6. Nội dung của luận văn
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
1.1.3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Quá trình hội nhập quốc tế các mặt của đời sống diễn ra với tốc độ nhanh chóng dẫn đến sự chênh lệch về sự hiểu biết của con người giữa các quốc gia. Từ hệ thống đào tạo đến các chương trình đào tạo các ngành trong nền kinh tế xã hội không thống nhất làm nhận thức của người họ giữa các trường tại các nước khác nhay. Đây là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng NNL được đào tạo trong nước với nước ngoài có một khoảng cách khá xa.
Cơ cấu các ngành trong nền kinh tế khiến tỷ trọng NNL tham gia trong các ngành cũng là một nguyên nhân khiến chúng ta cần phải tái cơ cấu lại nền kinh tế. Hiện nay tỷ lệ NNL tham gia trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệm vẫn đang chiếm đến 60% và hầu hết chưa được đào tạo bài bản. Cách thức sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, phương tiện sản xuất thủ công và chủ yếu dùng sức người là chính. Tỷ lệ ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất thấp, trong khi đó xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa tạo ra sự cạnh tranh ngày càng lớn. Điều này làm cho năng lực cạnh tranh NNL của Việt Nam hiện nay đang rất thấp. Theo “Báo cáo phát triển con người, toàn cầu và quốc gia” của Văn phòng báo cáo và phát triển con người của UNDP (2010), chỉ số cạnh tranh NNL của Việt Nam chỉ đạt 3,39 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước xếp hạng.
Cuộc sống của con người không chỉ có các khía cạnh kinh tế và các hoạt động kinh tế tạo ra của cải vật chất phục vụ con người mà phần không thể thiếu đó là đời sống văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, văn hóa biểu hiện xen kẽ trong tất cả các hoạt động của con người mà khó tách riêng, không đo đếm được bằng các số liệu thống kê cụ thể. Trong xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa không chỉ các lĩnh vực khoa học và công nghệ mà còn diễn ra ở hầu hết các mặt của đời sống.
Việc học tập và nghiên cứu còn nhiều vấn đề như chương trình, hình thức và phương pháp đào taọ chưa phù hợp với hệ thống GD&ĐT trên thế giới. Các chương trình đào tạo và đánh giá lực học của các trường có cùng khối ngành cho sinh viên ở các trường khác nhau cũng không thống nhất. điều này dẫn đến chất lượng của sinh viên khác nhau và sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp ngày càng mạnh hơn, Sự cạnh tranh này không phải do bản thân công việc đòi hỏi năng lực giải quyết công việc của người thực hiện mà do chính sách tuyển dụng, chế độ đãi ngộ khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp và hình thức pháp lý của DN khác nhau.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bất cứ giai đoạn nào cũng đề cập đến việc phát triển con người, trong đó nhấn mạnh đến phát triển NNL trong xây dựng và phát triển đất nước. Trong việc phát triển NNL và nâng cao chất lượng NNL, chiến lược đi đầu vẫn là giáo dục và đào tạo. Phát triển NNL gắn với nhu cầu lao động kỹ thuật ngoài xã hội của thị trường lao động trong và ngoài nước, phù hợp với từng vùng địa lý. Phát triển hình thức đào tạo kết hợp giữa các trường
chuyên nghiệp ới các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp. Cơ cấu lại hệ thống đào tạo NNL theo hướng đa dạng hóa, phát triển các loại hình đào tạo NNL chất lượng cao.
Khi xã hội càng phát triển, các chính sách vĩ mô của Nhà nước càng quan tâm đến con người, đầu tư vào con người: hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội để hiểu được tầm quan trọng của yếu tố con người trong việc phát triển kinh tế- xã hội. Bản thân mỗi thành viên trong xã hội cũng nhận thức đươc điều đó và quan tâm tới con người ngay từ khi nhen nhóm hình thành một sự sống, tuổi ấu thơ đến khi trưởng thành.
Nhu cầu thị trường lao động
Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển hơn, các loại sản phẩm dịch vụ càng đa dạng về thiết kế, mẫu mã, màu sắc, chất lượng nhằm phục vụ tối đa nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng. Với sự hội nhập kinh tế thế giới, sự lựa chọn của người tiêu dùng ngày một đa dạng hơn, đòi hỏi sự tinh xảo và những kỹ năng cao hơn trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của các đối tượng khác nhau Chính vì thế sẽ đòi hỏi khả năng của NNL một cách cao hơn. Như vậy, thị trường là một nhân tố khách quan nhưng lại tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và buộc các DN phải quan tâm đến chất lượng NNL để đáp ứng nhu cầu thị trường.
