Hệ thống hành lang đa dạng sinh học vùng Trung Trường Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền trung và miền nam việt nam​ (Trang 76 - 90)

L ời cam đoan

3.4.3. Hệ thống hành lang đa dạng sinh học vùng Trung Trường Sơn

3.4.3.1. Thông tin chung

3.4.3.1.1. Mục tiêu và lý do đề xuất

Hệ thống hành lang đề xuất hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau, sẽ góp phần bảo tồn các giá trị ĐDSH của HST rừng thường xanh vùng Trung Trường Sơn. Mục tiêu đầu tiên là hỗ trợ các loài sinh vật thích ứng với các tác động bất lợi của BĐKH. Hệ thống kết nối nhiều khu RĐD có giá trị ĐDSH cao nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH như VQG Bạch Mã, KBT Phong Điền, KBT Đắc Rông, KBT Bắc Hướng Hóa, VQG Kon Cha Răng, KBT An Toàn. Đặc biệt, vùng Trung Trường Sơn là nơi cư trú của nhiều loài có vùng phân bố nhỏ, biên độ sinh thái hẹp như Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura edwardsi), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea), Vượn siki (Nomascus siki) và Vượn má vàng phía Bắc (Nomascus anamemmsis). Đây là những loài quý hiếm rất nhạy cảm với BĐKH. Một hệ thống hành lang khá dài chạy dọc lên phía Bắc với nhiều điểm cao như VQG Kon Ka Kinh, KBT Ngọc Linh và VQG Bạch Mã sẽ cho phép các loài vật dịch chuyển vùng phân bố khi môi trường sống thay đổi do BĐKH. Nhiệt độ tại 3 khu RĐD này thấp hơn so với các khu RĐD khác trong hệ thống khoảng 2-5oC.

Mục tiêu khác mà hệ thống này hướng tới là góp phần bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm ngoài các khu RĐD. Khá nhiều loài động thực vật quý hiếm có quần

thể khá lớn nằm ngoài các khu RĐD (Rawson và cs 2011; Timin 2008). Bao quanh các khu RĐD là HST rừng còn khá nguyên vẹn, chứa đựng giá trị ĐDSH cao.

Trong hệ thống hành lang này, mức độ phong phú của các loài sinh vật quý hiếm khá khác nhau. Chẳng hạn như đối với các loài nhạy cảm với tác động của con người và sự xuống cấp của sinh cảnh như Vượn (Nomascus sp) hiện còn số lượng rất ít tại các khu RĐD gần nơi có mật độ dân số cao như VQG Bạch Mã, KBT Bà Nà-Núi Chúa. Trong khi đó tổ hợp RĐD Đắc Rông-Phong Điền được coi là một trong những khu vực quan trọng nhất về bảo tồn Vượn hiện nay ở Việt Nam. Nếu hệ thống hành lang này được thiết lập và bảo vệ tốt, các loài động thực vật quý hiếm sẽ có thể tái thiết lập quần thể tại những nơi mà chúng đã từng bị tuyệt chủng cục bộ.

Ngoài ra, các hành lang ĐDSH này được bảo vệ tốt còn có tác dụng tích trữ các bon, từ đó giảm thiểu tác động của BĐKH.

Mục tiêu cuối cùng mà hệ thống hành lang này nhắm tới là góp phần nâng cao đời sống người dân vùng Trung Trường Sơn. Nơi đây tập trung nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số có đời sống còn khó khăn, nguồn sống dựa vào rừng và là vùng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong chiến tranh. Do vậy, việc đề xuất các dự án hướng tới việc nâng cao sinh kế cho người dân và bảo tồn ĐDSH là hoàn toàn cần thiết.

Hành lang phân bố trên một khu vực khá rộng và chủ yếu trên đất rừng tự nhiên phòng hộ. Do vậy tính khả thi của việc thiết lập các hành lang trong vùng là rất cao do ít xâm phạm đến đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp và khu dân cư. Ngoài ra, hệ thống hành lang này được xây dựng trên nền tảng của các hành lang đã và đang được thiết lập, bao gồm hành lang xanh vùng Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và Quảng Nam. Hành lang xanh kết nối KBT Kon Cha Răng và VQG Kon Ka Kinh cũng đã từng được đề xuất.

