Lợi thế về nội hóa (internalization)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia giai đoạn 2012 2015 và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 37)

Lợi thế về nội hóa ảnh hưởng đến cách hoạt động của FDI. Trong thuật ngữ kinh

tế vi mô, FDI làm giảm chi phí giao dịch của các công ty đa quốc gia do sự không hoàn hảo của thị trường. Thông qua việc nội hóa, các công ty đa quốc gia (MNC) có thể tăng lợi tức đầu tư bằng cách thực hiện các giao dịch, bao gồm các tài sản độc quyền của nó, thông qua hoạt động nội bộ (Bala 1998, tr. 2). Nhờ đó giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế.

Tuy nhiên trên thực tế lợi thế này có phát huy tác dụng hay không, tùy thuộc rất nhiều vào rất nhiều yếu tố của môi trường đầu tư ví dụ như thủ tục xuất nhập khẩu, chính sách quản lý ngoại hối, những điều chỉnh trong luật đầu tư, luật doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư...

22

CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU MÔI TRƢỜNG I CỦA MA AYSIA TỪ NĂM

2012 - 2015

2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về đất nƣớc Mala sia

Từ dữ liệu có trong The World factbook 2016 của Cơ quan tình báo Trung uơng Hoa Kỳ (CIA) về đất nước Malaysia và Hồ sơ thị trường Malaysia của Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương, chúng ta có thông tin cơ bản về đất nước Malaysia.

2.1.1. Các thông tin cơ bản

2.1.2. Điều kiện tự nhiên, con ngƣời

2.1.2.1 Vị trí địa lý

Liên Bang Malaysia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có diện tích 329.847 km2 bao gồm 13 bang chia thành 2 vùng địa lý:

Bán đảo Malaysia (Tây Malaysia) phía bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Biển Đông, phía nam giáp eo biển Singapore, phía tây giáp eo biển Malacca. Gồm chín lãnh thổ quốc vương hồi giáo (Johor, Kedah, Kelantan, Negeri Sembilan, Pahang, Perak, Perlis, Selangor và Terengganu), hai bang dưới sự lãnh đạo của Thống đốc (Malacca và Penang), và hai lãnh thổ liên bang (Putrajaya và Kuala Lumpur)

Tên đầy đủ: Ma-lai-xi-a (Malaysia) Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến

Thủ đô : Kuala Lumpur

Ngày quốc khánh : 31 tháng 8 năm 1957

Đứng đầu nhà nước: Quốc vương – MUHAMMAD V (từ 13/12/2016)

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng Mohamed NAJIB bin Abdul Razak (3/4/2009)

Các đảng phái chính trị: Đa đảng Thành viên của các tổ chức

quốc tế: ADB, APEC, ASEAN, WTO…

Ngôn ngữ : Bahasa Malay, Tiếng Anh, Tiếng Trung v…v

23

Hải đảo Malaysia (Đông Malaysia) gồm hai bang Sabah và Sarawak ở phía Bắc đảo Borneo, giáp Brunei và Indonesia.

Thủ đô của Malaysia là Kuala Lumpur, được thành lập vào năm 1857 tại nơi hợp lưu của hai dòng sông Klang và Gombak, Kuala Lumpur là một trong những thành phố năng động nhất Châu Á.

2.1.2.2 Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, ở miền Tây có lượng mưa tới 2.500mm. Lượng mưa thay đổi theo mùa hơn là thay đổi theo nhiệt độ. Gió mùa Đông Bắc từ tháng mười đến tháng hai và gió mùa Tây Nam từ tháng năm đến tháng chín đem theo nhiều mưa đến Malaysia.

2.1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên

Malaysia rất giàu tài nguyên khoán sản. Các loại quặng kim loại chính là thiếc, nhôm, đồng và sắt. Rất nhiều các kim loại thứ yếu khác được tìm thấy như mangan, antimon, thủy ngân, bôxit và vàng. Việc sản xuất thiếc tạo nên một trong những trụ cột cho kinh tế phát triển. Thiếc thường được tìm thấy ở những bãi bồi phù sa dọc triền dốc phía tây của nhánh chính vùng Tây Malaysia và những bãi bồi nhỏ hơn ở bãi biển phía tây của bán đảo. Tuy nhiên, khoáng sản giá trị nhất của Malaysia là dầu khí và khí ga tự nhiên. Các dàn khoan đều được đặt ngoài khơi, cách xa các bãi biển của vùng bán đảo và Sarawak. Ngoài ra, Malaysia có trữ lượng lớn than, than bùn, gỗ, đất sét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát, đá granite, đá mable và tiềm năng thủy điện rất lớn.