1.1.3.2. Những yếu tố bên trong
Đánh giá nguồn nhân lực
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường dựa theo một lối mòn trong tư duy đánh giá về NNL. Đó là đánh giá thông qua mức độ thực hiện công việc của NNL và coi đó là đánh giá NNL, lấy kết quả đó làm căn cứ để xây dựng chế độ thù lao cho NNL. Thái độ làm việc, hành vi ứng xử thuộc về văn hóa giữa các cá nhân, các bộ phận trong doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các đối tượng bên ngoài… gần như không được đề cập đến trong quá trình đánh giá NNL. Về mặt lý thuyết, hệ thống đánh giá sự thực hiện công việc cần tiến hành theo quy trình thường gồm 3 yếu tố cơ bản: Xác định các mục tiêu chuẩn bị cần thực hiện; đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn nhất định, thông tin phải hồi với NNL và quản lý NNL.
Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các tiêu chí để thể hiện những yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả về số lượng và chất lượng. Đó chính là mốc chuẩn để đo lường thực hiện công việc của NNL. Hệ thống các tiêu chí này
cần xây dựng khách quan, phản ánh kết quả và hành vi thực hiện công việc. Tuy nhiên, một hệ thống đánh giá gồm các tiêu chí nào và mức độ yêu cầu đói với NNL thì chưa rõ ràng. Các tiêu chí xây dựng dựa theo định mức thực hiện theo cấp bậc, theo chức vụ là các tiêu chuẩn định lượng tương đối rõ ràng, còn phần lớn các tiêu chí định tính và các yêu cầu dựa trên quan điểm chủ quan của người xây dựng.
Đo lường sự thực hiện công việc là vấn đề trọng tâm của sự đánh giá. Kết quả của hoạt động đo lường sẽ đưa ra một thứ bậc phản ánh mức độ thực hiện công việc của NNL. Vì vậy rất cần thiết để có hệ thống tiêu chí đánh giá làm căn cứ xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng NNL được thống nhất và hoàn chỉnh hơn.
Đào tạo và phát triển
Trong sự phát triển của một nền kinh tế, NNL đóng vai trò quan trọng nhất trong mọt hoạt động tạo ra giá trị cũng như của cải vật chất phục vụ đời sống con người. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn giáo dục. Đào tạo đề cập đến giai đoạn khi con người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định mới tiến hành đào tạo. Đó là việc huấn luyện, giảng dạy, tập huấn cho một nhóm người, một tổ chức, một doanh nghiệp về một vấn đề nhằm đạt đến mục tiêu nhất định. Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể để người học lĩnh hội và nắm vững những kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách hệ thống, chuẩn bị cho NNL thích nghi với công việc và đảm nhận một công việc nhất định.
Quan điểm của lãnh đạo và các chính sách quản trị nhân lực trong doanh nghiệp:
Những quan điểm, nhận thức của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp về “nâng cao chất lượng NNL” sẽ tác động tới hệ thống chính sách, sự đầu tư cho nguồn lực này ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, các chính sách quản trị nhân lực trong doanh nghiệp (như chính sách về: tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp xếp lao động, đãi ngộ, lương thưởng, phúc lợi…) có tác động trực tiếp đến hoạt động nâng cao chất lượng NNL. Thực hiện tốt các chính sách này sẽ giúp doanh nghiệp có NNL đủ mạnh về chất và lượng phục vụ mục tiêu, chiến lược của mình.
Chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ vào chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lên kế hoạch về chất lượng NNL: bao gồm các kiến thức, kỹ năng cần thiết,
đánh giá chất lượng NNL hiện tại, so sánh và đưa ra số lao động cần thiết theo trình độ lành nghề, kỹ năng đã đạt yêu cầu của công việc đặt ra để từ đó có kế hoạch đào tạo nâng cao nhằm cải thiện chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường làm việc
Môi trường làm việc không chỉ bao gồm cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho công việc mà còn bao gồm những mối quan hệ giữa đồng nghiệp, cấp trên - cấp dưới, không khí làm việc, phong cách, cách thức làm việc của doanh nghiệp. Một môi trường làm việc tốt sẽ tạo điều kiện, cơ hội để người lao động thể hiện năng lực, phát triển bản thân, cống hiến hết mình, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh đảm bảo được tính công bằng, cạnh tranh lành mạnh sẽ là nhân tố kích thích người lao động phát triển.
Nhận thức của người lao động về nâng cao chất lượng NNL
Muốn nâng cao chất lượng, trước tiên, chính bản thân người lao động phải nhận thức được sự phù hợp của bản thân đối với công việc, mình đã có và còn cần những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất gì, từ đó ý thức, tự giác học hỏi nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Bởi nâng cao chất lượng NNL trong doanh nghiệp không chỉ từ một phía doanh nghiệp mà bản thân người lao động cũng phải mong muốn và có thái độ hợp tác thì mới dễ dàng thực hiện và hiệu quả đạt được sẽ cao nhất.