Xác định phụ tải lạnh

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí dân dụng (nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trình độ cao đẳng) (Trang 51 - 53)

2. Tính nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩn thừa

2.10. Xác định phụ tải lạnh

Thông thường sau khi xác định các phụ tải lạnh thành phần thì phụ tải lạnh chính là tổng các phụ tải thành phần như hình 2-1 đã giới thiệu:

Q0 = Qt = Qht + Qât = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 + QN

Đối với các công trình điều hòa lớn, có nhiều không gian điều hòa khác nhau, ví dụ một tòa nhà nhiều tầng, khách sạn, văn phòng ... cần lưu ý thêm về:

- Sự tác động tức thời của các nguồn nhiệt tác động lên phụ tải lạnh; - Mức độ trễ của vcác nguồn nhiệt tác động;

- Mức độ không đồng thời của các nguồn nhiệt tác động.

Ví dụ: Tòa nhà cao tầng có một loạt phòng quay hướng Đông và một loạt phòng quay hướng Tây. Loạt phòng quay hướng Đông sẽ nhận búc xạ mặt trời lớn nhất vào 8 đến 9 giờ sáng và phụ tải lớn nhất vào 8 đến 9 giờ sáng. Dàn lạnh thiết kế cho phòng phải đủ lớn để dập được phụ tải đó. Loạt phòng quay về hướng Tây lại nhận bức xạ mặt trời lớn nhất vào 15 đến 16 giờ chiều và dàn lạnh thiết kế cho các phòng này cũng phải đủ lớn để dập được phụ tải đó. Nhưng vì các tải xuất hiện không đồng thời nên hệ thống lạnh trung tâm không cần phải có năng suất lạnh bằng tổng phụ tải lớn nhất của loạt phòng phía Đông và phía Tây.

Trong trường hợp tương tự, tốt nhất xây dựng đường biểu diễn nhiệt thừa của từng không gian thành phần theo thời gian để xác định giá tri nhiệt thừa tổng cực đại tránh cho việc lựa chọn thiết bị quá lớn gây lãng phí tiền đầu tư, năng lượng vận hành và hiệu suất thiết bị.

Bài tập:

1. Hãy nêu mục đích của việc tính toán cân bằng nhiệt ẩm trong hệ thống ĐHKK? 2. Hãy nêu phương pháp tính toán nhiệt ẩm theo Carrier?

3. Xác định lượng nhiệt bức xạ mặt trời lớn nhất có khả năng xâm nhập vào không gian điều hòa qua một cửa sổ bằng kính tại Hà Nội, cửa sổ quay về hướng Đông tháng 6, khung kiểu loại, (nhiệt độ đọng sương trung bình ts = 27C), kính cơ bản, diẹn tích cửa sổ kể cả khung là 4m2?

4. Các điều kiện giống như ví dụ 3 nhưng ở đây không dùng kính cơ bản mà dùng kính 6mm có màn chắn mầu trung bình.Xác định nhiệt bức xạ lớn nhất xâm nhập vào trong phòng?

5. Các điều kiện giống như ví dụ 3 cho biết phòng nằm trong một tòa nhà văn phòng lớn, vị trí phòng ở tầng 2, diện tích sàn 64m2 = 8 8m, cao 3m, vật liệu tường có khối lượng 360kg/m2, trần và sàn có khối lượng 410kg/m2?

49 6. Các điều kiện giống như ví dụ 3, 4, 5, cho biết nhiệt tỏa do đèn ống và nhiệt hiện tỏa từ người là 960 + 560W = 1520W. Xác định nhiệt hiện thực tế của người và đèn để tính cho năng suất lạnh? Giả sử, đèn và người hoạt động liên từ 8h đến 16h.

7. Văn phòng điều hòa có 5 người, cho biết tN = 32,8C, dN = 23g/kg, dT = 14g/kg, tT = 25C. Xác định QhN và QaN?

50

Bài 3: Tính chọn máy và thiết bị điều hòa không khí

Giới thiệu:

Bài học liên quang tới:

- Các khái niệm chung về hệ thống ĐHKK.

- Tính chọn máy ĐHKK cục bộ.

- Tính chọn máy ĐHKK kiểu tổ hợp.

- Tính chọn máy ĐHKK đặc chủng.

- Tính chọn máy ĐHKK xử lý nướctập trung.

- Tính chọn máy ĐHKK xử lý không khí tập trung.

Mục tiêu:Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:

- Phân tích được lựa chọn các thiết bị trong hệ thống ĐHKK. - Xác định được công suất thực của hệ thống ĐHKK.

- Tính chọn được công suấtmáy ĐHKK cục bộ. - Tính chọn được công suất máy ĐHKK khác.

- Cẩn thận, tỷ mỉ, tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và có khả năng làm việc nhóm.

Nội dung:

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí dân dụng (nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trình độ cao đẳng) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)