Bài “Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)” (tr.76-77)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khái niệm tỉ số phần trăm ở tiểu học (Trang 28 - 29)

Ở bài này, SGK giới thiệu kiểu nhiệm vụ thứ hai là 𝑻𝟐: Tìm giá trị c% của một

số cho trước (gắn liền với công thức (2) là 𝑎 = 𝑐% x b, tức là biết c%, biết b, tìm a)”

bằng ví dụ sau:

[8, tr.76]

SGK đưa ra lời giải như sau:

[8, tr.76]

Để giải quyết bài toán này, trước tiên, SGK giải thích rằng số HS toàn trường là 100%, nghĩa là tương ứng với 800 em.

Sau đó, SGK hướng dẫn tìm 1% số HS của toàn trường bằng cách lấy 800 chia cho 100. Có thể thấy đây là cách rút về “đơn vị” 1% (mà HS đã được học ở lớp 3), như vậy “8 (học sinh)” được hiểu là giá trị của 1% số HS toàn trường.

Cuối cùng, để tìm 52,5% số HS toàn trường thì lấy giá trị của 1% (là 8), đem nhân với 52,5 thì được 420 (học sinh).

tự khác nhau như sau:

[8, tr.76]

Ở đây, cách viết gộp thứ nhất là “800 : 100 x 52,5 = 420” chính là theo thứ tự của hai bước tính ở trên. Nhưng trong cách viết gộp thứ hai, chúng tôi tự hỏi: HS có nhận ra đó là cách viết khác của 800 x 52,5% (tức là 800 x 52,5

100) hay không? Cách viết này gắn liền với bài toán “tìm phân số của một số” mà HS đã được học ở lớp 4. Còn nếu tách rời phép toán thứ nhất là 800 x 52,5 ra thì phép toán này chưa gắn với ý nghĩa nào cả!

Minh họa cho kỹ thuật giải quyết kiểu nhiệm vụ này, sách Toán 5 đưa ra quy tắc:

[8, tr.76]

Tổ chức toán học thứ hai:

* Kiểu nhiệm vụ 𝑻𝟐: Tìm giá trị c% của một số cho trước (gắn liền với công thức (2) là 𝒂 = 𝒄% x b tức là biết c%, biết b, tìm a)

Kỹ thuật 𝟐𝐚:

- Lấy số b (số cần tìm giá trị phần trăm của nó) chia cho 100 rồi nhân với số c (số phần trăm cần tìm giá trị)

Kỹ thuật 𝟐𝐛:

- Lấy số b (số cần tìm giá trị phần trăm của nó) nhân với c (số phần trăm cần tìm giá trị) rồi chia cho 100.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khái niệm tỉ số phần trăm ở tiểu học (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)