Phân tích điểm yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia giai đoạn 2012 2015 và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 76)

3.1.2.1 Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Malaysia chưa ổn định

Theo đánh giá của WEF xếp hạng ổn định kinh tế vĩ mô của Malaysia năm 2015 xếp thứ 35 trên tổng số 140 nước được xếp hạng, đứng sau cả Indonesia, Philipin và Thái Lan, t lệ tăng trưởng GDP năm 2015 cũng giảm từ 6% năm 2014 xuống 5% năm 2015.

Do nền kinh tế của Malaysia phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu khí nên khi khủng hoảng dầu mỏ thế giới xảy ra vào năm 2015 đã lập tức tác động tới các chỉ số kinh tế của nước này. Mặc dù Chính phủ Malaysia nói chung và tập đoàn Petronas nói riêng đã sử cũng nhiều biện pháp để giảm tác động của khủng hoảng tuy nhiên việc bị ảnh hưởng là khó tránh khỏi.

3.1.2.2 GDP (PPP) còn chưa cao so với khu vực

Bảng 3.1 Xếp h ng quy mô thị trƣờng của Malaysia và một số nƣớc giai đo n 2012 - 2015 Quốc gia Xếp h ng 2012-2013 (144 nƣớc) 2013-2014 (148 nƣớc) 2014-2015 (144 nƣớc) 2015-2016 (140 nƣớc) Việt Nam 32 36 34 33 Singapore 37 34 31 35 Malaysia 28 26 26 26 Indonesia 16 15 15 10 Philippines 35 33 35 30 Thái Lan 22 22 22 18 Myanmar N/A 79 70 60 (Nguồn: WEF 2012-2015

Theo xếp hạng của WEF thì từ năm 2013-2015 quy mô thị trường của Malaysia luôn xếp thứ 26 trên tổng số 140 nước được xếp hạng và đứng sau Indonesia và Thái Lan trong khu vực (Hình 3.1). Nguyên nhân chính là do GDP (PPP) của Malaysia thấp hơn so với Thái Lan và Indonesia. Năm 2015 GDP (PPP) của Malaysia chỉ đạt 817,4 t USD trong khi GDP (PPP) của Thái Lan là 1111 t USD và của Indonesia là 2848 t USD. Sở dĩ vậy là do quy mô dân số của Malaysia (31,2 triệu người/2015) nhỏ hơn rất nhiều so với Thái Lan (67,9 triệu người/2015) và Inonesia (237 triệu người/ 2015). Đối

61

với các nước đang phát triển, quy mô thị trường nhỏ hơn đồng nghĩa với việc thị trường lao động phổ thông cũng sẽ thiếu tính cạnh tranh hơn.

3.1.2.3 Malaysia có xã hội tương đối phức tạp với nhiều tôn giáo và sắc tộc

Như chúng ta đã biết Malaysia có một xã hội đa tôn giáo, đa sắc tộc. Đa số người dân theo đạo Hồi nên có rất nhiều điều cấm kỵ trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh. Hơn nữa mâu thuẫn tôn giáo diễn ra thường xuyên trong những năm qua giữa Hồi giáo và Thiên chúa giáo, việc phân biệt đối xử giữa người Mã lai và các sắc tộc khác đang gây ra những trở ngại trong thu hút FDI của Malaysia.

3.1.2.4 Mức độ bảo vệ bản quyền của Malaysia chưa cao

Như trong phân tích ở mục 2.3.1.2 về quyền bảo sở hữu trì tuệ thì trong ba yếu tố bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bằng sáng chế, bảo vệ bản quyền thì mức độ bảo vệ bản quyền của Malaysia ở mức thấp. Tuy nhiên đối với các công ty đa quốc gia khi đầu tư ra nước ngoài họ trường rất quan tâm tới chỉ tiêu này, nhất là những công ty có thương hiệu lớn vì lợi thế về những tài sản độc quyền chính là tiền đề đầu tiên đưa các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.

3.2. Vai trò của MTĐT Việt Nam trong thu hút FDI giai đo n 2012 đến 2015 – so sánh với Malaysia

3.2.1. Đối với lợi thế O

Để có căn cứ so sánh vai trò của MTĐT Việt Nam và Malaysia trong việc thu hút FDI thông qua các chính sách nhằm phát huy lợi thế chủ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta cũng xem xét Chỉ số quyền sở hữu quốc tế (IPRI) tương tự như trường hợp của Malaysia.

