Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 56)

tố người nước ngoài, kéo theo những khó khăn trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Hữu Lũng địa bàn huyện Hữu Lũng

2.2.1 Yếu tố khách quan

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Hữu Lũng là một huyện nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh Lạng Sơn, phía bắc giáp huyện Bắc Sơn, huyện Văn Quan, phía đông bắc là huyện Chi Lăng (cùng tỉnh Lạng Sơn) và phía đông,đông nam giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) và phía nam là Lục Nam (tỉnh Bắc Giang), phía tây giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) và huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên). Huyện có diện tích 804 km² và dân số là 112.451 người. Huyện Hữu Lũng có thị trấn Hữu Lũng nằm trên tỉnh lộ 340B (quốc lộ 1 cũ), cách thành phố Lạng Sơn 75 km về hướng tây nam, tỉnh lộ 244 theo hướng tây bắc đi huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) và tỉnh lộ 242 theo hướng tây nam đi huyện Yên Thế (Bắc Giang). Trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, bằng nguồn tài nguyên của mình, Huyện Hữu Lũng có thể tạo ra một số sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội là một nhân tố quan trọng trong tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Từ năm 2014 đến nay, kinh tế của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn liên tục tăng trưởng khá. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu tư, các thành phần kinh tế phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có sự thay đổi tích cực; văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị và tổ chức đảng được củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý từng bước trưởng thành, thích ứng ngày càng tốt với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm (GRDP) phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

2014 2015 2016 2017 2018

Tốc độ PTBQ (%)

Nông, lâm nghiệp và thủy

sản 5.335 6.853 7.642 8.352 8.916 6,7

Công nghiệp, xây dựng 7.945 10.136 11.216 12.453 13.147 5,6

Dịch vụ 6.353 7.270 8.594 9.644 10.261 6,4

Nguồn: Phòng thống kê huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn năm 2018

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm bình quân lao động phân theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng/ người/năm

2014 2015 2016 2017 2018

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 11,93 15,51 17,47 19,23 21,14

Công nghiệp, xây dựng 109,91 130,88 140,74 151,04 162,51

Dịch vụ 295,63 305,01 344,45 378,44 396,83

Nguồn: Phòng thống kê huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn năm 2018

Về nông lâm nghiệp và thủy sản

Đây là ngành kinh tế trọng yếu của huyện. Huyện hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đã có nhiều chuyển biến tích cực, khai thác được lợi thế của từng vùng, kinh tế hộ gia đình, kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại. Tổng sản phẩm GRDP phân theo ngành kinh tế năm 2018 là 8.916 tăng gấp 1,67 lần năm 2014 (5.335 tỷ đồng). Tổng thu nhập bình quân năm 2018 là 21,24 triệu đồng/người/năm tăng 1,77 lần so với năm 2014.

Công nghiệp, xây dựng

Huyện Hữu Lũng là huyện có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp như lâm nghiệp, khai khoáng, hóa chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng,…. Huyện có nhiều nhà máy lớn, nhiều khu công nghiệp tập trung. Năm 2014 tổng sản phẩm GRDP phân theo ngành kinh tế là 7.945 tỷ đồng, đến năm 2018 đã tăng gấp 1,65

lần đạt mức 13.147 tỷ đồng. Năm 2014 tổng sản phẩm bình quân lao động đạt 109,91 triệu đồng/người/năm đến năm 2018 tăng 1,48 lần (162,51 triệu đồng/người/năm).

Dịch vụ

Năm 2018, ngành dịch vụ của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn chiếm 34% tổng GDP của huyện.

Tổng sản phẩm GRDP phân theo ngành kinh tế năm 2014 là 6.353 tỷ đồng, tăng lên 1,61 lần vào năm 2018 (10.261 tỷ đồng). Tổng thu nhập bình quân năm 2018 là 396,83 triệu đồng/người/năm tăng 1,34 lần so với năm 2014.

Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển KT-XH thời gian qua, nhưng nhìn chung nền kinh tế của huyện vẫn còn nhiều bất cập. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Hoạt động sản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển chưa sôi động; quy mô các doanh nghiệp du lịch còn nhỏ bé, khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn; tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn còn phổ biến. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từng lúc, từng nơi còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định.

Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên:

- Về địa hình: Địa hình gồm ba vùng: vùng núi đá chạy từ Đông - Bắc xuống Đông - Nam, vùng núi đất thuộc các xã phía Đông Nam và Tây Nam, vùng thung lũng ruộng đồng bao gồm các xã chạy dọc quốc lộ 1A. Địa hình Huyện Hữu Lũng khá đa dạng: núi thấp, đồi, thung lũng…

- Về khí hậu: Huyện Hữu Lũng là huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm của huyện Hữu Lũng là 22.7 độ C được phân ra hai mùa rõ rệt: mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm trên toàn huyện có từ 2-3 tháng có

nhiệt độ dưới 18 độ C. Vào mùa hè do ảnh hưởng của địa hình nên nhiệt độ ở đây không quá cao.

