Khảo sát cơ chế phản ứng của quá trình quang xúc tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và biến tính vật liệu perovskit batio3 bởi g c3n4 ứng dụng làm chất xúc tác quang (Trang 78 - 104)

6. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo sát cơ chế phản ứng của quá trình quang xúc tác

Nhằm khảo sát cơ chế của quá trình quang xúc tác, ảnh hưởng của các chất dập tắt (quencher) có trong dung dịch đến quá trình phản ứng đã được đánh giá. Kết quả quang phân hủy được tiến hành trên vật liệu g-C3N4/BaTiO3

Hình 3.22. Ảnh hưởng của các chất dập tắt gốc tự do đến quá trình phân hủy MB

trên vật liệu g-C3N4/BaTiO3 10% (nồng độ MB 5 mg/L, đèn 220V - 60W)

Để nắm rõ hơn về vai trò của các gốc tự do cũng như electron và lỗ trống quang sinh trong quá trình hoạt động quang xúc tác của vật liệu, các chất dập tắt (quencher) đã được nhiều tác giả đưa vào nhằm cản trở hoạt động của chúng [39]. Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng ancol tert-butylic (TB) làm chất dập tắt gốc •OH [20], 1,4-benzoquinon (BQ) dập tắt anion gốc •O2ˉ [25], [41], amoni oxalat (AO) dập tắt lỗ trống quang sinh h+ [20], [25] và dimetyl sunfoxit (DMSO) dập tắt electron quang sinh eˉ[26]. Các dung dịch chất dập tắt với nồng độ đầu 1 mmol/L với thể tích 2 mL được cho vào ngay từ thời điểm bắt đầu chiếu sáng.

Động học phản ứng theo mô hình Langmuir – Hinshelwood cũng được áp dụng để đánh giá ảnh hưởng của các chất dập tắt đến tốc độ phân hủy quang xúc tác MB của vật liệu composit g-C3N4/BaTiO3 10%, kết quả được trình bày ở Hình 3.23.

Hình 3.23. (a) Hiệu suất quang phân hủy dưới tác dụng của các chất dập tắt khác nhau; (b)-Mô hình động học Langmuir-Hinshelwood áp dụng cho mẫu vật liệu

g-C3N4/BaTiO3 10% với các chất dập tắt khác nhau.

Từ các kết quả ở Hình 3.22 và Hình 3.23 đã chỉ ra rằng với sự có mặt của các chất bắt gốc tự do đều làm giảm rõ rệt hiệu suất quang xúc tác phân hủy MB. Điều này chứng minh rằng anion gốc superoxit (•O2ˉ), gốc hydroxyl (•OH) và lỗ trống quang sinh đều là các tiểu phân hoạt động có đóng góp nhất

(a)

Tuy nhiên, với sự giảm hiệu suất phân hủy từ 72,24% xuống 32,80% và 26,38% cũng như hằng số tốc độ từ 0,1785 xuống 0,0552 và 0,0446 khi có mặt của TB và DMSO cho thấy ảnh hưởng của TB và DMSO là lớn nhất, chứng tỏ gốc tự do hydroxyl •OH và electron quang sinh mới là tác nhân chính quyết định hiệu suất cũng như tốc độ của toàn bộ quá trình. Điều này có thể được giải thích dựa vào bản chất oxi hóa mạnh của gốc •OH và vai trò của electron quang sinh trong việc hình thành trực tiếp anion gốc •O2ˉ và gián tiếp tạo gốc •OH thông qua một số quá trình.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng chất dập tắt đã minh chứng rằng, sự phân hủy của chất màu MB là do hoạt tính quang xúc tác của vật liệu chứ không phải do bất kỳ quá trình nào khác như phân hủy nhiệt hay hấp phụ.

Trong quá trình phản ứng, vai trò của các gốc tự do là rất quan trọng. Việc kết hợp hai hợp phần để tạo vật liệu composit cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình quang xúc tác. Trên cơ sở một số tài liệu đã được công bố [28], sự giải thích quá trình giảm tái kết hợp electron – lỗ trống quang sinh của vật liệu composit g-C3N4/BaTiO3 được đề xuất ở Hình 3.24.

Hình 3.24. Mô hình giả thiết sự giảm quá trình tái kết hợp electron – lỗ trống trong

Cơ chế của hiệu ứng hiệp trợ giữa hai cấu tử BaTiO3 và g-C3N4 đã được nhiều tác giả thảo luận. Quá trình này có thể được minh họa tại Hình 3.24.