3.2.1.1 Sự ổn định của môi trường chính trị - pháp luật

Cùng sử dụng Biểu đồ 2.5 và Bảng 2.9 so sánh mức độ ổn định của môi trường chính trị Việt Nam và Malaysia chúng ta thấy điểm số của Việt Nam qua các năm cũng giống như Malaysia hầu như không thay đổi qua các năm tuy nhiên điểm số của Việt Nam thấp hơn của Malaysia 1,2 – 1,4 điểm trong đó các điểm thành phần như tính độc lập tư pháp, tuân thủ pháp luật, ổn định chính trị hay việc kiểm soát tham nhũng Việt Nam đều kém với Malaysia rất nhiều. Điều này chứng tỏ hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa nghiêm minh và cần phải cải thiện rất nhiều.

62

3.2.1.2. Quyền sở hữu trí tuệ

Cũng như chỉ số về pháp luật chính trị, điểm số về mức độ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam từ năm 2012 – 2015 tăng nhẹ từ 3,8 lên 4,1 điểm. (Biểu đồ 2.6)

Điểm số bảo vệ bằng sáng chế cao hơn hẳn do các doanh nghiệp đã chủ động đi đăng ký bằng sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc thông qua các công ty về sở hữu trí tuệ để bảo vệ tài sản độc quyền của mình. Tuy nhiên luật bản quyền của Việt Nam hiện nay còn khá yếu ớt vì vậy mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ bản quyền của Việt Nam không được đánh giá cao đặc biệt là việc tôn trọng bản quyền tác giả. Mặc dù điểm bảo vệ bản quyền của Malaysia không cao nhưng Việt Nam thấp hơn Malaysia 2,3 điểm. (xem Bảng 2.11)

Bảng 3.2 Xếp h ng quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam năm 2016

Điểm số/

10 điểm Xếp h ng to n cầu

Tổng điểm 4.4 88/128

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 4.4 82 /128

Bảo vệ bằng sáng chế 6.9 53 /108

Bảo vệ bản quyền 1.9 87 /104

(Nguồn: PRA 2016)

3.2.1.3. Quyền sở hữu vật chất

Từ Biểu đồ 2.7 chúng ta thấy quyền sở hữu vật chất của Việt Nam từ năm 2012 –

2015 luôn ở mức thấp nhất trong nhóm nước Đông Nam Á gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Số điểm qua các năm cao nhất là 5,8 điểm năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn nước cao nhất là Singapore 2,4 điểm và thấp hơn Malaysia 1,7 điểm.

Bảng 3.3 Xếp h ng quyền sở hữu vật chất của Việt Nam năm 2016

Điểm số/

10 điểm Xếp h ng to n cầu

Tổng điểm 5.2 93 trên 128

Bảo vệ tài sản vật chất 4,8 89 trong số 128

Đăng ký tài sản 8,1 106 trong số 127

Tiếp cận khoản vay 2,7 82 trong 128

63

Tuy nhiên, trong năm 2016, chỉ tiêu đăng ký tài sản của Việt Nam đạt 8,1 điểm, tuy vẫn thấp hơn các nước trong khu vực nhưng cũng ở mức khá cao thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí giấy phép con của Chính phủ.

3.2.1.4. Đánh giá lợi thế O của Việt Nam qua số liệu thu hút FDI theo đối tác đầu tư – so sánh với Malaysia

Trước khi xem xét những đối tác nào đã đầu tư vào Việt Nam chúng ta sẽ so sánh luồng FDI ròng vào Việt Nam và Malaysia từ 2012 – 2015 và so sánh với một số nước trong khu vực.

