CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về ĐTNN và TTCK Việt Nam
Đầu tư nước ngoài1 (Foreign Investment - FI) là việc một hay nhiều cá nhân, tổ chức của một quốc gia đưa vốn dưới nhiều hình thức khác nhau vào một quốc gia khác để thực hiện các hoạt động đầu tư kiếm lợi nhuận. ĐTNN tại Việt Nam được biết đến với hai hình thức là Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp.
2.1.1.1Đầu tư trực tiếp (Foreign Direct Investment - FDI)
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo Luật Đầu tư Việt Nam: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia khác để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình.
Đặc điểm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như sau:
Về nguồn vốn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết sản xuất và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi.
Về vốn góp: các chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đóng góp một số lượng vốn tối thiểu theo quy định của luật pháp ĐTNN của từng nước, để họ có quyền
Quyền quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đối tượng đầu tư phụ thuộc vào mục độ góp vốn. Tỷ lệ góp vốn của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Chia lợi nhuận: Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ chia theo tỷ lệ vốn góp của các bên trong tổng vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại.
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho nước tiếp nhận đầu tư.
2.1.1.2Đầu tư gián tiếp (Foreign Indirect Investment - FII)
Theo quan điểm vĩ mô: Nước chủ nhà nhận vốn từ nước ngoài dưới hình thức vay vốn hoặc nhận viện trợ của một tổ chức quốc tế hoặc một nước nào đó. Nước chủ nhà sử dụng vốn vay để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế và kinh tế xã hội quốc gia, sau một thời gian phải hoàn trả cả gốc và lãi dưới hình thức tiền tệ hay hàng hoá. Hoặc chính phủ bán trái phiếu ra nước ngoài để huy động ngoại tệ từ nước ngoài. Nói cách khác đầu tư gián tiếp là một hình thức đầu tư của chính phủ. Nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong FDI.2
Theo quan điểm vi mô: Chủ đầu tư góp vốn với tỷ lệ nhỏ, họ không được quyền tham gia trực tiếp vào việc điều hành, chi phối hoạt động của đối tượng mà chỉ đơn thuần là góp vốn để được nhận một phần lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.3
Đặc trưng có bản của đầu tư gián tiếp nước ngoài4 là:
Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán
2,3 Nhóm 1 - Cao học Thương Mại K15 (2008), Đầu tư quốc tế gián tiếp: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam, Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế.
4Thư viện Đại học Kinh tế Đà Nang:
http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/12778/2/DT_0014.pdf
Nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lí như trong FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài là đầu tư tài chính thuần tuý trên thị trường tài chính.
2.1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.2.1Bản chất và đặc điểm thị trường chứng khoán5
2.1.2.1.1 Bản chất của thị trường chứng khoán
TTCK là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi các loại chứng khoán giữa các chủ thể tham gia. Các chứng khoán dài hạn là các công cụ có thời gian đáo hạn ngay từ khi phát hành dài hơn 1 năm.
Ve bản chất, TTCK là một định chế tài chính trực tiếp, nơi tâp trung phân phối các nguồn vốn tiết kiệm hoặc tạm thời nhàn rỗi, nơi giao dịch các công cụ tài chính của thị trường vốn.
2.1.2.1.2 Đặc điểm của thị trường chứng khoán
Là phương thức cung cấp và huy động vốn trực tiếp, người có vốn nhàn rỗi và người có nhu cầu vốn trực tiếp tham gia thị trường mà không thông qua trung gian tài chính như ngân hàng.
Là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo với sự tham gia của nhiều người mua và bán; giá hình thành trên cơ sở quan hệ cung - cầu.
Là thị trường vừa gắn với hình thức tài chính dài hạn, vừa gắn với hình thức tài chính ngắn hạn. Nhìn chung, TTCK là thị trường liên tục khi các chứng khoán thường xuyên được mua bán nhiều lần trên thị trường thứ cấp sau khi đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.