Khi nhận năng lượng từ ánh sáng nhìn thấy có bước sóng phù hợp, cả hai bán dẫn đều bị kích thích và nhảy electron từ VB lên CB. Biên CB và VB của BaTiO3 đều có thế dương hơn g-C3N4. Sự khác biệt này của hai vật liệu cho phép electron dễ dàng di chuyển từ CB của g-C3N4 sang CB của BaTiO3, làm electron quang sinh trên vùng dẫn (eˉCB) trở nên linh động hơn, do đó, thúc đẩy quá trình tách electron – lỗ trống quang sinh. Sau đó eˉCB kết hợp với O2 hình thành anion gốc •O2ˉ. Tiểu phân này tiếp tục tương tác với nước để hình thành gốc tự do •OH. Hoàn toàn tương tự, lỗ trống từ VB của BaTiO3 cũng dễ dàng di chuyển lên VB của g-C3N4. Sự nhảy và dịch chuyển cả hai thành phần mang điện xảy ra đồng thời, thông qua các bề mặt tiếp xúc giữa hai cấu tử, đã thúc đẩy quá trình tách cặp electron – lỗ trống quang sinh một cách hiệu quả. Lỗ trống quang sinh chỉ liên quan đến quá trình oxi hóa trực tiếp MB. Do đó, cả bốn thành phần eˉ, h+, •O2ˉ và •OH, trong một chừng mực nào đó, đều tương tác với MB để tạo thành các sản phẩm phân hủy quang. Nói một cách khác, ngoài vai trò tăng cường khả năng hấp thụ quang như đã phân tích từ các kết quả đặc trưng hóa lý, cấu trúc dị hợp của hai cấu tử BaTiO3 và g-C3N4 còn góp phần tăng cường khả năng phân tách cũng như giảm tốc độ tái tổ hợp của cặp electron – lỗ trống quang sinh. Cơ chế của quá trình này có thể được tóm tắt qua các phương trình sau:

hν + 3 4 3 VB 3 4 CB 3 g-C N / BaTiO ⎯⎯→ h (g-C N ) + e− (BaTiO ) eˉ + O2 → •O2ˉ •O2ˉ + H+ → •OOH •OOH + H+ + eˉ → H2O2 H2O2 + eˉ → •OH + OH ˉ

Như vậy, tác dụng hiệp trợ của hai thành phần BaTiO3 và g-C3N4 trong vật liệu composit g-C3N4/BaTiO3 đã cải thiện đáng kể hiệu quả quang xúc tác của vật liệu so với BaTiO3 và g-C3N4 riêng rẻ.

KẾT LUẬN

1.Đã tổng hợp được vật liệu g-C3N4 từ tiền chất ban đầu là urê bằng phương pháp nung ở pha rắn; mẫu vật liệu BaTiO3 bằng phương pháp thủy nhiệt từ Ba(NO3)2, propan-2-ol, TiCl4 ở các nhiệt độ thủy nhiệt khác nhau (180, 200, 220 ⁰C) và 3 mẫu vật liệu composit g-C3N4/BaTiO3 bằng phương pháp tẩm ướt từ g-C3N4 và BaTiO3 ở tỉ lệ khối lượng tiền chất khác nhau (g-C3N4 chiếm 5, 10, 15%).

2.Bằng các phương pháp đặc trưng nhiễu xạ Rơnghen, hiển vi điện tử quét (SEM), phổ hồng ngoại (IR), phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại khả kiến (UV- Vis) và phổ năng lượng tia X (EDX) đã chứng minh được sự tạo thành các vật liệu g-C3N4, perovskit BaTiO3 và composit g-C3N4/BaTiO3.

3.Đã khảo sát hoạt tính quang xúc tác của các mẫu vật liệu composit tổng hợp được từ các tỉ lệ tiền chất khác nhau bằng phản ứng phân hủy MB trong dung dịch nước dưới điều kiện ánh sáng khả kiến. Các mẫu composit g- C3N4/BaTiO3 đều có hoạt tính xúc tác cao hơn so với cấu tử BaTiO3 và g- C3N4 riêng lẻ. Trong đó, mẫu vật liệu g-C3N4/BaTiO3 10% (vật liệu có phần trăm khối lượng là 90% BaTiO3 và 10% g-C3N4) cho hiệu suất phân hủy MB cao nhất đạt 83,82% sau 7 giờ chiếu sáng ở điều kiện nồng độ MB 5mg/L, đèn 220V – 100W.

