Chăm lo xây dựng hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Tư tưởng HCM về ĐCS và NN (Trang 31 - 33)

Thấy được tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống cũng như trong quản lý, điều hành của nhà nước, Hồ Chí Minh từ rất sớm đã chăm lo xây dựng hệ thống pháp luật. Theo Người, nhà nước pháp quyền phải có hệ thống pháp luật đúng và ngày càng được hoàn chỉnh đầy đủ. Pháp luật đúng là pháp luật không cao hơn, cũng không thấp hơn xã hội. Pháp luật đủ là pháp luật không bỏ sót quan hệ xã hội quan trọng nào. Làm được điều này là rất khó, song nếu không có ý thức về điều này thì sẽ rơi vào tình trạng tiện đâu làm đấy và nhiều văn bản pháp luật ra đời mà rất kém hiệu quả.

Ngay sau khi Tổng tuyển cử thành công, Quốc hội đầu tiên của nước ta ra đời, Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay vào việc xây dựng hệ thống pháp luật của nhà

nước ta. Theo Người, hệ thống pháp luật đó trước hết phải đúng, nghĩa là phải phản ánh một cách trung thành bản chất của các quan hệ xã hội khách quan, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, đồng thời phải có tính đồng bộ, bao quát các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó chủ yếu là phải thể chế được một cách đúng đắn các quyền và nghĩa vụ công dân.

Hệ thống pháp luật phải ngày càng hoàn chỉnh và đầy đủ nghĩa là hệ thống luật pháp không phải được xây dựng một lần là xong, mà phải thường xuyên được sửa đổi và bổ sung để phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân, ngày càng chi tiết, mở rộng. Nói theo Hồ Chí Minh là phải “sửa sang pháp luật”. Theo Người, sau khi xây dựng Hiến pháp và các đạo luật thì phải sửa sang pháp luật vì có sửa sang pháp luật thì mới có cái để quản lý xã hội ngày càng phát triển. Người luôn nhắc nhở các cơ quan lập pháp phải chú ý lo việc sửa đổi, bổ sung các đạo luật cho ngày càng hoàn chỉnh. Trong hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Chúng ta cũng thấy luật pháp của ta hiện nay chưa đủ. Chính các chú có trách nhiệm góp phần làm cho pháp luật của ta ngày càng tốt hơn, ngày càng phong phú hơn. Phải cố gắng làm cho pháp luật dân chủ ngày càng nhiều hơn tốt hơn.

Năm 1954, nhân dân Việt Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đất nước bị chia cắt làm hai miền với nhiệm vụ cách mạng; tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Trong điều kiện mới của cách mạng, Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “So với tình hình mới và nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay thì nó không thích hợp nữa. Vì vậy mà chúng ta phải sửa đổi Hiến pháp ấy”. Và Hiến pháp năm 1959 ra đời như là một tất yếu – là sản phẩm của sự thay đổi hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tư tưởng HCM về ĐCS và NN (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w