2.1.2.1.3 Chỉ số chứng khoán6
Chỉ số chứng khoán là số bình quân giá của các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường tại một thời điểm. Các loại chứng khoán được chọn để tính chỉ số,
tùy thuộc mỗi loại chỉ số có cách lựa chọn khác nhau. Chỉ số chứng khoán là số tương đối biểu hiện (bằng điểm), bằng sự quan hệ so sánh giữa giá cổ phiếu bình quân kỳ nghiên cứu (hiện tại) với giá bình quân kỳ gốc đã chọn (thường coi là 100 hoặc 1000).
Chỉ số chứng khoán được cấu thành bởi hai yếu tố là loại chứng khoán (trọng số) và giá của từng chứng khoán cấu thành. Ở Việt Nam, chỉ số VN-Index và HNX- Index là chỉ số đại diện cho các cổ phiếu được niêm yết trên Thị trường giao dịch chứng khoán. Chỉ số này được tính theo phương pháp trọng số giá thị trường trên cơ sở các cổ phiếu được giao dịch; sau đó được mở rộng cho các trung tâm giao dịch chứng khoán. Chỉ số chứng khoán được tính theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết tại thời kỳ tính toán.
∑ P ti * Qti
Index (điểm) = ɛ ɪ— x 100 ∑Poi*Qoi
Trong đó:
Pti: Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo P0i: Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm gốc Qti: Số lượng cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo Q0i: Số lượng cổ phiếu i tại thời điểm gốc N: Số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số.
Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm thay đổi giá trị chỉ số, còn có một số nhân tố khác làm thay đổi như cơ cấu số cổ phiếu niêm yết như thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với chỉ số ngày trước đó. Do đó, cần phải thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số chia của công thức trên. Trường hợp có các cổ phiếu mới đưa vào niêm yết, hay tổ chức niêm yết tiến hành nâng vốn, hệ số chia mới được tính như sau:
Hệ số chia mới (d) = Hệ số chia cũ x Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ
Giá trị thị trường của các CP niêm yết mới: Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ Trường hợp một số loại cổ phiếu niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới được tính như sau:
Hệ số chia mới (d) = Hệ số chia cũ x Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ
Giá trị thị trường của các CP huỷ bỏ
Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ Index (điểm) = 100 x Tổng giá trị thị trường các CP sau khi thay đổi Hệ số chia mới.
2.1.2.1.4 Các chức năng hoạt động của TTCK7.
Kênh huy động và phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh: Dựa vào tính lợi ích nhờ quy mô và giảm thiểu các chi phí giao dịch, các định chế tài chính đóng vai trò huy động vốn và phân bổ nguồn vốn một cách có hiệu quả từ các chủ thể có vốn dư thừa tới những chủ thể thiếu vốn. Bằng cách đó, TTCK không những đáp ứng nhu cầu tiết kiệm trong nền kinh tế mà còn tạo điều kiện tích lũy nguồn vốn đầu tư phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thêm vào đó TTCK vận hành một cách hành mạnh và an toàn là một nhân tố quan trọng để bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng thông qua nâng cao hiệu suất của nền kinh tế chứ không chỉ đơn thuần do khối lượng.
Công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô: Chức năng này bộc lộ sự tích cực nhất là khi Chính phủ thực thi các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tài chính - tiền tệ để ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát. Khi TTCK phát triển thì các vấn đề về minh bạch, công khai thông tin, chuẩn mực kế toán, kiểm soát, cơ chế quản trị công ty... sẽ được nâng cao, tạo điều kiện cho chính phủ tăng khả năng quản lý hệ thống
Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán: Cũng mang tính chất tích cực như hai chức năng trên. Chức năng này giúp cho các chủ thể tham giá có thể mua bán chứng khoán một cách thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp. Tính thanh khoản do TTCK mang lại sẽ giúp dòng vốn luân chuyển nhanh và trở thành một kênh huy động vốn cũng như đầu tư hiệu quả.
Nhìn chung, TTCK còn có các chức năng khác như chức năng TTCK khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm vào công cuộc đầu tư. TTCK là công cụ làm giảm áp lực lạm phát, TTCK đảm bảo tính thanh khoản cho số tiền tiết kiệm đầu tư dài hạn TTCK tạo thói quen đầu tư... nhưng ba chức năng trên là ba chức năng quan trọng đặc biệt, dù ở tầm vi mô hay vĩ mô.