2.1.2.4 Dân số

Theo số liệu của CIA, tính tới tháng 7/2016 tổng dân số của Malaysia là gần 31

triệu người, đứng thứ 42 trên thế giới. Tốc độ tăng dân số năm 2016 là 1,4%. Dân số trong độ tuổi từ 25-54 chiếm tỉ lệ cao nhất là 41,06%, độ tuổi 15-24 chiếm 16,86%, độ tuổi 0 – 14 chiếm 28,16%, độ tuổi 55-64 chiếm 8,06%, độ tuổi trên 65 chiếm 5,86%. Ngôn ngữ chính thức của Malaysia là tiếng Bahasa Malay, bên cạnh đó người dân còn sử dụng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tamil, tiếng Telugu, Malayalam, Panjabi, Thái Lan…

24

2.1.2.5 Tôn giáo

Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Malaysia, chiếm 61,3%; tiếp theo đó là Phật giáo chiếm 18,9%, Thiên chúa giáo 9,2%; Hinđu 6,3%; Khổng giáo, Đạo giáo và các tôn giáo truyền thống khác của Trung Quốc 1,3%. (CIA Factbook 2017)

2.1.3. Lịch sử

Từ thế k 16 trở về trước các tiểu vương quốc trên bán đảo Malaysia thường bị các vương quốc ở Nam Thái Lan và Indonesia đô hộ. Sau này các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh đã tới vùng này chiếm Malaca, Sabah, Singapore... Năm 1896, Anh lập Liên hiệp các quốc gia Mã lai gồm các tiểu bang Perak, Selagor, Negri Sembilan và Pahang. Một số tiểu bang khác (Johor, Keda, Perlis, Kelantan) cũng nhận sự bảo hộ của Anh mặc dù không tham gia Liên hiệp.

Năm 1941, Nhật chiếm bán đảo Malaysia, năm 1946, Nhật đầu hàng. Anh định lập lại chế độ thuộc địa nhưng gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của nhân dân Malaysia. Năm 1948, Anh buộc phải ký với các tiểu vương hiệp ước thành lập Liên bang Malaysia, công nhận chủ quyền của các tiểu vương, trừ Penang và Malaca trước là lãnh thổ của Anh, các bang này có thống đốc bang. Hội nghị Luân đôn (London) 1956 quyết định trao trả độc lập cho Malaysia. Ngày 31/8/1957 Liên bang Malaysia trở thành quốc gia độc lập, theo chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 16/9/1963, bang tự trị Singapore gia nhập Liên bang Mã lai. Đến năm 1965, quan hệ giữa Chính phủ Liên bang với Bang tự trị Singapore trở nên căng thẳng và ngày 9/8/1965, bang tự trị Singapore tách khỏi liên bang Mã Lai trở thành nước Cộng hòa Singapore. (Cục xúc tiến thương mại 2013, tr 7)

2.1.4. Tổng quan kinh tế

Theo số liệu của World Bank năm 2016, Malaysia là nước có thu nhập trung bình cao với GNI đầu người năm 2015 đạt 10570 USD, GDP (2015) là 298 t USD, tăng trưởng kinh tế năm 2015 là 5%. Nền kinh tế Malaysia đã được chuyển đổi từ những năm 70 từ sản xuất các nguyên vật liệu thô thành nền kinh tế đa ngành nghề. Sau khi nhậm chức, cựu Thủ tướng ABDULLAH cố gắng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế bằng cách hướng nguồn đầu tư vào khu vực công nghệ cao, công nghệ y tế. Những nỗ lực này của ông đã được Tân thủ tướng Najip tiếp tục thực hiện. Thủ tướng Najib cũng tiếp tục đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ nội địa và giảm bớt việc nền kinh tế phải dựa quá nhiều vào xuất khẩu. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử, dầu khí,

