Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Kết quả khảo sát thực trạng một số cơ sở giết mổ lợn ở thành phố Hà Nội
LỢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực trạng một số cơ sở giết mổ tại Thành phố Hà Nội đã được điều tra khảo sát, kết quả tổng hợp ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Khảo sát về số lượng và quy mô một số cơ sở giết mổ
STT Địa điểm Số cơ sở giết mổ
Quy mô giết mổ
1 – 10 con 10 – 100 con SL % SL % 1 Thường Tín 7 2 28.6 5 71.4 2 Hoài Đức 10 7 70 3 30 3 Đông Anh 8 5 62.5 3 37.5 4 Sóc Sơn 6 5 83.3 1 16.7 5 Hoàng Mai 7 5 71.4 2 28.6 6 Chương Mỹ 8 6 75.0 2 25.0 7 Thanh Oai 10 9 90 1 10 8 Đan Phượng 6 5 83.3 1 16.7 Tổng 62 44 70.97 18 29.03
Theo QCVN 01 - 04: 2009/BNNPTNT, quy định quy mô giết mổ nhỏ: Giết mổ 1 - 10 con lợn/ngày, quy mô giết mổ vừa: Giết mổ 10-300 con/ngày, quy mô giết mổ lớn >300 con/ngày.
Từ số liệu trong bảng 4.1 cho thấytrong số 62 cơ sở giết mổ thuộc 8 quận huyện tại Thành phố Hà Nội, số lượng cơ sở giết mổ chủ yếu là các cơ sở giết mổ có quy mô nhỏ chiếm 70,97%, còn lại quy mô giết mổ vừa chỉ chiếm 20,03%.
Các cơ sở giết mổ tiêu thụ nội địa nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, toàn bộ do tư nhân thành lập, đa số có quy mô nhỏ, công suất thấp. Trang thiết bị thủ công thô sơ, hầu hết các cơ sở không có giấy phép kinh doanh và kiểm tra,
giám sát của cơ quan Thú y có thẩm quyền. Chính vì vậy, phần lớn các chủ cơ sở giết mổ thường hoạt động theo kinh nghiệm và không tuân thủ các quy định của pháp luật về quy trình giết mổ, vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường cũng như việc xử lý nước thải, chất thải.
Quy trình giết mổ bao gồm từ nhập động vật sống, nuôi nhốt chờ giết mổ, tắm trước khi giết mổ, gây choáng, tháo tiết, cạo lông, lấy phủ tạng, rửa thân thịt, kiểm tra thú y, pha lóc, đóng gói, bảo quản (nếu có), xuất sản phẩm. Tất cả các công đoạn trên được thực hiện phân tách tại 2 khu bẩn và sạch. Khu bẩn được tính từ khâu nhập lợn đến mổ lấy phủ tạng, khu sạch từ khâu rửa thân thịt đến bộ phận xuất sản phẩm. Tuy nhiên trên thực tế các cơ sở giết mổ lợn ở địa bàn thành phố Hà Nội không có phân tách khu sạch - khu bẩn. 100% cơ sở giết mổ có địa điểm giết mổ nằm trong khu dân cư. Nguyên nhân, một phần do các cơ sở giết mổ này được xây dựng đã lâu, là giải pháp tình thế nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lúc bấy giờ, chưa có định hướng quy hoạch tổng thể, một phần do tốc độ đô thị hóa quá nhanh trong những năm gần đây. Qua điều tra, 100% các cơ sở giết mổ có nơi nhốt động vật chờ giết mổ. Tuy nhiên diện tích khu nuôi nhốt rất nhỏ hẹp, liền kề nơi giết mổ gia súc nên làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh và phẩm chất thịt.
Theo quy định các cơ sở giết mổ phải có khu cách ly và xử lý gia súc ốm. Nhưng kết quả điều tra của chúng tôi chỉ có 5/58 cơ sở giết mổ có khu cách ly, xử lý gia súc ốm. Phương tiện vận chuyển thân thịt phải là phương tiện chuyên dùng, đảm bảo không gây ô nhiễm thân thịt, không được vận chuyển thân thịt trần trên xe máy... Tuy nhiên, thực tế hiện nay 100% các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Hà Nội sử dụng xe máy để vận chuyển thân thịt đến nơi tiêu thụ mà không có bất kì biện pháp che chắn, bao gói nào.