3.4.3.1.2. Mô tả hành lang

Hệ thống hành lang sẽ góp phần bảo tồn các giá trị ĐDSH của HST rừng thường xanh ở vùng Trung Trường Sơn. Đây là hệ thống hành lang có quy mô lớn nhất và nằm ở khu vực có tính ĐDSH cao nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, khu vực còn là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm và yêu cầu vùng sống rộng

như Hổ (Panthera tigris). Vùng Trung Trường Sơn, cụ thể là dải rừng kéo dài từ Bắc Gia Lai dọc theo dãy Trường Sơn tới KBT Ngọc Linh, KBT Sông Thanh, qua KBT Sao La tới KBT Phong Điền và KBT Đắc Rông là khu vực có ý nghĩa nhất về bảo tồn Hổ ở Việt Nam (WWF, 2012). Tại khu vực này một phần đáng kể vùng phân bố của Hổ hiện không nằm trong ranh giới các khu RĐD. Ngoài ra, vùng rừng phía Tây Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Nam, Bắc Gia Lai cũng là vùng phân bố của nhiều loài thú móng guốc có vùng sống rộng như Bò tót (Bos gaurus) (Duckworth và cs 2012). Đặc biệt, hành lang cũng là nơi cư trú của nhiều loài đặc hữu của Việt Nam có vùng phân bố rất nhỏ, biên độ sinh thái hẹp và nhạy cảm với BĐKH như Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura edwardsi), Sao la

(Pseudoryxvuquangensis), Vượn siki (Nomascus siki) và Vượn má vàng phía Bắc

(Nomascus anamemmsis).

Bảng 3.20: Các khu RĐD nằm trong hệ thống hành lang Trung Trường Sơn

STT Khu RĐD Diện tích (ha) Tổng 421.231 1 VQG Kon Ka Kinh 39.955 2 KBT Kon Cha Răng 15.446 3 KBT An Toàn 22.545 4 KBT Ngọc Linh (Quảng Nam) 17.576 5 KBT Ngọc Linh (Kom Tum) 38.109 6 KBT Sông Thanh 79.694 7 KBT Sao La (Quảng Nam) 15.822 8 KBT Sao La (Thừa Thiên Huế) 12.100 9 KBT Bà Nà - Núi Chúa 30.206 10 VQG Bạch Mã 37.487 11 KBT Phong Điền 30.263 12 KBT Đắc Rông 37.640 13 KBT Bắc Hướng Hóa 25.200 14 KBT Khe Nước Trong 19.188

Hình 3.17: Bản đồ hệ thống hành lang ĐDSH Trung Trường Sơn

Hệ thống hành lang này sẽ kết nối hầu hết các khu RĐD có tính ĐDSH cao ở 8 tỉnh trong vùng Trung Trường Sơn, bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Đà Nẵng. Hệ thống sẽ kết nối 14 khu bảo tồn có chứa đựng giá trị ĐDSH cao như KBT Kon Cha Răng, KBT An Toàn và VQG Kon Ka Kinh với KBT Ngọc Linh (Kom Tum), KBT Ngọc Linh (Quảng Nam), KBT Sông Thanh, KBT Sao La (Quảng Nam), KBT Sao La (Thừa Thiên Huế), KBT Phong Điền, KBT Đắc Rông, KBT Bắc Hướng Hóa, KBT Khe Nước Trong và tổ hợp VQG Bạch Mã, KBT Bà Nà-Núi Chúa (hình 3.17).

Bảng 3.21: Danh mục các hành lang ĐDSH trong hệ thống hành lang Trung Trường Sơn

TT Hành lang Độ dài (km)

Diện tích

(ha) Ghi chú Cộng 231 258.502

1 Kon Ka Kinh - Kon Cha Răng 20 9.512 Đã từng được đề xuất 2 Kon Cha Răng - Ngọc Linh 80 118.281 Mới

3 Ngọc Linh – Ngọc Linh 3 2.336 Mới 4 Ngọc Linh – Sông Thanh 15 9.633 Mới 5 Sông Thanh - Sao La 54 76.579 Mới 6 Sao La - Phong Điền 29 26.711 Đang triển khai 7 Đắc Rông - Bắc Hướng Hóa 30 15.451 Đang triển khai