25

dầu cọ, cao su vẫn là đầu tầu của nền kinh tế. Ngành dầu khí vẫn đóng góp phần lớn vào ngân sách Chính phủ. Malaysia tiếp tục thu được nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu dầu, khí đốt do giá năng lượng trên thế giới đang tăng cao. Tuy nhiên do giá gas và khí đốt trong nước cũng tăng, kết hợp với tài chính thắt chặt, đã buộc Kuala Lumpur phải giảm thiểu sự hỗ trợ từ Chính phủ. Chính phủ cũng bớt phụ thuộc vào nhà cung cấp khí đốt là Petronas, công ty đóng góp hơn 40% trong tổng thu nhập quốc dân. Ngân hàng Trung ương vẫn duy trì được t giá ngoại tệ và cơ chế điều hành cũng được thực hiện tốt đã hạn chế những rủi ro tài chính của Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Là Quốc gia xuất khẩu dầu khí, Malaysia được hưởng lợi từ việc giá năng lượng thế giới tăng cao. Việc giảm giá dầu toàn cầu trong nửa cuối 2014 đã làm Malaysia thất thu và giảm giá trị đồng Ringit. Chính phủ đang cố giảm bớt sự phụ thuộc vào tập đoàn nhà nước Petronas. Ngân hàng Negara Malaysia (Ngân hàng nhà nước) duy trì dự trữ ngoại hối lớn, được quản lý tốt giúp Malaysia ít bị ảnh hưởng hơn bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ngành dầu khí đóng góp lớn vào doanh thu của Chính phủ, việc giá dầu giảm làm Chính phủ bị ảnh hưởng nặng nề về tài chính. Malaysia là quốc gia xuất khẩu lớn, do vậy cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề khi giá cả hàng hóa bị giảm sút trên toàn cầu. (CIA Factbook 2017)

2.2. Tổng quan Môi trƣờng I của Mala sia giai đo n 2012 – 2015

2.2.1. Môi trƣờng tự nhiên của Malaysia

2.2.1.1 Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên của Malaysia

Như đã giới thiệu ở trên, Malaysia là đất nước đặc biệt giàu về tài nguyên khoáng sản. Thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia. Malaysia từng là nước sản xuất thiếc hàng đầu thế giới cho tới khi thị trường này sụp đổ đầu thập niên 1980. Chỉ tới năm 1972 dầu mỏ và khí tự nhiên mới thay thế thiếc trở thành mặt hàng chính trong lĩnh vực khai mỏ. Dầu mỏ và khí tự nhiên được tìm thấy tại các mỏ dầu ngoài khơi Sabah, Sarawak và Terengganu đã có đóng góp đặc biệt lớn vào nền kinh tế Malaysia tại các địa phương đó. Các sản phẩm khoáng sản khác cũng khá quan trọng gồm nhôm, đồng, vàng, bô xít, quặng sắt và than cùng với các khoáng sản công nghiệp như đất sét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát và các sản phẩm đá cắt như đá granite và đá mable khối hoặc tấm.

26

(đứng thứ 30 thế giới) còn trữ lượng khí thiên nhiên 1,183 nghìn tỉ m3 (đứng thứ 23 trên thế giới). Trong những năm gần đây, do khủng hoảng dầu thô thế giới nên giá dầu thô của Malaysia cũng bị ảnh hưởng tuy nhiên theo chỉ số các nhà đầu tư TOGY1 của Malaysia 2015 dựa trên phản hồi của 65 giám đốc điều hành dầu khí đầu tư tại nước này được khảo sát từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015 thì vẫn có tới 89,2% người được hỏi cho biết điều kiện kinh doanh trên thị trường dầu khí hiện tại là tích cực chỉ giảm nhẹ một chút so với con số 95,8% năm 2014 (TOGY Malaysia 2015, tr.10). Do có ưu thế về sản lượng dầu mỏ và khoáng sản nên đây chắc chắn sẽ là hai ngành kinh tế mũi nhọn để thu hút FDI của Malaysia.

2.2.1.2 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu của Malaysia

- Vị trí địa lý: Malaysia nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là cửa ngõ để tiếp cận các nước khác trong khu vực với tổng dân số hơn 622 triệu người (ASEAN 2017).

- Khí hậu: Malaysia là một trong những quốc gia có khí hậu nóng ẩm đặc trưng. Bản thân Malaysia trung bình chịu sức tàn phá từ 6 đến 8 cơn bão là một t lệ khá thấp nếu so với Philippin và Việt Nam, không núi lửa, động đất ít xảy ra. Khí hậu nóng ẩm cùng với năng lượng về gió nhiều tạo cho Malaysia có khí hậu tương đối dễ chịu. Do đó việc thích nghi với môi trường tự nhiên tại đây dễ dàng cho rất nhiều người. Chính những đặc điểm này đã tạo ra lợi thế cho Malaysia trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

2.2.2. Môi trƣờng chính trị - pháp luật của Malaysia

2.2.2.1 Môi trường chính trị của Malaysia

Malaysia là nước theo thể chế quân chủ lập hiến. Quân vương là nguyên thủ quốc gia được hội nghị 9 tiểu vương bầu 5 năm 1 lần. Tuy nhiên, quyền lực của nhà vua bị hạn chế, chỉ mang tính nghi lễ. Quốc vương phải chấp nhận ý kiến của Thủ tướng, không có quyền bãi bỏ dự thảo luật do nghị viện đưa ra và không có đặc quyền không chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự. Bộ máy nhà nước Malaysia cũng được chia thành 3 ngành: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Lập pháp do Quốc hội đảm nhiệm.

