Ở bài này, SGK giới thiệu kiểu nhiệm vụ thứ ba là 𝑻𝟑: “Tìm một số khi đã biết
giá trị của c% của số đó ”
[8, tr.78]
Sau đây là lời giải của SGK:
[8, tr.78]
- Đầu tiên, SGK xác định tỉ số 52,5% số HS toàn trường là tương ứng 420 em. - Tiếp theo, SGK hướng dẫn tìm 1% số HS toàn trường bằng cách lấy 420 chia cho 52,5. Có thể thấy đây là cách rút về “đơn vị” 1% (mà HS đã được học ở lớp 3), như vậy “8 (học sinh)” được hiểu là giá trị của 1% số HS toàn trường.
- Sau cùng, để tính số HS toàn trường, SGK giải thích rằng đó cũng chính 100% số HS toàn trường nên lấy giá trị của 1% (là 8) nhân với 100 thì được 800 (học sinh). Để việc trình bày lời giải bài toán được ngắn gọn hơn, SGK còn hướng dẫn cách viết hai phép toán trên thành một phép toán gộp với cách viết như sau:
[8, tr.78]
Ở đây, cách viết gộp thứ nhất là “420: 52,5 x 100 = 800” là cách viết theo thứ tự của hai bước tính trên. Nhưng ở cách viết gộp thứ hai, chúng tôi tự hỏi rằng liệu HS có nhận ra đó là cách viết khác của phép toán “800 : 52,5%” (tức là 800 : 52,5
100) hay không? Còn nếu tách rời ra, thì phép toán thứ nhất là “800 : 52,5” mà phép toán này lại cũng chưa gắn với ý nghĩa nào.
Minh họa cho kỹ thuật giải quyết kiểu nhiệm vụ này, sách Toán 5 đưa ra quy tắc:
[8, tr.78]
* Kiểu nhiệm vụ 𝑻𝟑: Tìm một số khi đã biết giá trị của c% của số đó (gắn liền với
công thức (3) là 𝒃 = 𝒂: 𝒄%, tức là biết c%, biết a, tìm b)
Để giải quyết kiểu nhiệm vụ này, có hai kỹ thuật sau:
Kỹ thuật 𝟑𝐚:
- Lấy số a (giá trị của c% của b) chia cho c rồi nhân với số 100.
Kỹ thuật 𝟑𝐛:
- Lấy số a (giá trị của c% của b) nhân với số 100 rồi chia cho c.