Hệ thống hành lang này dài gần 250 km, chạy dọc theo trục Nam - Bắc, với điểm đầu là VQG Kon Cha Răng, điểm cuối là KBT Khe Nước Trong. Sau khi kết nối, hệ thống có diện tích 679.733 ha, bao gồm 421.231 ha RĐD và 258.502 ha diện tích hành lang. Hệ thống hành lang Trung Trường Sơn bao gồm các hành lang ĐDSH:

1. Hành lang ĐDSH Kon Ka Kinh - Kon Cha Răng kết nối VQG Kon Ka Kinh với 2 KBT Kon Cha Răng và KBT An Toàn.

2. Hành lang ĐDSH Kon Cha Răng-Ngọc Linh kết nối tổ hợp VQG Kon Ka Kinh - KBT Kon Cha Răng - KBT An Toàn với tổ hợp KBT Ngọc Linh (Kom Tum) - KBT Ngọc Linh (Quảng Nam) - KBT Sông Thanh.

3. Hành lang ĐDSH Ngọc Linh – Ngọc Linh (Kon Tum) kết nối phần vòng cung của KBT Ngọc Linh (Kon Tum).

4. Hành lang ĐDSH Ngọc Linh (Quảng Nam) – Sông Thanh kết nối KBT Ngọc Linh Quảng Nam) và KBT Sông Thanh.

5. Hành lang ĐDSH Sông Thanh - Sao La kết nối tổ hợp KBT Ngọc Linh (Kon Tum) - KBT Ngọc Linh (Quảng Nam) - KBT Sông Thanh với tổ hợp KBT Sao La (Quảng Nam) - KBT Sao La (Thừa Thiên Huế), VQG Bạch Mã - VQG Bà Nà - Núi Chúa.

Nam) - KBT Sao La (Thừa Thiên Huế), VQG Bạch Mã - VQG Bà Nà - Núi Chúa với tổ hợp KBT Đắc Rông - KBT Phong Điền.

7. Hành lang ĐDSH Đắc Rông - Bắc Hướng Hóa kết nối tổ hợp KBT Đắc Rông - KBT Phong Điền với tổ hợp KBT Bắc Hướng Hóa - KBT Khe Nước Trong.

4.4.3.2. Hành lang đa dạng sinh học Kon Ka Kinh – Kon Cha Răng 4.4.3.2.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hành lang nằm ở các xã Đăk Rông, Sơn Lang của huyện KBang, tỉnh Gia Lai (hình 3.18).

Hình 3.18: Bản đồ hành lang ĐDSH Kon Ka Kinh – Kon Cha Răng

4.4.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất

Hành lang ĐDSH Kon Ka Kinh – Kon Cha Răng có quy mô 9.512 ha với 7 loại hình sử dụng đất. Diện tích đất có rừng chiếm 97,5% tổng diện tích hành lang. Trạng thái rừng gỗ thường xanh trung bình chiếm 63,2%, tiếp đến là rừng giàu chiếm 28,8% tổng diện tích hành lang. Khu vực không có dân cư sinh sống và chỉ có 1,4% là diện tích đất ngoài lâm nghiệp và mặt nước. Diện tích rừng tự nhiên lớn sẽ có nhiều thuận lợi để xây dựng một hành lang ĐDSH. Chi tiết được thể hiện bảng 3.22 và biểu 3.1.

Bảng 3.22: Hiện trạng sử dụng đất của HLĐDSH Kon Ka Kinh – Kon Cha Răng

STT Trạng thái Diện tích (ha) Tỉ lệ % Tổng cộng 9.512 100 I Đất có rừng 9.279 97,5 1 Rừng tự nhiên 9.279 97,5 Rừng gỗ 9.279 97,5 Tre nứa - Hỗn giao tre nứa - 2 Rừng trồng - II Đất trống (Ia, Ib, Ic) 101 1,1 III Đất khác (dân cư, mặt nước, đất khác) 132 1,4

3.4.3.3. Hành lang đa dạng sinh học Kon Cha Răng – Ngọc Linh 3.4.3.3.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hình 3.19: Bản đồ hành lang ĐDSH Kon Cha Răng – Ngọc Linh

Hành lang nằm trên địa phận các xã Hiếu, Đăk Long, Măng Cảnh, Pờ Ê, Ngọk Tem, Măng Búk (H. Kon Plong), xã Đăk Pxi (H. Đăk Hà), xã Ngọk Yêu, Ngọk Lây, Văn Xuôi (H. Đăk Tô), xã Đắk Kôi huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum (hình 3.19).

