Những nhân tố ảnh hưởng tới quảnlý nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty TNHH dinh dưỡng 3a (Trang 32 - 36)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

1.2. Cơ sở lý luận về quảnlý nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới quảnlý nhân lực trong doanh nghiệp

Việc nhận biết rõ các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhân lực trong doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, bao gồm việc nhận rõ cả nhân tố bên ngoài lẫn nhân tố bên trong DN.

1.2.3.1. Các nhân tố bên ngoài DN Thứ nhất, môi trường kinh tế

Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế tương đối rộng như chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh, tỷ lệ lạm phát, chính sách tài chính, chính sách tiền lương... nên DN cần xác định sự ảnh hưởng của yếu tố này đến công tác QLNL. Chu kỳ tăng trưởng kinh tế và chu kỳ kinh doanh sẽ ảnh hưởng lớn đến QLNL. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn và có chiều hướng đi xuống, DN một mặt vẫn cần phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. DN có thể phải giảm giờ làm, cho nhân viên nghỉ việc tạm thời hoặc giảm phúc lợi thì NL sẽ có xu hướng thu gọn tinh giảm, đội ngũ lao động cần có trình độ chuyên sâu hơn, khả năng đáp ứng công việc đa dạng hơn để tiết kiệm nhân lực...

Ngược lại khi kinh tế phát triển và xu hướng ổn định, DN lại có nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi Công ty phải tuyển thêm lao động mới để đảm bảo sự hoạt động chung của DN nhằm đạt được các mục tiêu.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây việc thu hút lao động trong các DN đã tăng lên ở tất cả các loại hình DN thông qua các ưu đãi khi làm việc

như tăng lương, tăng các khoản phúc lợi, cải thiện điều kiện làm việc...Đây là kết quả của chính sách mở cửa, vì có sự hình thành nhiều các loại hình DN mới hình thành, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đó cũng chính là dấu hiệu của một nền kinh tế đang có chiều hướng đi lên. Để níu giữ nhân lực và thu hút nhân tài, nên ngay cả trong các DN nhà nước cũng thực hiện nhiều chế độ ưu đãi đối với người lao động.

Thứ hai, môi trường pháp lý

Một yếu tố quan trọng có tác động đến công tác QLNL của DN là các yếu tố luật pháp của Nhà nước thể hiện ở việc vận dụng các quy định của các ngành luật vào các hoạt động của tổ chức như lập kế hoạch về NL, tuyển dụng lao động, điều kiện làm việc...trong tổ chức.

Hệ thống Luật pháp buộc các DN ngày càng phải quan tâm nhiều đến quyền lợi của người lao động và môi trường sinh thái. DN phải tuân theo các quy định có liên quan đến NL như: hợp đồng lao động, an toàn lao động, bảo hiểm, điều kiện làm việc... Ở Việt nam hiện nay, Luật Lao động đã được ban hành và đưa vào sử dụng sẽ là điều kiện ràng buộc các tổ chức trong quá trình sử dụng lao động. Ngoài ra các ngành luật khác cũng phần nào đó ảnh hưởng đến công tác QLNL như Luật DN, Luật kế toán, Luật giáo dục đào tạo...

Thứ ba, sự phát triển của khoa học công nghệ

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian gần đây, đòi hỏi cần thiết phải nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động. Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các DN ở Việt Nam hiện nay cần phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật thiết bị... Sự thay đổi này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc QLNL trong DN. Đây là thách thức đối với DN. Muốn vượt qua thách thức và đứng vững trong cạnh tranh thì họ phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ của người lao động, đào tạo nhân viên theo kịp với tiến bộ của khoa học công nghệ mới hiện đại.

Sự thay đổi kỹ thuật công nghệ đòi hỏi DN, phải có thêm nhân viên mới có khả năng sử dụng và làm chủ những kỹ thuật công nghệ mới vào công việc. Khi khoa học công nghệ phát triển tới một trình độ nhất định, có một số công việc hoặc một số kỹ năng sẽ không còn phù hợp. Do đó, DN cần phải tiến hành đào tạo lại lực lượng lao động hiện tại của mình và phải lập kế hoạch đào tạo mới, tuyển thêm lực lượng lao động phù hợp với công việc. Sự phát triển củakhoa học công nghệcũng sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng lao động, đồng nghĩa với việc là chỉ cần ít người hơn mà vẫn sản xuất ra số lượng sản phẩm tương tự, nhưng có chất lượng cao hơn. Điều này yêu cầu các nhà quản lý phải sắp xếp lại lực lượng lao động dư thừa của tổ chức lại và phải thay đổi tư duy QLNL phù hợp hơn.