2.1.3 Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các hoạt động trên TTCK. 2.1.3.1 Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Với lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp, Việt Nam là một trong những quốc gia hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ các lợi thế đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm gần đây có xu hướng tăng lên, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. ngoài tại Việt Nam
Quy mô vốn đăng ký và quy mô vốn thực hiện của nguồn vốn FDI có sự tương đồng với quá trình hội nhập và sự điều chỉnh về chính sách mở cửa thu hút vốn FDI của Việt Nam.
Biểu đồ 2.1: Vốn đăng ký đầu tư của NĐTNN trực tiếp vào Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ kế hoạch và đầu tư. Đơn vị: Triệu USD
về vốn đăng ký, tính đến năm 2019 có 3.883 dự án đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam với vốn đăng ký là 38.019 triệu USD, tăng 214% số lượng dự án đăng ký và tăng 91,2% số vốn đăng ký so với năm 2010, cao nhất trong vòng 10 năm liên tiếp, tăng 7,2% so với năm 2018. Khu vực ĐTNN đã tạo việc làm, thu ngân sách cũng như thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam. Giai đoạn từ năm 2010 - 2014 vốn FDI đăng ký có sự dao động liên tục và tăng nhẹ từ 19.886 triệu USD năm 2010 lên 20.230 triệu USD vào năm 2014. Từ sau năm 2015 tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ và liên tục, với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2015 là 22.757 triệu USD, thì đến năm 2019 con số này tăng lên 38.019 triệu USD.
Biểu đồ 2.1 Vốn thực hiện đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Đơn vị: Triệu USD
về vốn thực hiện, năm 2019, 20.380 triệu USD đã được thực hiện đầu tư vào Việt Nam, tăng 85,3% so với năm 2010 và là số vốn thực hiện cao nhất trong giai đoạn 2010 - 2020. Năm 2010, vốn đầu tư thực hiện đạt 11.000 triệu USD, tới năm 2015 đã đạt 14.500 triệu USD, và tới năm 2016 đã đạt 15.800 triệu USD. Vốn FDI thực hiện cũng tăng cao hơn trong giai đoạn 2015- 2019, từ 14.500 triệu USD lên 20.380 triệu USD
Biểu đồ 2.2: Số dự án đã đăng ký đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Số dự án đầu tư đăng ký mới tăng từ 2.013 dự án năm 2015 lên 3.883 dự án năm 2019.
Một số dự án lớn trong năm 2020:
(1) Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD với mục
tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG (cấp GCNĐKĐT ngày 16/1/2020).
(2) Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại Bà Rịa - Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 18/4/2020).
(3) Dự án Khu trung tâm đô thị Tây hồ Tây (Hàn Quốc) tại Hà Nội, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 774 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày
về lĩnh vực đầu tư:
Trong giai đoạn 2010 - 2020 vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm luôn dao động trong khoảng 13 - 24 tỷ USD, chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong tổng số vốn đầu tư đăng ký (40 - 70%). Ngoài ra, các lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ hay sản xuất phân phối điện cũng khá nổi bật trong các ngành nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tính đến hết năm 2019, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, chiếm tỉ trọng cao nhất với tổng vốn đăng ký là 214,6 triệu USD, ứng với 59% tổng số vốn đăng ký. Số dự án đầu tư của lĩnh vực này cao nhất với 14.422 dự án, ứng 46,7% tổng số dự án. Lĩnh vực bất động sản đứng thứ 2 với tổng số vốn đăng ký là 58,4 tỷ USD (chiếm 16% tổng số vốn đăng ký). Đáng chú ý, đã có sự gia tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh bất động sản với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như: CapitaLand, Sunwal Group, Mapletree, Kusto Ilome,... Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm 6,5% tổng số vốn đăng ký.
Năm 2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của nhà đầu tư nước ngoài với 800 dự án cấp mới, 680 dự án điều chỉnh vốn đầu tư và 1268 lượt góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn là 13,601 tỷ USD, chiếm 47,67% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí đốt và hơi nước đứng thứ 2 đạt 5,1426 tỷ USD chiếm 18,03% tổng vốn đầu tư. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 4,18495 tỷ USD chiếm 14,67% tổng vốn đầu tư. Nhìn chung, các ngành công nghệ chế biến, kinh doanh bất động