và tăng cường về chức năng, nhiệm vụ: nâng cấp từ Vụ Bảo hiểm thành Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành và thống kê, thông tin thị trường bảo hiểm được thành lập, đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát thông tin thị trường, hỗ trợ thị trường phát triển an toàn, ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm. Hoạt động quản lý, giám sát được tăng cường và chuẩn hóa theo các chuẩn mực quản lý, giám sát do Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế ban hành; tham gia tích cực diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm Đông Nam Á và Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế, qua đó chia sẻ các thông tin về quản lý, giám sát trong lĩnh vực bảo hiểm.
6 Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính
Giai đoạn 2010-2019: quy mô thị trường vốn tăng trưởng bình quân 24%/năm, trong đó: tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường chứng khoán đạt 25% và TTTP đạt 22,8%.
- Đến năm 2018, quy mô thị trường vốn đã tương đương 111,02% GDP, từng bước thu hẹp khoảng cách với thị trường tín dụng ngân hàng (131,25% GDP), gấp 5,4 lần so với năm 2010. Đến cuối năm 2019, quy với thị trường tín dụng ngân hàng (131,25% GDP), gấp 5,4 lần so với năm 2010. Đến cuối năm 2019, quy mô thị trường vốn đạt 112,74%% GDP; quy mô dư nợ thị trường trái phiếu đạt 40,14% GDP.
- Tính đến hết tháng 8/2019, dư nợ thị trường TPCP đạt 1.545.531 tỷ đồng (tương đương 27,9% GDP năm 2018). Kỳ hạn còn lại bình quân danh mục là 7,36 năm (tăng 0,8 năm so với cuối năm 2018). Lãi suất bình 2018). Kỳ hạn còn lại bình quân danh mục là 7,36 năm (tăng 0,8 năm so với cuối năm 2018). Lãi suất bình quân danh mục đạt 6,11% (giảm 0,17% so với mức 6,28% cuối năm 2018); 100% khối lượng TPCP phát hành trong 8 tháng đầu năm có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, trong đó 93% có kỳ hạn từ 10 năm trở lên. Khối lượng giao dịch TPCP đạt 8.600 – 9.000 tỷ đồng/phiên năm 2018.
1
Phụ lục 2:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020 KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Báo cáo số: 424/BC-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025)
TT Nhiệm vụ, giải pháp Kết quả thực hiện Đánh giá
I TẬP TRUNG HOÀN THÀNH CƠ CẤU LẠI BA TRỌNG TÂM GỒM CƠ CẤU LẠI ĐẦU TƯ CÔNG, DNNN VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
I.1 Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước
1
Xây dựng đề án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 trong năm 2017
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017
Đã triển khai và có kết quả rõ ràng
2
Ban hành danh mục cụ thể ngành nghề, lĩnh vực đầu tư nhà nước theo quy định tại Luật quản lý sử dụng vốn đầu tư nhà nước vào sản xuất kinh doanh trong năm 2017
Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2015/NĐ-CP
Đã triển khai và có kết quả rõ ràng
3 Hoàn thiện Đề án thành lập cơ quan đại diện chủ sở hữu
đối với doanh nghiệp nhà nước trong năm 2017
Đề án đã được thông qua. Hiện nay, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang trong quá trình kiện toàn bộ máy, tổ chức hoạt động. Theo đó, Ủy ban vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động do một số quy định của pháp luật hiện hành chưa kịp điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN
Đã triển khai và có kết quả rõ ràng
4
Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước rà soát, tập hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền trước tháng 6 năm 2017 về các dự án thua lỗ kéo dài, không có khả năng phục hồi; thực hiện xử lý theo thẩm quyền, kể cả giải pháp phá sản và hoàn thành xử lý trước tháng 6 năm 2018
Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đã rà soát, tập hợp, báo cáo Đã triển khai và có kết quả rõ
ràng
5
Các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp, trước tháng 6 năm 2017 công bố đầy đủ danh mục doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ trên 50% sở hữu thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm kế hoạch và lộ trình thoái vốn hàng năm đảm bảo hoàn thành thoái vốn trước năm 2019
Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 Thủ tướng Chính phủ và Quyết định
số 1232/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020.
Đã triển khai và có kết quả rõ ràng
6
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước xây dựng kế hoạch và thực hiện cơ cấu lại toàn diện giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, gồm cơ cấu lại về sở hữu, ngành, nghề đầu tư kinh doanh và sản phẩm, cơ cấu lại tài chính và danh mục đầu tư, đổi mới công nghệ và quản lý, áp dụng quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế
Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty đã xây dựng phương án cơ cấu lại, tuy nhiên, việc tổ chức còn thụ động, chậm trễ và thiếu hiệu quả
Đã triển khai và có kết quả bước đầu
2
TT Nhiệm vụ, giải pháp Kết quả thực hiện Đánh giá
7 Hoàn thành việc chuyển giao các doanh nghiệp thuộc
diện chuyển giao về SCIC trước tháng 12 năm 2017
Qua 10 năm hoạt động, vốn nhà nước do SCIC tiếp nhận quản lý mới khoảng 1% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp (theo giá trị sổ sách); 99% vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn do các Bộ, địa phương quản lý
Đã triển khai nhưng chậm so với kế hoạch
8
Thực hiện đúng kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước; có cơ chế kiểm soát phù hợp nguồn vốn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; các doanh nghiệp cổ phần hóa phải đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu; thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực, giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị doanh nghiệp một cách thực chất
Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước quá chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra. Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2020 còn phải thực hiện cổ phần hóa là 92 doanh nghiệp, trong đó Bộ, ngành và địa phương còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện là: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (6 doanh nghiệp), Bộ Công thương (4 doanh nghiệp), Bộ Xây dựng (2 doanh nghiệp), thành phố Hà Nội (13 doanh nghiệp), thành phố Hồ Chí Minh (38 doanh nghiệp)....; đồng thời, phải thực hiện thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp có giá trị lớn, như: Bộ Xây dựng còn phải thoái vốn tại 8/11 tổng công ty cổ phần, thành phố Hà Nội còn phải thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp do thành phố quản lý....
Đã triển khai nhưng chậm so với kế hoạch
I.2 Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công
1 Xây dựng Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2016
- 2020 trong năm 2017
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/1/2018 Phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025;
Đã triển khai và có kết quả rõ ràng
2
Xây dựng Đề án hoàn thiện thể chế lựa chọn sắp xếp thứ tự ưu tiên phê duyệt dự án đầu tư công và đánh giá hiệu quả sau đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025
Đề án đang trong quá trình xây dựng Đang triển khai và có kết quả
bước đầu
3
Hoàn thiện hệ thống quản lý đầu tư công theo thông lệ quốc tế đảm bảo đến năm 2019 đạt chất lượng tương đương trung bình các nước ASEAN-4, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập và thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công
Hệ thống quản lý đầu tư công nhìn chung chậm được đổi mới, chưa đổi mới được cách thức lập, thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công. Đã trình Quốc hội ban hành Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 và hiện đang xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.
Đã triển khai và có kết quả bước đầu
4
Tăng cường đối thoại chính sách với cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư (xúc tiến đầu tư tại chỗ)
Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư tiếp tục hoạt động hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm được tổ chức để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. Tại địa phương, các chương trình gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp được tổ chức theo định kỳ để hỗ trợ, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
Đã triển khai và có kết quả rõ ràng
3
TT Nhiệm vụ, giải pháp Kết quả thực hiện Đánh giá
5
Tiếp tục hoàn thiện chính sách và cơ chế về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo hướng chuyển từ cơ chế cấp phát sang cơ chế cho vay lại gắn với tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay