Vai trò của MTĐT của Malaysia đối với lợi thế O

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia giai đoạn 2012 2015 và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 60 - 66)

Để đánh giá vai trò của môi trường đầu tư tại Malaysia trong việc thu hút FDI thông qua các chính sách nhằm phát huy lợi thế chủ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài về thương hiệu, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng kinh doanh …chúng ta sẽ xem xét trên một số khía cạnh đó là: sự ổn định của môi trường chính trị pháp luật của Malaysia trong các chỉ tiêu sự độc lập về tư pháp, mức độ tôn trọng luật pháp, sự ổn định chính trị và mức độ kiểm soát tham nhũng. Chỉ tiêu này sẽ có tác động rất lớn đến hai chỉ tiêu tiếp theo là quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu vật chất; Mức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có bảo vệ quyền trí tuệ, bằng sang chế và bản quyền; Mức độ bảo vệ quyền sở hữu vật chất bao gồm bảo về quyền sở hữu vật chất, thủ tục đăng ký tài sản hay mức độ tiếp cận các khoản vay. Tất cả những tiêu chí này sẽ được phân tích thông qua Chỉ số quyền sở hữu quốc tế (IPRI) do Liên đoàn quyền sở hữu Hoa Kỳ (Property Rights Alliance - PRA) công bố hàng năm đối với 128 quốc gia/ khu vực với thang điểm 10 xếp từ cao xuống thấp. Tiếp đó chúng ta sẽ xem xét những con số cụ thể về tình hình thu hút FDI của Malaysia từ phía các nước đối tác để đánh giá những đối tác có những lợi thế nào đã đến đầu tư tại Malaysia.

2.3.1.1 Sự ổn định của môi trường chính trị pháp luật

Môi trường chính trị và pháp luật đưa ra cái nhìn sâu sắc về sức mạnh thể chế của một quốc gia và quyết định khả năng một quốc gia thực thi các chỉ tiêu về quyền sở hữu.

Số liệu trong Biểu đồ 2.5cùng với những phân tích trong phần môi trường chính trị của Malaysia (Mục 2.2.2) cho chúng ta thấy môi trường chính trị pháp luật của Malaysia trong khu vực trong những năm 2012 đến 2015 là tương đối ổn định, đạt mức 5,7 – 5,8 điểm và chỉ đứng sau Singapore trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó chỉ tiêu độc lập tư pháp của nước này năm 2016 đạt số điểm cao nhất trong số 4 chỉ tiêu đạt 6,6 điểm hơn Thái Lan 1,6 điểm tuy nhiên lại kém Singapore 2,5 điểm. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tự do của hoạt động tư pháp dưới sự ảnh hưởng của hệ thống chính trị

45

và các tập đoàn kinh doanh. Sự độc lập của cơ quan tư pháp là cơ sở đảm bảo sự hỗ trợ của hệ thống tòa án đối với những tài sản cá nhân của các nhà đầu tư. Chỉ tiêu tuân thủ pháp luật (đo lường chất lượng thực thi hợp đồng, quyền sở hữu, cảnh sát, tòa án, khả năng xảy ra tội phạm, bạo lực) và chỉ tiêu kiểm soát tham nhũng (đo lường mức độ sử dụng điện công cộng vào mục đích cá nhân, các chi phí không chính thức trong nền kinh tế) cũng ở mức khá tuy nhiên tiêu chí ổn định chính trị lại được PRA đánh giá thấp hơn cả. Tuy nhiên nếu xét về tổng quan chung thì môi trường chính trị pháp luật của Malaysia vẫn tương đối khả quan cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Biểu đồ 2.5 So sánh sự ổn định của môi trƣờng chính trị pháp luật của Malaysia với một số nƣớc khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 – 2015 (Đơn vị: điểm)

(Nguồn: PRA 2016)

Bảng 2.9 So sánh xếp h ng môi trƣờng chính trị pháp luật của Malaysia với một số nƣớc khu vực Đông Nam Á năm 2016 (đơn vị: điểm)

Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Indonesia

Tổng điểm 6.1 8,3 4.3 4.4 4.4

Độc lập tư pháp 6,6 7,6 5.1 4.1 5.1

Tuân thủ pháp luật 6.3 8,8 4.7 4.4 4.3

Ổn định chính trị 5,7 7,5 3.2 5.0 4.3

Kiểm soát tham

nhũng 6,0 9,2 4.2 4,0 3.8 (Nguồn: PRA 2016) 2012 2013 2014 2015 5.8 5.7 5.8 5.8 8.3 8.3 8.4 8.3 4.3 4.4 4.3 4 4.5 4.5 4.6 4.4 3.9 4 4.2 4.1

46

2.3.1.2 Quyền sở hữu trí tuệ

PRA đánh giá quyền sở hữu trí tuệ thông qua ba chỉ tiêu là mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; bảo vệ bằng sáng chế và bảo vệ bản quyền.