4.Đã nghiên cứu động học của phản ứng phân hủy MB trên xúc tác BaTiO3, g-C3N4 và các composit g-C3N4/BaTiO3 5%, g-C3N4/BaTiO3 10%, g- C3N4/BaTiO3 15%. Kết quả cho thấy, mẫu g-C3N4/BaTiO3 10% có tốc độ phân hủy MB gấp 2,29 lần so với mẫu BaTiO3 và gấp 3,74 lần so với mẫu g- C3N4. Đối với các vật liệu composit thì mẫu g-C3N4/BaTiO3 10% cho tốc độ phân hủy MB gấp 1,35 lần vật liệu g-C3N4/BaTiO3 5% và gần gấp 1,86 lần vật liệu g-C3N4/BaTiO3 15%.

5.Đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xúc tác quang của vật liệu tối ưu g-C3N4/BaTiO3 10% như nồng độ ban đầu của dung dịch MB, cường độ chiếu sáng, pH ban đầu của dung dịch.

6.Đã khảo sát ảnh hưởng của các chất dập tắt ancol tert-butylic (TB), 1,4- benzoquinon (BQ), amoni oxalat (AO), dimetyl sunfoxit (DMSO) đến quá trình quang xúc tác. Qua đó, đề xuất cơ chế phản ứng phân hủy MB trên xúc tác g-C3N4/BaTiO3.

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

[1] Nguyễn Văn Kim, Võ Như Quỳnh, Trần Thị Thu Phương, Võ Viễn, Nguyễn Thị Việt Nga (2019), “Tổng hợp và hoạt tính quang xúc tác của vật liệu perovskite BaTiO3 bởi quá trình thủy nhiệt”, Tạp chí Hóa học, 57(4e1,2), 87-91.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hữu Đĩnh, Đỗ Đình Rãng (2007), Hóa học hữu cơ - tập 1, NXB Giáo dục.

[2] Phạm Ngọc Nguyên (2004), Giáo Trình Kỹ Thuật Phân Tích Vật Lý, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

[3] Phùng Thị Oanh, Đỗ Trà Hương, Lome Phengkhammy, Hà Xuân Linh (2017), “Nghiên cứu hấp phụ metylen xanh bằng vật liệu graphene – bùn đỏ hoạt tính trong môi trường axit”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 22, Số 2/2017.

[4] Ngô Tiến Quyết (2009), “Tổng hợp nghiên cứu đặc trưng và hoạt tính xúc tác của mang trên vật liệu mao quản trung bình SBA - 15”, Luận văn thạc sĩ khoa học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 68 trang.

[5] Alexandra Witze (2010), "Building a cheaper catalyst", Science News 177(9), pp.14.

[6] Arne Thomas, Anna Fischer, Frederic Goettmann, Markus Antonietti, Jens-Oliver Müller, Robert Schlögl and Johan M. Carlsson (2008), “Graphitic carbon nitride materials: variation of structure and morphology and their use as metal-free catalysts”, Journal of Materials Chemistry, 18(41), 4893.

[7] Ashish Kumar, Christian Schuerings, Suneel Kumar, Ajay Kumar and Venkata Krishnan (2018), “Perovskite-structured CaTiO3 coupled with g-C3N4 as a heterojunction photocatalyst for organic pollutant degradation”, Beilstein Journal of Nanotechnology, 9, 671–685.

[8] Chin Wei Lai, Joon Ching Juan, Weon Bae Ko, and Sharifah Bee Abd Hamid (2011), “Recent developments of metal oxide semiconductors as photocatalysts in advanced oxidation processes (AOPs) for treatment of

dye waste-water”, Journal of Chemical Technology and Biotechnology, 6(9), 1130–1158.

[9] David M. Teter, Russell J. Hemley (1996), “Low-Compressibility Carbon Nitrides”, Science, 271 (5245), 53-55.

