý dự án ĐTXD, nghiên cứu luận án, luận văn, các bài báo, các địa chỉ web trên internet có liên quan đến công tác quản lý dự án ĐTXD. Từ đó tác giả rút ra được các luận chứng, phương pháp luận để thực hiện đề tài của mình.
2.2.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
Toàn bô ̣ s ố liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và lập thành các bảng biểu. Trên cơ sở tổng hợp nhiều cách khác nhau, tác giả sẽ đưa ra những ý kiến, nhận xét đánh giá về các chủ đề có liên quan.
Tác giả dùng phương pháp này để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tổng kết và tình hình triển khai kế hoạc hàng năm của Chi nhánh phát triển quý đất Sóc Sơn nhằm phản ánh thực trạng quản lý công tác quản lý dự án ĐTXD tại đơn vị từ 2012-2016. Thông qua các số liệu thu thập, điều tra được từ đó đưa ra ý kiến đánh giá và những giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả triển khai công tác quản lý dự án tại đơn vị.
2.2.4. Phương pháp so sánh thông tin
Phương pháp đươc sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp so sánh nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số. Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động ĐTXD, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Phương pháp này đươc sử dụng trong
luận văn qua các phần như tổng hợp chung tình hình triển khai dự án, kết quả thực hiện dự án, kết quả đấu thầu dự án, kết quả giải ngân vốn ĐTXD ... Trong đó, gồm có phương pháp:
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo. Áp dụng công thức sau khi so sánh tuyệt đối:
∆𝑌 =𝑌𝑡 − 𝑌𝑡−1
Trong đó:
Yt: Số liệu kỳ phân tích Yt-1: Số liệu kỳ gốc
∆Y: Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc. - Phương pháp so sánh số tương đối: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời. Áp dụng công thức sau khi so sánh tương đối:
𝑅𝑘 =𝑌𝑘 𝑌 𝑥100(%) Trong đó: Rk: Tỷ trọng của Ykso với Y Yk: Số liệu thành phần Y: Số liệu tổng hợp
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, có thể so sánh việc thực hiện các tiêu chí quản lý dự án ĐTXD và giữa các năm khác nhau để đánh giá kết quả đạt được trong công tác QLDA, rút ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế làm cơ
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI CHI NHÁNH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Khái quát về Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn
Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn tiền thân là Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, thành lập theo Quyết định 3680/QĐ-UBND ngày 18/9/2007 của UBND Thành phố Hà Nội. Là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, có trụ sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc, Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện Luật đất đai 2013 và Nghị định 43/2014 ngày 15/5/2014, ngày 12/8/2015 UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 3868/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở hợp nhất các Trung tâm phát triển quỹ đất Quận, Huyện hiện có trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo đó Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn trở thành một Chi nhánh thực thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội với tên gọi mới: Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn (sau đây gọi tắt là Chi nhánh Sóc Sơn). Chi nhánh Sóc Sơn có trụ sở làm việc và con dấu theo quy định để thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội và thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc theo quy định