Khi xảy ra tranh chấp thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh đó, nhƣng BLTTDS khơng

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại toà án nhân dân huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá (Trang 74 - 76)

tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh đó, nhƣng BLTTDS khơng quy định, do đó, vụ án phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần

Có thể minh họa cho vấn đề này qua vụ án tranh chấp đòi lại tài sản là tiền cho vay do Tịa án nhân dân huyện Ngọc Lặc thụ lí giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thu Vân và bị đơn ông Phạm Tuấn Tài và Bà Nguyễn Thị Thu Hƣơng

Nội dung vụ án nhƣ sau: Thông qua một ngƣời bà con của vợ chồng ông Tài và Bà Hƣơng, nên bà Vân biết đƣợc anh Phạm Tuấn Hải ( con của Ông Tài và Bà Hƣơng) có nhu cầu muốn sang nƣớc Cộng hịa Liên bang Nga để lao động. Sau khi trao đổi với vợ chồng ông Tài và Bà Hƣơng, bằng điện thoại hai bên thỏa thuận bà Vân có trách nhiệm chi phí làm các thủ tục đƣa anh Hải sang Nga làm việc, còn anh Hải sau khi qua Nga làm việc thi trả lại tiền chi phí đó cho bà Thu. Tháng 4/2018, anh Hải đến nƣớc Nga, tại đây Bà Vân và anh Hải có thỏa thuận số tiền chi phí mà Bà Vân bỏ ra làm các thủ tục

70

cho anh Hải là 3000 đô la Mỹ. Trong thời gian làm việc tại Nga, anh Hải làm nghề may nên hàng tháng bà Vân đến chủ xƣởng may nơi anh Hải làm việc để lấy tiền, đƣợc một thời gian thì anh Hải khơng trả tiền cho bà Vân nữa. Do đó, bà Vân về Việt Nam khởi kiện vợ chồng ông Tài và bà Hƣơng số tiền chi phí cịn lại chƣa trả là 2200 đơ la Mỹ.

Qua nội dung vụ án trên, ta thấy: mặc dù hai bên đƣơng sự có giao dịch miệng với nhau về việc đƣa anh Hải sang Nga làm việc, tuy nhiên anh Hải đến nƣớc Nga thì giữa anh Hải và bà Vân đã có thỏa thuận số tiền chi phí để đƣa anh Hải sang Nga là 3000 đô la Mỹ và anh Hải cũng đã trả mộ phần số tiền này. Tại thời điểm Tòa án nhân dân huyện Ngọc Lặc thụ lý vụ án thì anh Hải là ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án và đang định cƣ lao động ở Nga. Do đó, theo quy định tại Nghị quyết 02/2012 thì vụ án này có đƣơng sự ở nƣớc ngồi nên vụ án thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá.

Tuy nhiên, khi Tòa án nhân dân huyện Ngọc Lặc ra quyết định chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hố giải quyết thì Tịa án tỉnh lại khơng chấp nhận và chuyển hồ sơ lại cho Tòa án nhân dân Huyện Ngọc Lặc. Nhƣ vậy, đã xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giữa hai cấp Tòa án này. BLTTDS năm 2015 tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 41 chỉ quy định tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao; tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc

71

thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau mà khơng có quy định giải quyết về tranh chấp thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân cấp tỉnh với Tịa án nhân dân cấp huyện thuộc Tỉnh đó. Mặc dù Tịa án nhân dân cấp tỉnh quản lý Tòa án nhân dân cấp huyện về tổ chức theo sự phân cơng của Tịa án nhân dân tối cao, song do BLTTDS lại không điều chỉnh tranh chấp về thẩm quyền này nên có những quan điểm khác nhau về giải quyết vụ án giữa cấp huyện thuộc tỉnh và cấp tỉnh đó. Vì vậy, vụ án phải chuyển đi chuyển lại làm ảnh hƣởng đến thời hạn giải quyết vụ án và quyền lợi của đƣơng sự.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện qua thực tiễn tại toà án nhân dân huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)