Biểu đồ 3.1So sánh luồng FDI ròng giữa Việt Nam, Malaysia và một số nƣớc khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 – 2015

(Nguồn: World Bank data 2016)

- Luồng FDI ròng vào Việt Nam từ 2012 – 2015: Nhìn vào Biểu đồ 3.1 ta thấy dòng FDI vào Việt Nam liên tục tăng qua các năm từ 8,37 t USD năm 2012 lên 11,08 t USD năm 2015, tăng 32,4% và tăng hơn 28% so với năm trước đó là năm 2014. Trong khi đó đường FDI của Malaysia từ năm 2012 – 2015 là một đường gấp khúc, luồng FDI vào Malaysia đang trong đà tăng mạnh năm 2013 nhưng tới năm 2014, 2015 lại bị sụt giảm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này ở Malaysia là do do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới. Trong khi đó do Việt Nam không phải nước xuất khẩu dầu mỏ là chủ đạo nên mức ảnh hưởng không nhiều như Malaysia, hơn nữa trong năm 2015 Việt Nam đã đàm phán thành công nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới nên uy tín trên thị trường quốc tế nhờ đó cũng được nâng cao và luồng vốn FDI vào Việt Nam cũng theo chiều hướng tăng lên.

57,15 66,07 68,5 65,26 8,09 11,3 10,62 10,96 12,09 15,94 4,98 9 8,37 8,9 9,2 11,08 21,2 23,28 25,12 20,05 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2012 2013 2014 2015

Luồng FDI ròng (tỷ USD)

năm

Indon esia Việt Nam Thái Lan

64

Bảng 3.4 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài t i Việt Nam theo đối tác

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2015)

STT Đối t c Số dự n Tổng vốn đầu tƣ đăng ý (Triệu US ) 1 Hàn Quốc 4.970 45.191,10 2 Nhật Bản 2.914 38.973,63 3 Singapore 1.544 35.148,51 4 Đài Loan 2.478 30.997,43 5 Anh 623 19.275,31

(Nguồn: FIA – MPI 2016)

- Thu hút FDI của Việt Nam theo đối tác đầu tư: Theo số liệu lũy kế của Cục đầu tư nước ngoài – Tổng cục thống kê Việt Nam, tính tới ngày 31/12/2015, Hàn Quốc vẫn là quốc gia có tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất với 4.970 dự án, tổng số vốn đăng ký là 45.191 triệu USD; sau đó là Nhật Bản với 2.914 sự án, tổng số vốn đăng ký là 38.973 triệu USD, tiếp đến là Singapore và Đài Loan và Anh. Cũng như với trường hợp của Malaysia, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam đều là những tập đoàn lớn có lợi thế về thương hiệu và đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế L và lợi thế I ví dụ như Sam Sung của Hàn Quốc; Canon, Nikon của Nhật Bản, VSIP của Singapore, Vedan của Đài Loan…

3.2.2. Đối với lợi thế L

3.2.2.1 Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên

Nếu như Malaysia là nước giàu tài nguyên về thiếc và khoáng sản thì Việt Nam cũng là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản,…Các nhà đầu tư đến với Việt Nam quan tâm trước hết là đất đai, sau đó là rừng tự nhiên và khoáng sản (bao gồm cả dầu khí).

Bên cạnh đó Việt Nam còn có nguồn nguyên liệu thô dồi dào như bông, sợi, cao su cũng là một trong những tài nguyên thu hút các doanh nghiệp FDI thâm dụng tài nguyên đầu tư vào Việt Nam.

3.2.2.2 Lợi thế về lao động

65

động, Việt Nam được coi là nước có lực lượng lao động dồi dào đứng thứ 12 trên thế giới (CIA 2016). Nhiều doanh nghiệp nước ngoài hiện này đầu tư vào Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế lao động dồi dào, chi phí thấp của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chỉ có lợi thế về phân khúc lực lượng lao động tay nghề thấp. Đa số các công ty đa quốc gia đầu tư tại thị trường Việt Nam đề sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí để đào tạo lao động trước khi sử dụng. Trong khi đó, đối với những lao động cần có kỹ năng và tay nghề cao thì Malaysia vẫn được đánh giá cao hơn Việt Nam rất nhiều. Malaysia luôn đứng trong top 25/144 nước (vị trí 19/140 năm 2015) có thị trường lao động hiệu quả còn Việt Nam chỉ đứng ở vị trí 52 năm 2015.

3.2.2.3 Lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông

Trong báo cáo đánh giá của WEF về cơ sở hạ tầng quốc gia, Việt Nam chỉ đứng thứ 95 trên 144 nước được xếp hạng về cơ sở hạ tầng trong năm 2012. Qua các năm, tuy xếp hạng của Việt Nam đang dần cải thiện từ vị trí 95 của năm 2012 lên vị trí 76 năm 2015, tuy nhiên Việt Nam vẫn bị đánh giá là một nước có cơ sở hạ tầng yếu kém lạc hậu và có khoảng cách khá xa so với Malaysia và Singapore (xem Bảng 2.15). Qua đây, chúng ta có thể thấy rõ ràng cơ sở hạ tầng không phải là lợi của Việt Nam để thu hút FDI.