Giai đoạn từ năm 2012, chỉ số quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia khá ổn định và có chiều hướng tăng nhẹ từ 6,1 điểm năm 2013 lên 6,3 điểm năm 2015 và vẫn luôn đạt mức cao hơn rõ rệt so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia trừ Singapore. Điều này chứng tỏ nỗ lực của Chính phủ Malaysia trong việc cải thiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài vì bảo vệ tài sản độc quyền vốn là một trong những lí do quan trọng khiến các nhà đầu tư sử dụng hình thức FDI thay vì xuất khẩu hay cấp giấy phép ở nước ngoài.

Biểu đồ 2.6So sánh quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia với một số nƣớc khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 – 2015 (Đơn vị: điểm)

(Nguồn: PRA 2016)

Năm 2016, chỉ số xếp hạng quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia đạt 6,4 điểm đứng thứ 32 trên tổng số 128 nước được xếp hạng, đứng thứ 8 trên tổng số 20 nước châu Á- châu Đại Dương được xếp hạng. Trong ba chỉ tiêu được đánh giá thì mức độ bảo về quyền sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế của Malaysia tương đối tốt, đạt 7,4 điểm, chỉ kém Sigapore lần lượt la 1,3 và 1 điểm và đều cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia.

6,2 6,1 6,3 6,3 7,9 7,9 7,9 7,9 4,1 4,2 4,6 4,3 3,8 4 3,94,1 4,34,2 4,14,1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2012 2013 2014 2015

47

Bảng 2.10 Xếp h ng quyền sở hữu trí tuệ của Mala sia năm 2016 (đơn vị: điểm)

Điểm số Xếp h ng to n cầu Xếp h ng hu vực

Tổng điểm 6.4 32/128 8/20

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 7,4 23/128 6/20

Bảo vệ bằng sáng chế 7,4 46/108 10/19

Bảo vệ bản quyền 4,6 46/104 8/18

(Nguồn: PRA 2016)

Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ bản quyền của Malaysia vẫn cần được chú trọng hơn nữa vì trong ba chỉ tiêu đánh giá đây là chỉ tiêu thấp nhất và có điểm số thấp hơn rất nhiều so với hai chỉ tiêu còn lại (2,8 điểm) kéo tổng điểm của Malaysia ở tiêu chí này xuống chỉ còn 6,4 điểm. Để đuổi kịp Singapore trong chỉ tiêu này Malaysia vẫn còn khoảng cách khá xa tới 2,2 điểm.

Bảng 2.11 So sánh xếp h ng quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia với một số nƣớc khu vực Đông Nam Á năm 2016 (đơn vị: điểm)

Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Indonesia

Tổng điểm 6.4 8,0 4.3 4.4 4.2

Bảo vệ quyền sở hữu

trí tuệ 7,4 8,7 3,7 4.4 5.4

Bảo vệ bằng sáng chế 7,4 8.4 6,5 6,9 5,5

Bảo vệ bản quyền 4,6 6,8 2,9 1,9 1,6

(Nguồn: PRA 2016)

2.3.1.3 Quyền sở hữu vật chất

Một chế độ quyền sở hữu mạnh mẽ đòi hỏi sự tự tin của người dân về hiệu quả của nó trong việc bảo vệ quyền sở hữu tư nhân. Nó cũng cung cấp cho các giao dịch thống nhất liên quan đến việc đăng ký tài sản và cho phép truy cập vào tín dụng cần thiết để chuyển đổi tài sản thành vốn. Vì những lý do này, các mục sau đây được sử dụng để đo tính bảo vệ quyền sở hữu bản quyền tư nhân: bảo về quyền sở hữu vật chất, thủ tục đăng ký tài sản hay mức độ tiếp cận các khoản vay.

Biểu đồ 2.7 so sánh quyền sở hữu vật chất của Malaysia so với một số nước trong

khu vực từ năm 2012 – 2015 trong đó ở tiêu chí này Malaysia có điểm số khá cao và có xu hướng tăng từ 7,5 điểm năm 2012 lên 7,7 điểm năm 2015, chỉ kém Singapore 0,4 điểm hơn nữa tiêu chí này của Singapore lại đang có xu hướng giảm nhẹ.