[10] Donia Friedmann, Cecilia Mendive, Detlef Bahnemann (2010), “TiO2 for water treatment: Parameters affecting the kinetics and mechanisms of photocatalysis”, Applied Catalysis B: Environmental, 99(3-4), 398–406. [11] Gang Xin and Yali Meng (2013), “Pyrolysis Synthesized g-C3N4 for

Photocatalytic Degradation of Metylen Blue”, Journal of Chemistry Volume 2013.

[12] Harsha Bantawal and D Krishna Bhat (2018), “Hierarchical Porous BaTiO3 Nano-Hexagons as A Visible Light Photocatalyst”, International Journal of Engineering & Technology, 7(4, 5), 105–109.

[13] Hongwei Gao, Jianming Cao, Lekun Liu, Yue Yang (2011), “Theoretical investigation on the structure and electronic properties of barium titanate”, Journal of Molecular Structure, 1003(1-3), 75–81.

[14] Huanli Wang, Lisha Zhang, Zhigang Chen, Junqing Hu, Shijie Li, Zhaohui Wang, Jianshe Liu and Xinchen Wang (2014), “Semiconductor heterojunction photocatalysts: design, construction, and photocatalytic performances”, Chemical Society Review, 43, pp. 5234–5244.

[15] Huan-Ping Jing, Chong-Chen Wang, Yi-Wen Zhang, Peng Wang and Ran Li (2014), “Photocatalytic degradation of methylene blue in ZIF-8”,

RSC Advances, 4, 54454–54462.

[16] Hyun Woo Kang, Sung Nam Lim, Dongsu Song, Seung Bin Park (2012), “Organic-inorganic composite of g-C3N4-SrTiO3: Rh photocatalyst for improved H2 evolution under visible light irradiation”, International

[17] I. Alves, G. Demazeau, B. Tanguy and F. Weill (1999), “On a new model of the graphitic form of C3N4”, Solid State Communications, 109 (11), 697–701.

[18] Jin Luo, Xiaosong Zhou, Xiaomei Ning, Liang Zhan, Junhui Chen, Zongyu Li (2018), “Constructing a direct Z-scheme La2NiO4/g-C3N4 hybrid photocatalyst with boosted visible light photocatalytic activity”,

Separation and Purification Technology, 201, 327–335.

[19] Jinhui Li, Koji Inukai, Akihiro Tsuruta, Yosuke Takahashi, Woosuck Shin (2017), “Synthesis of highly disperse tetragonal BaTiO3 nanoparticles with core–shell by a hydrothermal method”, Journal of Asian Ceramic Societies, 5(4), 444–451.

[20] Jonghun Lim, Hyejin Kim, Pedro J. J. Alvarez, Jaesang Lee and Wonyong Choi (2016), “Visible Light Sensitized Production of Hydroxyl Radicals Using Fullerol as an Electron Transfer Mediator”,

Environmental Science & Technology, 50(19), 10545–10553.

[21] Jose Ricardo Alvarez Corena (2015), “Heterogeneous Photocatalysis For The Treatment Of Contaminants Of Emerging Concern In Water”, Diss. Worcester Polytechnic Institute.

[22] Juan Carlos Rendón-Angeles, Zully Matamoros-Veloza, Karla Lorena Montoya-Cisneros, Jorge López Cuevas and Kazumichi Yanagisawa (2016), “Synthesis of Perovskite Oxides by Hydrothermal Processing – From Thermodynamic Modelling to Practical Processing Approaches”,

Perovskite Materials - Synthesis, Characterisation, Properties, and Applications.

[23] Junying Xu, Yuexiang Li, Shaoqin Peng, Gongxuan Lu and Shuben Li, (2013), “Eosin Y-sensitized graphitic carbon nitride fabricated by heating urea for visible light photocatalytic hydrogen evolution: the

effect of the pyrolysis temperature of urea”, Physical Chemistry Chemical Physics, 15, 7657-7665.

[24] K. Prabakar, S. Venkatachalam, Y. L. Jeyachandran, S. K. Narayandass, D. Mangalaraj (2004), “Microstructure, Raman and optical studies on CdO.6ZnO.4Te thin films”, Materials Science and Engineering: B,

107, 99–105.

[25] Lei Shi, Lin Liang, Jun Ma, Fangxiao Wang and Jianmin Sun (2014), “Enhanced photocatalytic activity over the Ag2O–g-C3N4 composite under visible light”, Catalysis Science & Technology, 3, 758-765.

