Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 37)

Một là, chính sách pháp luật do nhà nước ban hành

Để tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể bất chấp những lợi ích chung của toàn xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vô hình”- các quy luật của

thị trường còn có “bàn tay hữu hình”-sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật...Các chính sách quản lý của nhà nước vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động tới quản lý hoạt động du lịch tại doanh nghiệp nhà nước.

Sự tác động trực tiếp thể hiện qua những chính sách trực tiếp liên quan tới quản lý hoạt động du lịch tại doanh nghiệp. Đó là những chính sách quy định về nội dung quản lý hoạt động du lịch, phương pháp quản lý hoạt động du lịch, bộ máy quản lý hoạt động du lịch. Các chính sách này được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước cũng như hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách quản lý chưa đầy đủ, không đồng bộ, còn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.

Sự tác động gián tiếp của chính sách quản lý của nhà nước tới hoạt động du lịch thể hiện ở chỗ: các chính sách quản lý của nhà nước có tạo ra được một môi trường thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động du lịch hay không, hay tạo khó khăn cho công tác quản lý?

Hai là, tổ chức bộ máy quản lý

Công tác quản lý hoạt động du lịch tiếp đó phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động du lịch sẽ không thể được quản lý tốt nếu tổ chức bộ máy quản lý không hợp lý. Bộ máy quản lý gồm một cơ quan trung ương và các cơ quan địa phương. Với mô hình này, việc giám sát doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức từ xa, định kỳ theo quy định, tiến hành từ cấp địa phương đến trung ương. Công tác giám sát từ xa nếu được thực hiện đầy đủ, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý có được cái nhìn tổng thể về toàn bộ hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động du lịch không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan duy nhất, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý khác. Các cơ quan này cũng thực hiện việc giám sát tại chỗ đối với các doanh nghiệp hoạt động du lịch.

Ba là, trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý

HĐDL.Sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay không? Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm trách nhiệm hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)