luật và đạo đức
Trong quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, một đặc điểm nổi bất trong tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh đó là: Người không chỉ lí giải tầm quan trọng của pháp luật ở khía cạnh pháp luật là công cụ cơ bản nhất để nhà nước thiết lập trật tự xã hội mà giá trị đích thực của pháp luật đó là pháp luật phải phù hợp với tự nhiên, bản thân pháp luật và các chủ thể áp dụng pháp luật phải hướng tới công lí, công bằng; phải phản ánh được cái đạo của Chính phủ/ nhà nước với dân chúng. Do đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy chất liệu quan trọng trong xây dựng pháp luật đó là các giá trị của đạo đức. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền không thể đi ngược các chuẩn mực đạo đức, các qui phạm xã hội vốn dĩ luôn được thừa nhận và tồn tại khách quan.
Trong mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thấy nhiệm vụ của pháp luật là phải bảo vệ và hiện thực các giá trị đạo đức
và phải được xây dựng trên nền tảng đạo đức. Người nói "Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người, ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ và áp bức" . Người khẳng định: “Đạo nghĩa là chính sách của Chính phủ với dân chúng - chính sách này phải hợp với nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng; đối với dân Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá... có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh Chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh sống chết giết giặc”.
Như vậy, đạo đức đã trở thành cái gốc trong mọi chính sách của Chính phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết triệt để mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trên cơ sở pháp luật hay đạo đức đều phải xuất phát từ khát vọng tự nhiên của con người, “đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn” (từ dùng của tác giả Vũ Đình Hòe trong Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh). Khi pháp luật là sự thừa nhận và ẩn chứa trong nó những qui chuẩn đạo đức thì đạo đức bằng con đường pháp luật đã trở thành những qui phạm có tính khuôn mẫu bắt buộc và mặc nhiên được đảm bảo thực hiện. Pháp luật, lúc này đã trở thành đảm bảo pháp lí cho việc thực hiện các giá trị đạo đức. Ngược lại sự phản ánh các giá trị đạo đức trong qui phạm pháp luật tạo cho pháp luật hiệu lực thực tế. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức là thống nhất và biện chứng. Sự gắn bó trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi xây dựng pháp luật với việc giải quyết các vấn đề thuộc về xã hội thể hiện ở các điểm như: Người chú ý giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, giữa pháp luật và dân chủ. Người đề cao vai trò của các qui phạm đạo đức trong qui phạm pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã:
Nhận thức, phân tích vai trò của pháp luật một cách khách quan, toàn diện, vừa với tư cách là công cụ đấu tranh giai cấp, bảo vệ thành quả cách mạng, vừa với tư cách là công cụ xây dựng xã hội mới, công cụ bảo đản dân chủ, công bằng, bình đẳng trong xã hội. Như vậy quan điểm của Người về vai trò của pháp
luật rất tiến bộ, khoa học, khắc phục được sự tuyệt đối hóa tính giai cấp của pháp luật. Người đã nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội to lớn của pháp luật. Về vai trò của pháp luật, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, pháp luật không chỉ là công cụ bảo vệ thành quả cách mạng mà còn là công cụ để duy trì và bảo vệ bình đẳng dân tộc, bình đẳng nam nữ, bình đẳng xã hội .
Có thể khẳng định trong sự nghiệp cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thấy ý nghĩa quan trọng của các nhân tố tinh thần - đặc biệt là các nhân tố đạo đức. Người cho rằng: "con người dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình". Bởi lẽ đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng việc kết hợp giữ pháp luật và đạo đức để quản lí và giáo dục con người. Trong xây dựng pháp luật, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc làm thế nào cho pháp luật có thể thâm nhập vào đời sống tình cảm của Nhân dân để nó trở thành ý thức tự giác mang tính tiềm năng, để các quy phạm pháp luật được mặc nhiên thừa nhận như các qui phạm đạo đức và được thực hiện một cách tự nguyện.... Người nói: "bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, tổ chức”. Trong mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng đến việc tìm ra mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế. Người xác định phải kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế. Theo Người những hành vi xâm hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân, của Tổ Quốc phải bị xử lý nghiêm minh; với những vi phạm loại nhỏ cần lấy giáo dục làm chính. Trong thư gửi ông Nguyễn Sơn vào tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Cái gan thì cần phải to lớn, cái tâm thì nên tế nhị, chín chắn. Cái Trí phải suy nghĩ cho toàn diện. Đức Hạnh phải vuông vắn ngay thẳng" . Trong tư tưởng của Người, khi pháp luật là sự phản ánh các giá trị đạo đức chung thì việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật là một trong những tiêu chuẩn của đạo đức cách mạng.
Khi đánh giá về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giải quyết