1

Chỉ số các nhà đầu tư TOGY là chỉ số đo lường sự tự tin của các nhà đầu tư dầu khí thể hiện qua mức đầu tư của họ tại một thị trường nhất định. Người tham gia sẽ được yêu cầu đưa ra phản hồi tích cực hoặc tiêu cực trong một bộ câu hỏi về thị trường.

27

Hành pháp do Chính phủ thực hiện. Tư pháp do toà án thực hiện. Về hình thức cấu trúc: Malaysia theo hình thức liên bang với 13 bang và 2 lãnh thổ thuộc liên bang. Mỗi bang đều có chính quyền riêng của mình. Tuy nhiên, các bang này không được xem là các thực thể có chủ quyền. Các bang đều có cơ quan lập pháp, hành pháp nhưng không có cơ quan tư pháp. Một số điểm nổi bật trong thể chế chính trị của Malaysia có thể kể đến như: Là nước duy nhất trong ASEAN theo thể chế Liên bang; Trong bộ máy Nhà Nước có U ban chống tham nhũng; Hoạt động của Nội các không được quy định trong Hiến pháp mà do phong tục, tập quán quy định.

- Thể chế chính trị: là một yếu tố tối quan trọng của mỗi quốc gia, không dễ dàng

thay đổi và không chỉ phục vụ cho mục đích kinh tế mà cả chính trị, xã hội, an toàn, an ninh quốc gia; vì vậy chúng ta tạm không luận bàn hình thức thể chế nào là phù hợp để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét hiệu quả hoạt động của thể chế chính trị thông qua một chỉ số đang được sử dụng trên toàn thế giới do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đưa ra. WEF sử dụng chỉ số đánh giá môi trường thể chế như 1 trong 12 chỉ số thành phần để đánh giá năng lực cạnh tranh của các nước trên thế giới. Các chỉ số này được đánh giá dựa trên 70% dữ liệu khảo sát từ các doanh nghiệp tư nhân trên thế giới và 30% dữ liệu từ thống kê. Từ số điểm tổng hợp được, WEF đã thực hiện xếp hạng các quốc gia theo thứ tự từ cao đến thấp để làm căn cứ tham khảo cho các nhà đầu tư khi muốn tìm hiểu về môi trường thể chế tại nước ngoài.

Bảng 2.1 Xếp h ng thể chế của Malaysia và một số nƣớc trong khu vực Đông Nam Á giai đo n 2012 – 20152

Quốc gia Xếp h ng (từ cao xuống thấp) 2012-2013 (144 nƣớc) 2013-2014 (148 nƣớc) 2014-2015 (144 nƣớc) 2015-2016 (140 nƣớc) Singapore 1 3 3 2 Malaysia 29 29 20 23 Indonesia 72 67 53 55 Thái Lan 77 78 84 82 Việt Nam 89 98 92 85 Philippines 94 79 67 77 Myanmar N/A 141 136 133 (Nguồn: WEF 2012 - 2015)

28

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng Malaysia luôn nằm trong nhóm 30 nước xếp hạng cao của thế giới và vị trí xếp hạng đang dần được cải thiện qua các năm. Xét trong trong khu vực Đông Nam Á vị trí xếp hạng của Malaysia chỉ đứng sau Singapore, điều đó cho thấy môi trường thể chế của Malaysia là tương đối ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Rủi ro chính trị: Tập đoàn PRS3

đã tiến hành xếp hạng mức độ rủi ro chính trị của các nước từ thấp đến cao tương ứng mới mức độ rủi ro chính trị từ cao đến thấp. Theo bảng số liệu bên dưới chúng ta thấy mức độ rủi ro của Malaysia đứng ở vị trí số 78 thấp hơn so với Singapore 23 bậc (là nước có thứ hạng cao nhất trong các nước Đông Nam Á).

Bảng 2.2 Bảng xếp h ng mức độ rủi ro chính trị của c c nƣớc khu vực Châu Á – Thái ình ƣơng (TBD) Nƣớc/ hu vực 10/2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2012 Năm 2011 Trung bình c c nƣớc Châu Á – TBD 78 79 79 79 78 Hong Kong 92 92 92 92 92 Singapore 91 91 92 92 89 Taiwan 89 90 90 90 90 New Zealand 87 86 84 82 83 Australia 85 87 88 88 88 Japan 85 85 86 86 84 South Korea 81 83 82 80 78

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia giai đoạn 2012 2015 và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)