Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long​ (Trang 85 - 88)

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tạ

3.2.1. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch

3.2.1.1. Chú trọng lập kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở giáo dục đào tạo

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, việc QL “Lập kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT” ở các trường THPT chưa được quan tâm thực hiện, được đánh giá mức độ thực hiện “Khá”, nên mục tiêu của biện pháp này nhằm tăng cường thực hiện tốt hơn việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT, là tiền đề xây dựng được đội ngũ GV cốt cán, có đủ năng lực, phẩm chất thực hiện được công tác đào tạo, bồi dưỡng đại trà cho GV toàn trường.

b) Nội dung của biện pháp

Nội dung của biện pháp này bao gồm: xây dựng hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, xác định các bước cần thiết để đạt được mục tiêu BDTX cho GV cốt cán và GV của toàn trường trong một giai đoạn, một chu kỳ nhất định nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đội ngũ GV của nhà trường.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần phải nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của cấp trên có liên quan đến chỉ đạo hoạt động BDTX cho GV (kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng GV), sau đó tổ chức họp tập thể sư phạm nhà trường triển khai các thông tư, văn bản, hướng dẫn và thảo luận, trao đổi để lấy ý kiến về mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện. Từ đó HT có căn cứ lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng hơn từng

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để xây dựng được kế hoạch này, hiệu trưởng phải dựa trên các căn cứ: Chỉ thị nhiệm vụ năm học; thông tư hướng dẫn của ngành; hướng dẫn của Sở GD&ĐT Vĩnh Long; nghiên cứu kỹ các nội dung yêu cầu trong văn bản; đánh giá thực trạng đội ngũ nhà trường; hiệu trưởng và tập thể sư phạm nhà trường phải có nhận thức tốt về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch về bồi dưỡng, đào tạo GV; xem việc lập kế hoạch là một yếu tố quan trọng tạo sự chủ động trong cơng việc và có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện hoạt động BDTX cho GV của trường mình. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch và các nội dung cần thể hiện trong kế hoạch để triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của các cá nhân được phân công đi dự tập huấn theo triệu tập của Sở GD-ĐT.

3.2.1.2. Quan tâm việc lập kế hoạch về hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy việc lập kế hoạch về hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường được đánh giá ở mức độ “khá”, CBQL nhà trường chưa thật sự quan tâm nhiều về nội dung này, trong kế hoạch GD năm học của nhà trường chỉ liệt kê một số nội dung về học tập, sinh hoạt chuyên môn và được lồng ghép để triển khai thực hiện chung với kế hoạch năm học của nhà trường mà chưa thực hiện lập kế hoạch riêng cho từng hoạt động, nên mục tiêu của biện pháp này là cần thực hiện tốt hơn việc lập kế hoạch cho từng nội dung hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn riêng của nhà trường và của từng tổ chuyên môn.

b) Nội dung của biện pháp

Quan tâm nhiều hơn công tác lập kế hoạch cho từng nội dung học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường, để duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt chun mơn theo tổ/ nhóm, hay cấp trường hàng tháng góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của GV.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

phân công một PHT phụ trách công tác chuyên môn chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch hoạt động tổng thể. Các TTCM căn cứ vào kế hoạch của trường, tổ chức họp các thành viên trong tổ triển khai kế hoạch của trường, tiến hành thảo luận, trao đổi lấy ý kiến để xây dựng các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn của tổ... Sau khi thống nhất ý kiến TTCM tiến hành xây dựng kế hoạch riêng cho từng hoạt động học tập và sinh hoạt chun mơn của tổ, có như vậy thì việc lập kế hoạch học tập, sinh hoạt chuyên môn để bồi dưỡng GV mới đạt hiệu quả cao.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này PHT và các TTCM cần phải chủ động trong việc lập kế hoạch, nghiên cứu kĩ kế hoạch năm của trường, nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch và các nội dung cần thể hiện trong kế hoạch, các thành viên trong tổ tích cực tham gia đóng góp ý kiến để thống nhất mục tiêu, nội dung, thời gian…phù hợp với điều kiện thực tế của từng tổ chuyên môn.

3.2.1.3. Tăng cường việc lập kế hoạch về hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy việc lập kế hoạch hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân GV được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ “khá”, việc lập kế hoạch cá nhân để tự học, tự bồi dưỡng là rất quan trọng và cần thiết, vì mục tiêu của BDTX cho GV có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc tự học, tự bồi dưỡng của từng cá nhân GV. Vì vậy, mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp cải tiến việc lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của GV.

b) Nội dung của biện pháp

Tăng cường thực hiện công tác lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân, kế hoạch phải đảm bảo mục tiêu đề ra, đầy đủ nội dung cần bồi dưỡng, học tập, hình thức và phương pháp thực hiện, cụ thể về thời gian cho từng công việc.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phân công cho TTCM của từng tổ chịu trách nhiệm hướng dẫn GV lập kế hoạch cho hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân. Yêu cầu GV căn cứ vào kế hoạch của tổ chuyên môn, xây dựng mục tiêu, nội dung tự học, tự bồi

dưỡng của bản thân, đảm bảo nội dung học tập, bồi dưỡng phải là vấn đề GV đang cần, đang thiếu, cần trau dồi, học tập thêm, việc lựa chọn nội dung phải phù hợp với thực tiễn và năng lực của bản thân, đơn vị và đáp ứng được mục tiêu phát triển nghề nghiệp lâu dài của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ của nhà trường.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện hiệu quả biện pháp này, GV phải có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch cá nhân về hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, chủ động trong việc lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, cần nắm vững mục tiêu cần đạt, quy trình xây dựng và các nội dung cần thể hiện trong kế hoạch, chú trọng từng giai đoạn thời gian để hoàn thành từng nội dung cụ thể, giúp GV thực hiện tốt hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long​ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)