Bảng 2.3: Sự phân mùa khí hậu ở khu vực huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Tháng Tính chất Đặc điểm nổi bật Đánh giá với HĐDL

12, 1, 2 Lạnh, rét và khô Nhiệt độ dưới 18 độ C, trời lạnh khô, cực trị có thể tới dưới 10 độ C vào tháng 1, 2. Hay

có sương giá ở nơi không có độ che phủ Ít thuận lợi

3, 4, 5 Hơi ẩm, ẩm mát Nhiệt độ 18-27 độ C, thời tiết ẩm, hơi ẩm, tháng 3 còn có mưa phùn nhưng ít Rất thuận lợi cho du lịch văn hóa, lễ hội

6-9 Nắng nóng, mưa nhiều Nhiệt độ 27-30 độ C, lượng mưa TB 278mm/tháng, cực đại vào tháng 8 là

384mm, chịu ảnh hưởng của bão

Thuận lợi cho du lịch tham quan, cắm trại, du lịch sinh thái

10, 11 Hơi ẩm đến khô, hơi lạnh đến

lạnh Nhiệt độ 19-25 độ C, thời tiết khô, mát mẻ Thuận lợi

Nguồn: Tổng hợp từ Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Lạng Sơn

Với những đặc điểm khí hậu như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Đặc biệt là các vùng núi với khí hậu trong lành mát mẻ, cây rừng luôn xanh tươi là những đặc điểm thu hút khách du lịch. Những nơi có khí hậu á nhiệt kết hợp với địa hình có khả năng xây dựng những khu nghỉ mát, khu bảo tồn phục vụ du lịch như Yên Thịnh, Hữu Liên.

- Về sông ngòi, ao đầm:

Hệ thống sông, suối của huyện khá phong phú; trên địa bàn huyện có hai con sông lớn chảy qua là: hệ thống sông Thương với chiều dài sông 157 km và sông Hoá dài 47 km bắt nguồn từ vùng núi Khuổi Ma cao 670 m ở huyện Chi Lăng. Trên sông Hoá còn có hồ Cấm Sơn có khả năng giữ nước phát điện và phát triển thủy sản. Ngoài hệ thống sông, trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối, khe dọc ở triền đồi, ven bản, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

- Về tài nguyên rừng:

Diện tích rừng hiện nay có 25.940ha, đặc biệt có khu rừng đặc dụng Hữu Liên với tổng diện tích tự nhiên 10.604 ha, trong đó có hơn 7.000 ha thuộc diện khoanh nuôi, bảo vệ. Rừng nguyên sinh Hữu Liên có nhiều loài cây nguyên sinh quí hiếm hàng trăm năm tuổi và nhiều loài động vật quí hiếm nằm trong danh mục sách đỏ thế giới. Đây là

vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học cao, có nhiều giá trị về khoa học và du lịch, được coi như là lá phổi của vùng Đông Bắc.

- Các khu bảo tồn: Huyện Hữu Lũng có một số khu bảo tồn quan trọng có giá trị kinh tế, khoa học và đặc biệt có giá trị về du lịch như: Khu bảo tồn rừng đặc dụng Hữu Liên

Tài nguyên du lịch nhân văn:

- Về các di tích văn hóa lịch sử:

Toàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn có 637 di tích bao gồm nhiều loại hình: đình, chùa, đền, đài, miếu… trong đó có 51 di tích được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia và nhiều di tích có ý nghĩa địa phương.

- Các lễ hội truyền thống:

Huyện Hữu Lũng là nơi có nhiều lễ hội như hội chợ Mẹt, hội chợ Phổng, hội chợ Bắc Lệ, hội Trò Ngô; Có nhiều hội đền như đền Bắc Lệ, đền Suối Ngang, đền Quan Giám Sát và đền 94, đền Ba Nàng.

Tài nguyên nhân văn khác:

Tài nguyên nhân văn liên quan tới dân tộc học: Huyện Hữu Lũng là một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ. Do vậy, ngoài người Kinh trong huyện còn có khoảng trên 20 dân tộc anh em khác cùng sinh sống, trong đó đông hơn cả là dân tộc Tày, sau đó là người Nùng, và người Dao. Nét độc đáo trong nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của huyện Hữu Lũng chính là sự hòa quyện, đan xen của văn hóa các dân tộc, mỗi dân tộc lại có một bản sắc riêng. Chính điều đó hấp dẫn sự quan tâm, tìm hiểu và khám phá của nhiều du khách.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch nhân văn của huyện Hữu Lũng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và chồng chéo, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, việc đầu tư tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được quan tâm thỏa đáng. Nhiều tài nguyên

và môi trường du lịch đang có nguy cơ suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động tiêu cực của con người và thiên tai ngày càng tăng.