Số liệu trong bảng 4.2 cho thấy hầu hết các cơ sở giết mổ chưa xây dựng đúng theo quy định. 85,48 % cơ sở giết mổ đều là tự phát không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y do cơ quan thú y cấp. 90,32% cơ sở giết mổ không đảm bảo cách biệt với trường học, khu dân cư, xa các trang trại chăn nuôi và các nguồn gây ô nhiễm ≥ 200m. 82,26% cơ sở giết mổ không có tường rào bao quanh hoặc cách biệt với khu vực xung quanh. 100% các cơ sở giết mổ không có hố sát trùng, hoặc phương tiện khử trùng xe và người ra vào khu giết
mổ, khu sạch và khu bẩn không phân cách nhau, các sản phẩm xuất ra đều đi chung 1 cửa. 93,55% không có hệ thống thoát nước và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh. Nhiều cơ sở giết mổ còn trực tiếp xả nước thải ra vườn, xuống ao hồ mà không qua xử lý làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh gây bức xúc cho khu dân cư ở gần cơ sở giết mổ. Đặc biệt chất thải không qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường đây là mầm bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ dễ phát sinh dịch bệnh.
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá mức độ vệ sinh tại các sơ sở giết mổ lợn (n = 62)
STT Nội dung điều tra Tiêu chuẩn đánh giá Không đạt
Tỷ lệ (%)
1
Địa điểm giết mổ theo quy hoạch của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền cho phép
Điểm a, khoản 1, Điều 4, Thông tư số
60/2010/TT-BNNPTNT
53 85,48
2
Khu giết mổ cách biệt với trường học, khu dân cư, xa các trang trại chăn nuôi và các nguồn gây ô nhiễm (bãi rác, nhà máy, đường quốc lộ) ≥200m
Mục 1.1;10 TCN874-
2006 56 90,32
3
Có tường rào bao quang hoặc tách biệt với khu vực xung quanh. Tường xây cao tối thiểu 2m
Mục 1.2;10 TCN 874- 2006 và điểm b, khoản 1, Điều 4, Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT
51 82,26
4
Đường nhập lợn sống và xuất thịt lợn phải riêng biệt, không vận chuyển lợn sống qua khu sạch
Điểm b, khoản 2, Điều 4, Thông tư số 60/2010/TT- BNNPTNT 62 100 5 Có hố sát trùng hoặc phương tiện khử trùng xe và người ra vào khu giết mổ
Điểm c, khoản 2, Điều 4, Thông tư số 60/2010/TT- BNNPTNT
62 100
6
Khu bẩn và khu sạch phải cách biệt nhau, giữa hai khu phải có hố hoặc máng sát trùng
Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 60/2010/TT- BNNPTNT
62 100
7 Có hệ thống thoát nước thải và
xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh
Điều 7, Thông tư số
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá điều kiện trang thiết bị sử dụng tại các cơ sở giết mổ lợn (n = 62)
STT Nội dung điều tra Tiêu chuẩn đánh giá Không đạt
Tỷ lệ (%)
1
Trang thiết bị dụng cụ cho giết mổ được làm bằng vật liệu bền, không gỉ, không bị ăn mòn, không độc dễ vệ sinh
Điểm a, khoản 1, Điều 11 Thông tư số
60/2010/TT - BNNPTNT
44 70,97
2 Dụng cụ và đồ dùng được sử dụng riêng rẽ cho mỗi khu vực
Điểm b, khoản 1, Điều 11 Thông tư số
60/2010/TT - BNNPTNT
58 93,55
3 Dao và dụng cụ giết mổ được vệ sinh trước và sau khi sử dụng, được
bảo quản đúng chỗ quy định
Điểm c, khoản 1, Điều 11 Thông tư số
60/2010/TT - BNNPTNT
0 0
4
Được bố trí đầy đủ bồn rửa tay cho công nhân và bồn rửa khử trùng dụng cụ giết mổ, bảo hộ lao động tại những vị trí thuận tiện cho việc làm sạch và khử trùng Khoản 4, Điều 6 Thông tư số 60/2010/TT- BNNPTNT 55 88,71 5
Có giá treo hay giá đỡ đảm bảo thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0.3m. Nếu phủ tạng trên bề mặt bệ mổ, bệ phải cao hơn mặt sàn ít nhất 0.4m Khoản 6, Điều 6 Thông tư số 60/2010/TT- BNNPTNN 48 77,42
Qua bảng 4.3 cho thấy các cơ sở giết mổ có đầy đủ các trang thiết bị dụng cụ đúng quy định, dao, xô, chậu được vệ sinh trước và sau khi sử dụng, được bảo quản đúng chỗ quy định. Nhưng các trang thiết bị và dụng cụ đó không được sử dụng riêng rẽ cho mỗi khu vực. Có tới 88,71% số cơ sở giết mổ không có đủ xà phòng và bồn rửa cho công nhân rửa tay, rửa các dụng cụ ở khu vực khác nhau. Bên cạnh đó các cơ sở giết mổ thường không trang bị bảo hộ lao động cho người giết mổ. Người giết mổ và xử lý sản phẩm giết mổ không tuân thủ kỹ thuật giết mổ. Có 48 cơ sở giết mổ (77,42 %) đều không đảm bảo thân thịt cách mặt sàn 0.3 m.