Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động sử dụngPTDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 109 - 112)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động sử dụngPTDH

3.2.4.1. Mục tiêu

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động sử dụng trong các trƣờng tiểu học trên địa bàn nghiên cứu đã đƣợc triển khai hàng năm, nhƣng chất lƣợng chƣa cao, do đó chúng tôi đề xuất giải pháp này nhằm giúp các nhà quản lý có thể đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở đó có thể động viên khen thƣởng chính xác những giáo viên, nhân viên có thành tích trong việc sử dụng PTDH trong giảng dạy, tạo khả năng cho mỗi ngƣời có thể tự đánh giá, xem xét và tự điều chỉnh để hoàn thành công việc mình phụ trách.

3.2.4.2. Nội dung

Việc kiểm tra, đánh giá sử dụng PTDH trong quá trình dạy học trƣớc hết phải xác định đƣợc chuẩn kiểm tra, đo lƣờng việc thực thi các nhiệm vụ (thành tích đạt đƣợc) so sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực, đƣa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng PTDH của từng GV trong tổ , giờ lên lớp của GV nhƣ: Chuẩn bị bài giảng của GV, giảng bài trên lớp của GV có sử dụng PTDH hay không sử dụng.

Kiểm tra, đánh giá hồ sơ, sổ sách đã quy định nhƣ: Giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ dự giờ sổ báo giảng, sổ tự bồi dƣỡng và sổ mƣợn, trả các PTDH, kiểm tra công tác bảo quản, bảo dƣỡng của nhân viên phụ trách thiết bị thí nghiệm qua

đó đánh giá tình hình sử dụng, mức độ sử dụng, hiệu quả đạt đƣợc. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế, quy định sử dụng PTDH của nhà trƣờng, việc quản lý, bảo quản, bảo dƣỡng hệ thống PTDH đã đƣợc trang bị.

Dự giờ để kiểm tra, đánh giá chất lƣợng giảng dạy của GV, việc sử dụng PTDH theo những tiêu chuẩn quy định. Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh những sai lệch của GV, nhân viên giúp cho họ đi theo đúng những mục tiêu đề ra.

Qua kiểm tra, đánh giá rà soát đƣợc đội ngũ quản lý PTDH có thể nắm đƣợc những hạn chế chuyên môn từng ngƣời từ đó có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng, phân công quản lý sử dụng cơ sở vật chất phù hợp.

Đánh giá thực trạng tình hình trạng PTDH của nhà trƣờng và tình hình sử dụng PTDH trên cơ sở đối chiếu với các yêu cầu đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Phân tích, đánh giá nguồn lực hiện có và triển vọng trong tƣơng lai phục vụ cho việc sử dụng hệ thống PTDH.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

Cần định lƣợng hóa các nội dung kiểm tra xác định phƣơng pháp kiểm tra cho phù hợp với thực tiễn, phải xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá, các hình thức đánh giá có sự thống nhất công khai trong quá trình kiểm tra.

Để thực hiện tốt và đồng bộ biện pháp trên, để phát huy hiệu quả việc quản lý và sử dụng PTDH, hiệu trƣởng cần nhận thức cao độ về quản lý sử dụng PTDH trong quá trình dạy học từ đó phải xây đựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong quá trình quản lí. Ra quyết định thành lập tổ thanh tra, kiểm tra do hiệu trƣởng hoặc ủy quyền hiệu phó làm trƣởng ban và các đồng chí là tổ trƣởng các tổ chuyên môn làm ủy viên.

Hàng tháng Ban thanh tra có trách nhiệm thanh tra toàn diện, thanh tra việc giảng dạy và thanh tra việc quản lý và sử dụng PTDH theo kế hoạch và

theo thanh tra đột xuất. Ban thanh tra có nhiệm vụ thanh tra, giám sát, phát hiện lập các biên bản đề xuất, kiến nghị phƣơng án giải quyết để báo cáo lên hiệu trƣởng. Việc thanh tra còn giúp cho hiệu trƣởng trong việc giám sát, đôn đốc các thành viên, nhóm thành viên thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình. Hiệu trƣởng có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của ban thanh tra từ đó đƣa ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý việc thƣởng phạt của các tổ, nhóm chuyên môn, các cá nhân khi sai phạm, đồng thời báo cáo lên Sở xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Kiểm tra, đánh giá vừa là để đo đạc sản phẩm đầu ra, vừa là động lực định hƣớng cho hoạt động dạy học. Nó vừa là công cụ để kiểm tra, đánh giá phƣơng pháp học của HS, vừa là công cụ để kiểm tra, đánh giá phƣơng pháp dạy của GV, về giá trị quản lí, kiểm tra, đánh giá đƣợc xem nhƣ là công cụ điều khiển, tự điều khiển của cá nhân ngƣời quản lí, ngƣời đƣợc quản lí và HS.

Kiểm tra, đánh giá là một khâu nhất thiết phải có trong công tác quản lí PTDH với 3 chức năng cơ bản là đánh giá, phát hiện và điều chỉnh.

Kiểm tra về việc mua sắm, trang bị PTDH, hiệu trƣởng cũng cần có sự kiểm tra, đánh giá, xem xét các yếu tố cần thiết trƣớc khi mua sắm. Công việc cụ thể là kiểm tra số trang PTDH hiện có, đối chiếu với nhu cầu thực tế để biết cần phải mua sắm loại PTDH nào là thiết thực, xem xét nơi cung ứng sản phẩm, xem xét nguồn kinh phí hiện có. Khi mua sắm về, cũng cần thành lập hội đồng kiểm tra, nghiệm thu một cách nghiêm túc. Có nhƣ vậy mới hạn chế đƣợc tình trạng mua sắm ồ ạt nhƣng hiệu quả sử dụng kém, gây lãng phí trong đầu tƣ.

Trong quá trình sử dụng PTDH, hiệu trƣởng phải thƣờng xuyên thực hiện khâu kiểm tra, đánh giá mức độ sử dụng, bảo quản trang thiết bị.

Kiểm tra, đánh giá GV mƣợn sách tham khảo, sử dụng PTDH trên cơ sở căn cứ vào sổ mƣợn sách của thƣ viện, sổ mƣợn PTDH và dự giờ của GV,

việc thực hiện chế độ bảo dƣỡng và kiểm kê PTDH theo định kì, quản lí sổ sách có liên quan. Theo dõi kịp thời tình hình sử dụng PTDH trong các giờ dạy bộ môn, rút kinh nghiệm và trao đổi kinh nghiệm sử đụng PTDH trong GV, tuyên dƣơng, khen thƣởng những bộ phận và cá nhân có thành tích về trang bị, bảo quản, tự làm, sử dụng PTDH, đồng thời phát hiện và ngăn chặn những tiêu cực, lãng phí.

Kiểm tra, đôn đốc GV tham gia hoạt động tự làm đồ dùng dạy học, bảo quản các PTDH, khi kiểm tra, đánh giá cần chú ý đến những điều kiện cụ thể của từng GV trong việc tự làm đồ dùng dạy học, để có biện pháp nhằm khích lệ, động viên GV, HS có năng lực và tâm huyết chế tạo và sử dụng PTDH ở các trƣờng học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)