3.4.3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất

Với diện tích 118.281 ha, hành lang ĐDSH Kon Cha Răng – Ngọc Linh là hành lang lớn nhất khu vực nghiên cứu với 13 trạng thái sử dụng đất khác nhau. Diện tích đất có rừng chiếm 93,9%, trong đó rừng phục hồi chiếm tỉ lệ lớn nhất 40,9%, tiếp đến là trạng thái rừng gỗ lá rộng thường xanh giàu, trung bình và nghèo. Diện tích đất trống với 4.923 ha chiếm 4,2% diện tích hành lang. Cần có những biện pháp trồng rừng để thu hẹp diện tích đất trống trong hành lang. Chi tiết thể hiện ở bảng 3.23 và biểu 3.2.

Bảng 3.23: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Kon Cha Răng – Ngọc Linh

STT Trạng thái Diện tích (ha) Tỉ lệ % Tổng cộng 118.281 100 I Đất có rừng 111.104 93,9 1 Rừng tự nhiên 109.372 92,5 Rừng gỗ 104.561 88,4 Tre nứa 4.464 3,8 Hỗn giao tre nứa 346 0,3 2 Rừng trồng 1.731 1,5 II Đất trống (Ia, Ib, Ic) 4.923 4,2 III Đất khác (mặt nước, dân cư, đất khác) 2.254 1,9

3.4.3.4. Hành lang đa dạng sinh học Ngọc Linh – Ngọc Linh (Kon Tum) 3.4.3.4 1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hành lang nằm ở xã Đắk Choong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum (hình 3.20).

3.4.3.4 .2. Hiện trạng sử dụng đất

Hành lang ĐDSH Ngọc Linh – Ngọc Linh (Kon Tum) sẽ khép kín vòng cung của chính Khu bảo tồn Ngọc Linh (Kon Tum). Hành lang có diện tích là 2.336 ha có 8 trạng thái sử dụng đất. Diện tích đất có rừng (rừng tự nhiên) chiếm 97,1% diện tích hành lang, trong đó trạng thái rừng phục hồi là chiếm tỉ lệ lớn nhất với 46,9% diện tích hành lang. Tiếp sau là các trạng thái rừng gỗ trung bình, rừng tre nứa và rừng lá kim. Hành lang không có diện tích đất dân cư, diện tích đất ngoài lâm nghiệp chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1,6%. Chi tiết thể hiện ở bảng 3.24 và biểu 3.3.

Bảng 3.24: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Ngọc Linh – Ngọc Linh

STT Trạng thái Diện tích (ha) Tỉ lệ % Tổng cộng 2.336 100 I Đất có rừng 2.269 97,1 1 Rừng tự nhiên 2.269 97,1 Rừng gỗ 1.753 75,0 Tre nứa 516 22,1 Hỗn giao tre nứa - 2 Rừng trồng - - II Đất trống (Ia, Ib, Ic) 30 1,3 III Đất khác 38 1,6

3.4.3.5. Hành lang đa dạng sinh học Ngọc Linh ( Quảng Nam)- Sông Thanh

3.4.3.5.1.Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hành lang nằm ở xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam (hình 3.21.)

Hình 3.21: Bản đồ hành lang ĐDSH Ngọc Linh- Sông Thanh

3.4.3.5.2. Hiện trạng sử dụng đất

KBT Ngọc Linh (Quảng Nam) và KBT Sông Thanh được kết nối với nhau thông qua KBT Ngọc Linh (Kon Tum). Tuy nhiên bề rộng của vùng kết nối là khá hẹp. Hành lang đa dạng sinh học Ngọc Linh – Sông Thanh sẽ mở rộng vùng kết nối giữa 2 KBT. Hành lang có diện tích là 9.633 ha. Diện tích đất có rừng chiếm 65,1%, trong đó diện tích rừng lá rộng thường xanh nghèo chiếm đến 33,6% diện tích hành lang, rừng gỗ trung bình cũng chiếm một diện tích khá lớn 21,8%. Tuy nhiên diện tích đất trống chiếm tỷ lệ khá lớn (3.274 ha). Đây là một trong những khó khăn trong công tác thiết kế và vận hành hành lang. Chi tiết thể hiện ở bảng 3.25 và biểu 3.4.

