Tính chọn máy điều hòa cục bộ

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí dân dụng (nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trình độ cao đẳng) (Trang 60 - 61)

2. Tính chọn máy ĐHKK cục bộ

2.2. Tính chọn máy điều hòa cục bộ

Khi chọn máy cho các phòng hầu như người ta không tính toán chi tiết mà tùy theo mức độ quan trọng của phòng để chọn năng suất lạnh từ 400 đến 700 Btu/h cho 1 m2

phòng.

Cách chọn như vậy là rất tùy tiện theo kinh nghiệm nên không chính xác. Năng suất lạnh chọn đôi khi quá dư thừa đẩy chi phí đầu tư lên cao, nhưnglại có trường hợp thiếu hụt không đảm bảo yêu cầu vi khí hậu trong phòng.

Khi chọn máy điều hòa cục bộ cũng cần tính toán lại năng suất lạnh ở chế độ vận hành thực tế theo:

- Nhiệt độ thực tế;

58 - Chiều dài đường ống gas và chênh lệch độ cao lắp đặt (đối với loại hai hay nhiều cụm).

Ví dụ 4-1

Năng suất lạnh của một phòng tính theo phương pháp Carrier là Q0 = 5 kW. Nhiệt độ trong nhà tT = 22C,  = 50%, tN = 40C. Hãy chọn máy điều hòa không khí kiểu hai cụm thích hợp.

Giải

- Công suất lạnh yêu cầu là 5 kW, không gian ĐHKK là một phòng, vì vậy chọn máy ĐHKK kiểu 2 cụm là hợp lý. Theo bảng 4-2 ta chọn máy 2 cụm

FT60GAVE/R60GV1 – 1pha, điện áp 220V, tần số 50Hz, năng suất lạnh 6,4 kW

(21800Btu/h).

- Công suất lạnh thực :

+ Độ chênh nhiệt độ trong nhà so với nhiệt độ tiêu chuẩn: tT = 27 – 22 = 5C, vậy công suất lạnh giảm 5.3,3 = 16,5%

+ Độ chênh nhiệt độ ngoài nhà so với nhiệt độ tiêu chuẩn: tN = 40 – 35 = 5C, vậy công suất lạnh giảm đi: 5.1% = 5%.

+ Công suất lạnh thực sẽ là:

Q0thực = [100% - (16,5% + 5%)].6,4 kW = 5,02 kW thỏa mãn điều kiện đầu bài: Q0thực > 5 kW.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí dân dụng (nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trình độ cao đẳng) (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)