48

Biểu đồ 2.7So sánh quyền sở hữu vật chất của Malaysia với một số nƣớc khu vực Đông Nam Á từ 2012 – 2015 (đơn vị: điểm)

(Nguồn: PRA 2016)

Bảng 2.12 So sánh quyền sở hữu vật chất của Malaysia với một số nƣớc khu vực Đông Nam Á (đơn vị: điểm)

(Nguồn: PRA 2016)

Xem xét từng thành phần trong tiêu chí, chúng ta thấy điểm đăng ký tài sản của Malaysia năm 2016 rất cao đạt 9,5 điểm, điều này cho chúng ta biết thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản của Malaysia diễn ra khá dễ dàng. Qua đó thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ Malaysia trong việc cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tiếp đến là chỉ tiêu tiếp cận vốn vay, việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng mà không có tài sản thế chấp là một sự ủy thác cho mức độ phát trển của các định chế tài chính của một quốc gia. Đây cũng là một trong những tiêu chí đặc biệt quan trọng được các nhà đầu tư quan tâm bởi nó liên quan đến quá trình chu chuyển, huy động vốn trong quá trình kinh doanh. Ở chỉ số này Malaysia thậm chí còn cao hơn Singapore và nhiều nước khác trong khu vực.

Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Indonesia

Nhìn chung 7,7 8.2 6,5 5.2 6,5 Bảo vệ tài sản vật chất 7.3 8,8 5.2 4,8 5,5 Đăng ký tài sản 9,5 9,8 9,9 8,1 9,1 Tiếp cận khoản vay 6.3 5,9 4.3 2,7 4,9 7,5 7,7 7,5 7,7 8,2 8,2 8,2 8,1 6,6 6,7 6,9 6,5 5,8 5,7 5,6 5,1 6,6 6,7 6,6 6,5 2012 2013 2014 2015

49

2.3.1.4 Đánh giá lợi thế O của Malaysia qua số liệu thu hút FDI theo đối tác đầu tư

Trước khi xem xét những đối tác nào đã đầu tư vào Malaysia chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình thu hút FDI ròng của Malaysia từ 2012 – 2015 và so sánh với một số nước trong khu vực.

Biểu đồ 2.8So sánh luồng FDI ròng giữa Malaysia và một số nƣớc khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 – 2015 (đơn vị: Tỷ USD)

(Nguồn: World Bank data 2016)

- Luồng FDI ròng vào Malaysia từ 2012 – 2015: Nhìn vào Biểu đồ 2.8 ta thấy luồn thu hút FDI của Malaysia nhỏ hơn so với Indonesia và nhỏ hơn rất nhiều so với Singapore, tuy nhiên luồng vốn chảy vào có xu hướng tăng ở mức 8,09 t USD năm 2012 lên 10,96 t USD năm 2015 tăng 35% sau 4 năm, điều này cho thấy Malaysia vẫn đang là một trong những thị được các nhà đầu tư quan tâm trong khu vực Đông Nam Á.

Bảng 2.13 Thu hút FDI của Mala sia theo đối tác từ năm 2012 – 2015 Nƣớc Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Australia % tổng số 0.7 0.5 0.5 1.2 Pháp % tổng số 6.9 0.0 0.3 0.1 Đức % tổng số 3.3 5.6 11.2 5.3 Nhật Bản % tổng số 13.4 11.8 27.5 18.3 Singapore % tổng số 10.6 14.8 19.8 6.4 Đài Loan % tổng số 0.8 0.4 1.7 5.8 Anh % tổng số 2.9 1.6 1.0 0.7 Mỹ % tổng số 1.4 20.7 3.4 18.9 Các nước khác % tổng số 60.0 44.5 34.7 43.4 Nguồn: EPU 2016 57.15 66.07 68.5 65.26 8.09 11.3 10.62 10.96 12.09 15.94 4.98 9 8.37 8.9 9.2 11.08 21.2 23.28 25.12 20.05 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2012 2013 2014 2015

Luồng FDI ròng (tỷ USD)

năm

50

- Thu hút FDI của Malaysia từ 2012 – 2015 theo đối tác đầu tư: Theo số liệu từ báo cáo của phòng kế hoạch kinh tế - văn phòng Chính phủ Malaysia (EPU) năm 2016 , đối tác đầu tư vào Malaysia nhiều nhất trong giai đoạn 2012 - 2015 là Mỹ, Nhật Bản và Singapore. Như chúng ta đã biết những quốc gia này đều là những nước có lợi thế về kỹ thuật sản xuất phát triển nhưng lại thiếu tài nguyên thiên nhiên, hơn nữa các công ty đa quốc gia đầu tư vào Malaysia đều là những công ty có thương hiệu hàng đầu thế giới như Honeywell của Mỹ và Nippon, Fuji của Nhật Bản (MIDA 2016).

Như vậy việc môi trường chính trị, pháp luật ổn định, quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu vật chất được đảm bảo sẽ làm tăng lợi thế của Malaysia trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, nhờ vậy sẽ thu hút được những nguồn FDI có chất lượng cao từ những tập đoàn đa quốc gia có thương hiệu trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia giai đoạn 2012 2015 và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)