Bảng 3.25: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Ngọc Linh – Sông Thanh

STT Trạng thái Diện tích (ha) Tỉ lệ % Tổng cộng 9.633 100 I Đất có rừng 6.273 65,1 1 Rừng tự nhiên 6.243 64,8 Rừng gỗ 6.243 64,8 Tre nứa - - Hỗn giao tre nứa - 2 Rừng trồng 30 0,3 II Đất trống (Ia, Ib, Ic) 3.274 34,0 III Đất khác 86 0,9

3.4.3.6. Hành lang ĐDSH Sông Thanh - Sao La 3.4.3.6.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hình 3.22: Bản đồ hành lang ĐDSH Sông Thanh – Sao La

Hành lang nằm trên các xã Zuoih, Chàvàl, Laee, huyện Giằng, các xã Tr'Hy, Lăng, A Tiêng, B HaLie, huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam (hình 3.22).

3.4.3.6.2. Hiện trạng sử dụng đất

Hành lang có quy mô 76.579 ha với 10 loại hình sử dụng đất. Diện tích đất có rừng chiếm 60%, trong đó chiếm ưu thế vẫn là các trạng thái rừng gỗ lá rộng thường xanh, nhiều nhất là rừng trung bình chiếm 31,5%.

Diện tích đất trống chiếm tới 37,5%, do vậy cần có các biện pháp tác động để phục hồi sinh cảnh cho khu vực này. Ngoài ra hành lang có diện tích khá lớn là rừng đang phục hồi, rừng tre nứa. Chi tiết thể hiện ở bảng 3.26 và biểu 3.5.

Bảng 3.26: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Sông Thanh - Sao La

STT Trạng thái Diện tích (ha) Tỉ lệ % Tổng cộng 76.579 100 I Đất có rừng 45.947 60,0 1 Rừng tự nhiên 45.528 59,5 Rừng gỗ 44.016 57,5 Tre nứa 1.512 2,0 Hỗn giao tre nứa - 2 Rừng trồng 419 0,5 II Đất trống (Ia, Ib, Ic) 28.755 37,5 III Đất khác (dân cư, đất khác) 1.878 2,5

3.4.3.7. Hành lang đa dạng sinh học Sao La - Phong Điền 3.4.3.7.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hành lang nằm ở các xã Hương Nguyên, Hương Lâm, Hương Phong, Phú Vinh, Sơn Thụy, A Ngo, Hồng Hạ, Hồng Kim của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế (hình 3.23).

3.4.3.7.2. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.27: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Sao La - Phong Điền

STT Trạng thái Diện tích (ha) Tỉ lệ % Tổng cộng 26.711 100 I Đất có rừng 22.936 85,9 1 Rừng tự nhiên 22.477 84,1 Rừng gỗ 22.477 84,1 Tre nứa - Hỗn giao tre nứa - 2 Rừng trồng 458 1,7 II Đất trống (Ia, Ib, Ic) 3.697 13,8 III Đất khác (mặt nước, đất khác) 79 0,3

Hành lang ĐDSH Sao La - Phong Điền nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế có quy mô 26.711 ha với 8 trạng thái rừng khác nhau. Diện tích đất có rừng chiếm 85,9% diện tích hành lang. Rừng gỗ lá rộng thường xanh trung bình là 10.989 ha, tiếp đến là rừng nghèo chiếm 20,6% và rừng phục hồi 13,8%. Hành lang vẫn còn khoảng 3.697 ha đất trống, chiếm 13,8% diện tích. Chi tiết thể hiện ở bảng 3.27 và biểu 3.6.

3.4.3.8. Hành lang ĐDSH Dakrông - Bắc Hướng Hóa

3.4.3.8.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hành lang nằm ở các xã Khe Sanh, Mò Ó, Đa Krong, Hướng Hiệp (H. Đa Krong), xã Hướng Sơn, Hướng Tân, Tân Hợp, Hướng Linh (H. Hướng Hóa), tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền trung và miền nam việt nam​ (Trang 76 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)