Hành lang đa dạng sinh học ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền trung và miền nam việt nam​ (Trang 26 - 28)

L ời cam đoan

1.2.2. Hành lang đa dạng sinh học ở Việt Nam:

Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, ở Việt Nam mới tiến hành nghiên cứu, triển khai ở một số địa phương như sau:

1.2.2.1. Dự án hành lang đa dạng sinh học ở Lâm Đồng

Dự án được triển khai vào tháng 11/2005 trong phạm vi Chương trình Nghèo và Môi trường do Ngân hàng ADB tài trợ, được Chính phủ đồng ý tiếp nhận và thực hiện. Vùng lựa chọn là dải vành đai nối dài trên đất lâm nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng từ VQG Chung Yang Sin (Đắc Lắc) đến RĐD Tà Đùng (Đắc Nông) thuộc lâm phần VQG Biđoup-Núi Bà và Ban Quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim; có 03 xã đồng bào dân tộc thuộc huyện Lạc Dương tham gia Tiểu dự án là ĐaSar, Đa Chais, Đa Nhim.

1.2.2.2. Dự án Hành lang xanh

Được thực hiện từ năm 2004 – 2008 do Ngân hàng WB, Quỹ Môi trường toàn cầu GEF hỗ trợ, cùng với đồng tài trợ của Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và WWF.

Vùng lựa chọn là khu vực giữa VQG Bạch Mã và Khu BTTN Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế). Thông qua các đánh giá sinh học, khu vực này được xác định là một trong những ưu tiên bảo tồn cao nhất ở Việt Nam. Đây là một trong những khu rừng ẩm thường xanh vùng thấp còn lại cuối cùng và hỗ trợ cho quần thể các loài đang bị đe dọa.

Mục tiêu Dự án là nâng cao năng lực cho các bên liên quan nhằm xây dựng và bảo tồn khu vực Hành lang xanh nằm giữa VQG Bạch Mã và Khu BTTN Phong Điền. Đây là nơi có giá trị cao về ĐDSH và còn nhiều rừng thường xanh nguyên sinh. Dự án đã thực hiện nhiều khảo sát về ĐDSH và giúp thiết lập các khu vực có ưu tiên bảo tồn cao, đóng góp vào việc quy hoạch các KBT mới, xây dựng các chương trình và kế hoạch hành động về bảo tồn, đào tạo.

1.2.2.3. Dự án Chương trình môi trường trọng điểm

Sáng kiến hành lang ĐDSH (CEP-BCI) giai đoạn 1 được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị và Quảng Nam từ năm 2006 - 2009 với sự hỗ trợ kỹ thuật của ADB.

Mục tiêu của dự án gồm 5 nội dung cơ bản: (1) Xóa đói giảm nghèo, phát triển sinh kế thông qua sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; (2) Định nghĩa chính xác về việc sử dụng đất tối ưu và các cơ chế quản lý đất hài hòa; (3) Khôi phục và duy trì tính kết nối của HST; (4) Xây dựng năng lực trong các cộng đồng địa phương và cán bộ nhà nước; (5) Có các cơ chế và cấu trúc tự chi trả bền vững lồng ghép với các thủ tục về quy hoạch và đưa vào ngân sách của Nhà nước.

Giai đoạn 2: Hành lang có quy mô 530.000 ha rừng ở 34 xã/6 huyện của 3 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Thời gian thực hiện từ năm 2011- 2019, vốn đầu tư 34 triệu USD. Nội dung dự án gồm 5 hợp phần: (1) Tăng cường thể chế và cộng đồng, (2) Phục hồi hành lang ĐDSH, bảo vệ dịch vụ HST, quản lý bền vững bởi những người quản lý địa phương, (3) Cải thiện sinh kế và hỗ trợ hạ tầng quy mô nhỏ, (4) Ứng phó và giảm thiểu tác động BĐKH tại địa phương, (5) Quản lý dự án và dịch vụ hỗ trợ.

Bốn mục tiêu chính của dự án bao gồm:

(1). Củng cố bảo tồn và ngăn chặn các hoạt động phi pháp

- Xác định các điểm nóng về ĐDSH, các hành lang động vật hoang dã, lập bản đồ các khu rừng và đạt được sự bảo vệ.

- Củng cố các qui định về khai thác gỗ, săn bắn và buôn bán động vật hoang dã và cải thiện năng lực thực thi pháp luật.

- Hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất và thúc đẩy phát triển bền vững lâu dài. (2). Phục hồi cảnh quan rừng và hỗ trợ các cộng đồng địa phương:

- Thiết kế và thực hiện một chiến lược nhằm phục hồi các cảnh quan bảo tồn cao. - Thực hiện các chương trình nhằm cải thiện sinh kế và tính bền vững. - Hỗ trợ cộng đồng địa phương có giấy chứng nhận sử dụng đất. (3). Xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức:

- Nâng cao nhận thức và có được sự thay đổi hành vi.

- Giáo dục các nhóm sở thích và các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia, vùng và địa phương về dự án.

(4). Giám sát và đánh giá cảnh quan rừng:

- Thiết lập một hệ thống đánh giá cảnh quan phù hợp. - Tiến hành nghiên cứu và giám sát sinh học.

- Thực hiện hệ thống giám sát các tác động của đường Hồ Chí Minh.

Ngoài những dự án trên, Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH đã được phê duyệt năm 2008. Các kịch bản về BĐKH cũng đã được xây dựng. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra các biện pháp về bảo tồn ĐDSH ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền trung và miền nam việt nam​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)