[26] Lei Shi, Lin Liang, Jun Ma, Fangxiao Wang and Jianmin Sun (2014), “Remarkably enhanced photocatalytic activity of ordered mesoporous carbon/g-C3N4 composite photocatalysts under visible light”, Dalton Transactions, 43, 7236-7244.

[27] Li Liu, Yuehong Qi, Jinrong Lu, Shuanglong Lin, Weijia An, Yinghua Liang, Wenquan Cui (2016), “A stable Ag3PO4@g-C3N4 hybrid core@shell composite with enhanced visible light photocatalytic degradation”, Applied Catalysis B: Environmental, 183, 133–141.

[28] Li Zhou, Wei Zhang, Ling Chen, Huiping Deng, Junli Wan (2017), “A novel ternary visible-light-driven photocatalyst AgCl/Ag3PO4/g-C3N4: Synthesis, characterization, photocatalytic activity for antibiotic degradation and mechanism analysis”, Catalysis Communications, 100, 191–195.

[29] Lynne B. McCusker (1994), “Advances in powder diffraction methods for zeolite structure”, Studies in Surface Science and Catalysis, 84, 341–356. [30] M. Muruganandham, M. Swaminathan (2006), “TiO2–UV photocatalytic

[31] M. Muruganandham, N. Sobana, M. Swaminathan (2016), “Solar assisted photocatalytic and photochemical degradation of Reactive Black 5”, Journal of Hazardous Materials, 137, 1371–1376.

[32] M. Thamima, Y. Andou, S. Karuppuchamy (2017), “Microwave assisted synthesis of perovskite structured BaTiO3 nanospheres via peroxo route for photocatalytic applications”, Ceramics International, 43(1), 556– 563.

[33] Minsik Kim, Sohee Hwang and Jong-Sung Yu (2007), “Novel ordered nanoporous graphitic carbon nitride with C3N4 stoichiometry as a support for Pt-Ru anode catalyst in DMFC”, Journal of Materials Chemistry, 17, 1656-1659.

[34] Moqing Wu, Tong Ding, Yating Wang, Wanyue Zhao, Hui Xian, Ye Tian, Tianyong Zhang, Xingang Li (2019), “Rational construction of plasmon Au assisted ferroelectric-BaTiO3/Au/g-C3N4 Z-scheme system for efficient photocatalysis”, Catalysis Today.

[35] Muhammad Umar and Hamidi Abdul Aziz (2013), “Photocatalytic Degradation of Organic Pollutants in Water”, Organic Pollutants – Monitoring, Risk and Treatment, 195– 108.

[36] P. Kubelka, F. Munk (1931), “Ein Beitrag zur Optik der Farbanstriche”,

Zeitschrift für Technische Physik, 12, 593–601.

[37] Peigong Wang, Caimei Fan, Yawen Wang, Guangyue Ding, Peihong Yuan (2013), “A dual chelating sol–gel synthesis of BaTiO3 nanoparticles with effective photocatalytic activity for removing humic acid from water”, Materials Research Bulletin, 48, 869–877.

[38] Peter M. Schaber, James Colson, Steven Higgins, Daniel Thielen, Bill Anspach, Jonathan Brauer (2004). “Thermal decomposition (pyrolysis)

of urea in an open reaction vessel”, Thermochimica Acta, 424(1-2), 131– 142.

[39] Quanjun Xiang, Jiaguo Yu, and Mietek Jaroniec (2012), “Synergetic Effect of MoS2 and Graphene as Cocatalysts for Enhanced Photocatalytic H2 Production Activity of TiO2 Nanoparticles”, Journal of the American Chemistry Society, 134(15), 6575-6578.

[40] S. C. Yan, Z. S. Li, and Z. G. Zou (2009), “Photodegradation performance of g–C3N4 fabricated by directly heating melamine”,

Langmuir, 24(17), 10397–10401.

[41] Sachin G. Ghugal, Suresh S. Umare and Rajamma Sasikala (2015), “Photocatalytic mineralization of anionic dyes using bismuth doped CdS–Ta2O5 composite”, RSC Advances, 5, 63393-63400.

[42] Santosh Kumar, Surendar Tonda , Arabinda Baruah, Bharat Kumar và Vishnu Shanker (2014), “Synthesis of novel and stable g-C3N4/N-doped SrTiO3 hybrid nanocomposites with improved photocurrent and photocatalytic activity under visible light irradiation”, Dalton Transactions, 43, 16105–16114.