3.2.2.4 Lợi thế về vị trí địa lý

Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi nằm ở vị trí đắc địa của khu vực Đông Nam Á. Các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam tạo điều kiện cho Việt Nam giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó Việt Nam cũng là cửa ngõ để các nước trên thế giới thâm nhập vào các nước trong khu vực Đông Nam Á với hơn 600 triệu dân. Như vậy, cả Việt Nam và Malaysia đều có điểm tương đồng trong lợi thế về vị trí địa lý.

3.2.2.5 Đánh giá lợi thế L của Việt Nam qua số liệu thu hút FDI theo lĩnh vực

Từ cơ cấu FDI vào Việt Nam theo ngành (Bảng 3.5) ta thấy các dự án đầu tư vào Việt Nam từ nước ngoài chủ yếu trong lĩnh vực chế biến chế tạo với 10.764 dự án, có số vốn đầu tư hơn 162 t USD, sau đó đầu tư bất động sản với 500 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 50 t USD, tiếp đến là các ngành dịch vụ như sản xuất và phân phối điện, khí, nước, điều hòa hay dịch vụ lưu trú và ăn uống và đứng thứ 5 là ngành xây dựng. Trong

66

khi đó, Malaysia chủ yếu thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, khai thác mỏ và khai thác đá (bao gồm dầu khí) và lĩnh vực dịch vụ.

Bảng 3.5 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngo i t i Việt Nam theo ng nh ( ũ ế c c dự n còn hiệu lực đến ng 31/12/2015)

Nguồn: FIA – MPI 2016

Sở dĩ các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo là để tận dụng nguồn lao động phổ thông hùng hậu với chi phí giá rẻ, cũng như nguồn nguyên liệu thô dồi dào là đầu vào cho quá trình sản xuất. Các công ty kinh doanh bất động sản thì quan tâm đến lợi thế về tài nguyên đất dồi dào, cũng như những ưu đãi của Chính phủ về quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Những dự án sản xuất, phân phối điện, khí, nước được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhằm đưa công nghệ vào cải thiện cơ sở vật chất lạc hậu, kém phát triển của Việt Nam.

3.2.3. Đối với lợi thế I

3.2.3.1 Thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

Theo Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài gồm có 6 bước: (1) Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (2) Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; (3) Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (4) Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp; (5) Khắc dấu của doanh nghiệp; (6) Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Để hoàn

Stt Chuyên ngành Số dự n Tổng vốn đầu tƣ đăng ý (Triệu US )

1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 10.764 162.772,71 2 Hoạt động kinh doanh bất

động sản 500 50.896,40

3 Sản xuất, phân phối điện, khí,

nước, điều hòa 109 12.567,54

4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 445 11.950,27

67

thành 6 bước này, doanh nghiệp sẽ mất tối thiểu 48 ngày hoặc lâu hơn nữa. Hiện nay thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam đã được công bố rất rõ ràng, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bước và tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp trong khi đó thủ tục thành lập doanh nghiệp của Malaysia chỉ mất 2 bước và có thể hoàn thành trong vài ngày. Như vậy Chính phủ Việt Nam vẫn cần tích cực hơn nữa trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí nội địa hóa, như vậy sẽ tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

3.2.3.2 Chi phí đào tạo công nhân có tay nghề

Như đã đề cập tại mục 3.2.2.2, đa số các công ty đa quốc gia đầu tư tại thị trường Việt Nam đề sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí để đào tạo lao động trước khi sử dụng do lao động của Việt Nam đa số là lao động chân tay có trình độ thấp. Khoản chi phí đào tạo này tất nhiên sẽ được tính vào chi phí nội hóa của doanh nghiệp.

3.2.3.3 Chính sách vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Luật đầu tư mới của Việt Nam năm 2014 cũng đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế (tức là có thể sở hữu vốn 100%), tuy nhiên vẫn còn có một số ngoại lệ như:

- Lĩnh vực kinh doanh đó có chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế mà Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia giai đoạn 2012 2015 và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)