2. Tính nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩn thừa
2.9. Các nguồn nhiệt khác
Ngoài số nguồn nhiệt đã nêu ở trên (hình 2-1) các nguồn nhiệt khác ảnh hưởng tới phụ tải lạnh có thể là:
Nhiệt hiện và ẩn tỏa từ bán thành phẩm, đặc biệt khi tính toán cho các phân xưởng chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm như chè, thuốc lá, sợi dệt, in ấn ...
Nhiệt hiện và ẩn tỏa tỏa từ các thiết bị trao đổi nhiệt, các đường ống dẫn môi chất nóng hoặc lạnh đi qua phòng điều hòa, các thùng chứa chất lỏng nóng ở các phân xưởng sản xuất.
Nhiệt tỏa từ quạt và nhiệt tổn thất qua đường ống gió vào làm cho không khí lạnh bên trong nóng lên nếu có...
Ở đây hướng dẫn cách tính nhiệt tác động do quạt gió và tổn thất do độ chênh nhiệt độ của đường ống gió.
Nhiệt tổn thất qua ống gió
Ống gió được cách nhiệt, cách ẩm, tuy nhiên do có chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài ống gió nên phải có tổn thất nhiệt.
Lượng nhiệt tổn thất Q được tính toán theo biểu thức quen thuộc:
Q = k.F.t , W (2-39)
k - hệ số truyền nhiệt, W/m2K;
N - hệ số tỏa nhiệt phía ngoài ống N = 10W/m2K;
T - hệ số tỏa nhiệt phía trong ống, phụ thuộc tốc độ chuyển động không khí, chọn
T = 32 45W/m2K;
i, i - bề dày và hệ số dẫn nhiệt của các vật liệu kết cấu ống gió,chủ yếu là lớp cách nhiệt, có thể bỏ qua các lớp khác như tôn, kẽm, cách ẩm ...
F - diện tích trao đổi nhiệt, bằng chu vi ngoài ống gió nhân chiều dài, m2;
t - độ chênh nhiệt độ giữa bên ngoài và không khí bên trong ống gió: t = tN– tT; tT– là giá trị trung bình bên trong vì coi là tổn thất nhiệt nên nhiệt độ đầu và cuối của dòng không khí khác nhau nên tT = 0,5(tT1 + tT2).
Khi ống gió đặt trong không gian điều hòa thì không phải tính toán lượng nhiệt
này vì tN và tTđược coi là bằng nhau.
i T i N k 1 1 1
48