2.2.2 Yếu tố chủ quan

Một là, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Bảo đảm QLNN về du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong rất quan trọng. Nhân tố này được cấu thành bởi ba thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nhân lực quản lý.

- Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn: Phòng Văn hóa - thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện QLNN về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của phòng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật. Ở các xã, thị trấn công tác QLNN được giao cho cán bộ Văn hóa xã.

- Nguồn lực quản lý:

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Phòng Văn hóa - thông tin huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG CHUYÊN MÔN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Chuyên viên 1 Chuyên viên 2 Chuyên viên 3

Trung tâm Văn hóa thông tin và truyền thông

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Nguồn: Mô hình hóa của tác giả

Phòng Văn hóa thông tin huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn có 1 Trưởng phòng, 2 Phó trưởng phòng, 3 chuyên viên và 1 đơn vị trực thuộc. Trong đó quản lý ngành du lịch có: 1 Trưởng phòng, 1 phó Trưởng phòng, 1 Chuyên viên, 1 ban Thanh tra. Ngoài ra có BQL Dự án Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hóa thể thao và truyền thông là các đơn vị trực thuộc có liên quan đến ngành du lịch.

Xét về mô hình là tương đối hợp lý nhưng so với chức năng, nội dung quản lý và xu thế phát triển ngành du lịch, bộ phận quản lý nhà nước về du lịch trong Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với qui mô, số lượng, chưa tính đến chất lượng bộ máy.

- Cơ chế hoạt động:

Trong quan hệ quản lý, việc phân định và phối hợp giữa Phòng Văn hóa - thông tin với các cơ quan chuyên môn khác của UBND huyện như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trung tâm xúc tiên đầu tư,… còn nhiếu bất cập. Thường biểu hiện ở sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ quản lý, có khi gây đùn đẩy, bỏ trống nhiệm vụ. Nguyên nhân tình trạng đó là Nhà nước chưa quy định rõ ràng, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý. Nhận thức quan điểm thực hành công vụ của công chức, cán bộ ở mỗi cơ quan vẫn theo tư tưởng cũ, lợi ích cục bộ và quyền lực cá nhân lấn át mọi suy nghĩ và hành động.

Hai là, chính sách Pháp luật do Nhà nước ban hành

Giai đoạn 2014-2018, huyện Hữu Lũng đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản về phát triển du lịch từ nhằm thực hiện Nghị Quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, hằng năm Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành chương trình hành động, kế hoạch phát triển du lịch. Mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm của huyện đề mục tiêu tới năm 2023 là: hoàn thành việc quy hoạch các khu, điểm du lịch; xác định các tuyến du lịch trọng điểm. Đồng thời xây dựng Đề án Phát triển du lịch cấp huyện, trong đó tập trung phát triển loại hình du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; phát triển các khu du lịch, dịch vụ mua sắm gắn với các khu sản xuất,

chế biến tiêu thụ nông sản sạch; kết nối điểm du lịch trên địa bàn huyện với các vùng phụ cận để hình thành các tuyến du lịch trong và ngoài huyện.. Đây là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch và định hướng đầu tư phát triển du lịch tâm linh và du lịch sinh thái, cộng đồng của huyện, trong đó xác định dự án trọng điểm đầu tư là Khu du lịch sinh thái Hữu Liên.

QLNN về HĐDL được tăng cường, việc hướng dẫn, thanh kiểm tra các đơn vị kinh doanh HĐDL được thực hiện thường xuyên. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu du lịch được xây dựng làm định hướng cho công tác quản lý, thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch. Các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của huyện và công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng du lịch được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Từ các nguồn vốn đầu tư đã hình thành cơ bản kết cấu hạ tầng du lịch thiết yếu và đưa vào khai thác các dự án thành phần tại các khu du lịch trọng điểm của huyện. Hình thành các khu, điểm du lịch với các sản phẩm du lịch đặc trưng (Du lịch văn hóa tâm linh gắn với di sản văn hóa phi vật thể của huyện Hữu Lũng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Kết quả đạt được chỉ là bước đầu, để phấn đấu đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVII còn gặp không ít khó khăn trong điều kiện huyện Hữu Lũng là huyện miền núi nghèo, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)