Thứ tư, yếu tố dân số

Yếu tố dân số hiện nay được coi là một trong những nhân tố có ảnh hưởng khá lớn đối với công tác QLNL. Việt Nam là một nước nặng về nông nghiệp, trình độ dân trí còn thấp so với các nước Công nghiệp. Trước mắt, kinh tế Việt nam chưa thể phát triển mạnh và sớm trở thành một nước công nghiệp. Trong khi đó mức độ tăng dân số nhanh, lực lượng lao động hàng năm cần việc làm càng ngày càng tăng. Do vậy cầu về việc làm là rất lớn.

Thứ năm, đối thủ cạnh tranh

Khi kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện đại thì cạnh tranh về thị trường, cạnh tranh về sản phẩm sẽ chuyển dần sang cạnh tranh về nhân lực. NL là nền tảng của các hoạt động kinh doanh. Để tồn tại và phát triển, để chiến thắng trong cạnh tranh thì các DN không còn con đường nào khác là phải quản lý và sử dụng NL một cách hiệu quả bởiNL tốt là nguồn gốc cho mọi thành công trong hoạt động của DN.

Khách hàng là mục tiêu của mọi DN trong nền kinh tế thị trường. Bởi vậy người Mỹ coi khách hàng là ông chủ, là Vua; còn người Nhật gọi khách hàng là thượng đế. Khách hàng là đối tượng sẽ mua và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của DN, là một phần của yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào công tác định hướng QLNL của DN. DN phải bảo đảm rằng nhân viên của mình sản xuất ra các mặt hàng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Đồng thời, nhà quản lý phải đào tạo nhận thức làm cho nhân viên của mình hiểu rằng không có khách hàng thì không có DN và họ không còn cơ hội để làm việc nữa nếu DN không còn tồn tại, hoặc phải cho họ hiểu là hành động của họ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ.

1.2.3.2. Các yếu tố bên trong DN

Các yếu tố bên trong DN chủ yếu là sứ mạng/ mục tiêu; Chính sách và chiến lược và bầu không khí văn hóa trong DN.

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức quản lý, cách thức tổ chức và vận hành có vai trò quan trọng trong việc hoạch định và tiến hành QLNL

Một DN có bộ máy tổ chức cồng kềnh, lãng phí, sử dụng nhân lực sai, lãng phí nguồn tài nguyên thông tin… thì hệ thống sẽ quản lý không hiệu quả và không khuyến khích nhân viên nâng cao hiệu quả công việc. Để nâng tầm QLNL trong môi trường kinh tế hiện nay thì yêu cầu được đặt ra đó là phải tổ chức bộ máy QLNL nhỏ gọn, năng động, phản ứng nhanh,có sự phân định rõ ràng quyền hạn, nhiệm vụ….

Thứ hai, các yếu tố về chiến lược, chính sách quản lý chung

Công tác QLNL có hiệu quả hay không phụ thuộc vào đường lối chỉ đạo, định hướng chiến lược mang tính lâu dài, ổn định, nhất quán của các nhà lãnh đạo DN. Sự nhất quán trong các chính sách tạo điều kiện hội tủ đầy đủ các nguồn lực được tập trung cho mục tiêu phát triển DN trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Thứ ba, cá nhân người đứng đầu DN(Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị).

Chỉ khi những người đứng đầu DN(Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị) thực sự quan tâm đúng vai trò QLNL và có các biện pháp chỉ đạo hợp lý tới các đơn vị thì mới đảm bảo công tác QLNL của DN hiệu quả và phát triển bền vững.

Thứ tư, đội ngũ thực hiện công tác QLNL

Đội ngũ này nếu được đào tạo đúng chuyên ngành, có kiến thức, kỹ năng về QLNL sẽ có cái nhìn tổng thể về công tác này. Họ sẽ đảm bảo việc QLNL hiệu quả, đáp ứng các kỳ vọng QLNL trong hiện tại cũng như tương lai của DN.

Thứ năm, truyền thống lịch sử, văn hóa và quy mô của DN

Một DN có uy tín, thương hiệu, bề dày phát triển trên thị trường và có quy mô lớn là hy vọng, ước mơ cho nhiều người lao động được học tập và lao động trong môi trường đó.

Truyền thống lịch sử, văn hóa và quy mô của DN lớn sẽ đem lại cho người lao động môi trường làm việc chuyên nghiệp, ổn định, nhiều cơ hội để được đào tạo, phát triển, thăng tiến và được trả lương xứng đáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty TNHH dinh dưỡng 3a (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)