Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch huyện Hữu Lũng, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 70)

Lạng Sơn

Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch, quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành du lịch trên thị trường khu vực và quốc tế thì đồng thời với việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch; Nhà nước cần tăng cường tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Bảng 2.12: Cân đối lao động xã hội

Đơn vị tính: Nghìn người

2014 2015 2016 2017 2018

Nguồn lao động

Số người trong độ tuổi lao động + Có khả năng lao động + Mất khả năng lao động 771,0 755,4 15,6 833,9 822,2 11,7 839,7 831,14 8,6 841,6 833,8 7,8 845,5 837,5 8,0

Phân phối nguồn lao động

- Số người làm trong lĩnh vực du lịch/ dịch vụ - Số người làm trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống

94,6 6,4 123,7 10,2 132,4 11 139,8 11,3 142,9 11,5

Theo số liệu của Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, năm 2018 số người trong độ tuổi lao động có 845.500 người (trong đó có 837.500 người có khả năng lao động và 8.000 người mất khả năng lao động). Tổng số lao động ngành du lịch của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là 142.900 người. Trong đó, lao động tại các cơ sở lưu trú 11.500 người.

Số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch Huyện Hữu Lũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2014, lao động làm việc trực tiếp trong ngành cho 94.600 người, đến năm 2018, số lao động này tăng gấp 1,5 lần. Tuy nhiên, trong số lao động được đào tạo từ trung cấp trở lên thì chỉ có 54,96% số lao động được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch (Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa - thông tin 2018).

Nguồn nhân lực du lịch được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Phòng Văn hóa - thông tin huyện Hữu Lũng chủ động tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại tại chỗ và bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho nhân dân địa phương nơi có khu, điểm du lịch.

Trên địa bàn huyện, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch bước đầu đã được quan tâm, thường xuyên tham mưu tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ tại các đơn vị kinh doanh du lịch, các khu điểm du lịch; phối hợp với Tổng cục Du lịch, Dự án EU tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, xã; tổ chức Hội thảo “Hoạt động có trách nhiệm với môi trường danh cho các cơ sở lưu trú du lịch tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”; hội nghị, tập huấn hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch; phối hợp với tổ chức EU tổ chức các lớp bồi dưỡng thuyết minh viên du lịch, quản lý cơ sở lưu trú du lịch; hướng dẫn các hướng dẫn viên, thuyết minh viên tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ tại Hà Nội, Điện Biên… Qua đó, góp phần hình thành đội ngũ có trình độ về nghiệp vụ chuyên môn du lịch để du lịch của huyện phát triển đúng tầm, đúng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có.

Nhìn chung công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch Huyện Hữu Lũng trong những năm qua cần được hoàn thiện và nâng cao trong những năm tới để ngày càng theo kịp với trình độ khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung và ở Huyện Hữu Lũng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)