[43] Saumyaprava Acharya, Satyabadi Martha, Prakash Chandra Sahoo and Kulamani Parida (2015), “Glimpses of the modification of perovskite with graphene-analogous materials in photocatalytic applications”,

Inorganic Chemistry Frontiers, 2(9), 807–823.

[44] Shabina Kappadan, Tesfakiros Woldu Gebreab, Sabu Thomas, Nandakumar Kalarikkal (2016), “Tetragonal BaTiO3 nanoparticles: An efficient photocatalyst for the degradation of organic pollutants”,

Materials Sciencein Semiconductor Processing, 51, 42–47.

BaTiO3 colloidal nanocrystals”, Chemistry of Materials, 22(6), 1946– 1948.

[46] T. Xian, H. Yang, L.J. Di, J.F. Dai (2015), “Enhanced photocatalytic activity of BaTiO3@g-C3N4 for the degradation of methyl orange under simulated sunlight irradiation”, Journal of Alloys and Compounds, 622, 1098–1104.

[47] Wee-Jun Ong, Lling-Lling Tan, Yun Hau Ng, Siek-Ting Yong, and Siang-Piao Chai (2016), “Graphitic Carbon Nitride (g-C3N4)-Based Photocatalysts for Artificial Photosynthesis and Environmental Remediation: Are We a Step Closer To Achieving Sustainability?”

Chemical Reviews, 116(12), 7159 – 7329.

[48] Wenlian William Lee, Wen-Hsin Chung, Wu-Sheng Huang, Wei-Chieh Lin, Wan-Yu Lin, Yu-Rou Jiang, Chiing-Chang Chen (2013), “Photocatalytic activity and mechanism of nano-cubic barium titanate prepared by a hydrothermal method”, Journal of the Taiwan Institute of Chemical Engineers, 44(4), 660–669.

[49] Xin Yang, Gang Xu, Zhaohui Ren, Xiao Wei, Chunying Chao, Siyu Gong, Ge Shen and Gaorong Han (2014), “The hydrothermal synthesis and formation mechanism of single-crystalline perovskite BiFeO3 microplates with dominant (012) facets”, CrystEngComm, 16(20), 4176– 4182.

[50] Xinrun Xiong, Ruoming Tian, Xi Lin, Dewei Chu, and Sean Li (2015), “Formation and Photocatalytic Activity of BaTiO3 Nanocubes via Hydrothermal Process”, Journal of Nanomaterials, 1–6.

[51] Xiufang Chen, Young-Si Jun, Kazuhiro Takanabe, Kazuhiko Maeda, Kazunari Domen, Xianzhi Fu, Markus Antonietti, Xinchen Wang (2009), “Ordered mesoporous SBA-15 type graphitic carbon nitride: a

semiconductor host structure for photocatalytic hydrogen evolution-with visible light”, Chemistry of Materials, 21 (18), 4093– 4095.

[52] Xuxin Cheng, Dongxiang Zhou, Qiuyun Fu, Shuping Gong and Yuxiang Qin (2012), “Effect of reoxidation annealing on the PTCR behaviour of multilayer Nb5+ - doped BaTiO3 ceramics with a Ni internal electrode”,

Journal of Physics D: Applied Physics, 45, 385306.

[53] Yan Wu, Hou Wang, Wenguang Tu, Yue Liu, Yong Zen Tan, Xingzhong Yuan, Jia Wei Chew (2018), “Quasi-polymeric construction of stable perovskite-type LaFeO3/g-C3N4 heterostructured photocatalyst for improved Z-scheme photocatalytic activity via solid p-n heterojunction interfacial effect”, Journal of Hazardous Materials, 347, 412–422.

[54] Yanfeng Chen, Weixin Huang, Donglin He, Yue Situ and Hong Huang (2014), “Construction of Heterostructured g-C3N4/Ag/TiO2 Microspheres with Enhanced Photocatalysis Performance under Visible-Light Irradiation”, ACS Applied Materials & Interfaces, 6 (16), 14405-14414. [55] Yongfei Cui, Joe Briscoe, and Steve Dunn (2013), “Effect of

Ferroelectricity on Solar-Light-Driven Photocatalytic Activity of

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và biến tính vật liệu perovskit batio3 bởi g c3n4 ứng dụng làm chất xúc tác quang (Trang 78 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)