Trên thế giới đã có khá nhiều các nghiên cứu về dị tật bẩm sinh ở thai nhi và trẻ sơ sinh do các bà mẹ sinh con bị nhiễm rubella trong 12 tuần đầu của thời kỳ mang thai. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm rubella nguyên phát trong vòng 8 tuần đầu của thai kỳ thì thai nhi sẽ bị nhiễm rubella 100% [173]. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm rubella trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ thì thai nhi sẽ bị mắc dị tật bẩm sinh đến 90% [173]. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm rubella sau16 tuần đầu của thai kỳ thì thai nhi sẽ bị mắc dị tật bẩm sinh đến khoảng 20% và nhiễm
rubella sau 20 tuần thì khả năng mắc dị tật bẩm sinh của thai nhi sẽ rất thấp và thậm chí không có dị tật bẩm sinh [173].
Theo Miller và cộng sự (1982), nghiên cứu trên 1000 phụ nữ bị nhiễm rubella ở các giai đoạn trong quá trình mang thai. 40% phụ nữ mang thai tiếp tục theo dừi, cỏc trẻ sơ sinh được theo dừi về lõm sàng và miễn dịch. Phụ nữ mang thai bị nhiễm rubella và ban đỏ trong 12 tuần đầu tiên có 80% thai nhi bị nhiễm rubella và 69% trẻ mắc dị tật bẩm sinh. Vào tuần 13 - 14, tỷ lệ là 54%, vào giữa và cuối thai kỳ là 25%. Các cháu bé bị nhiễm rubella được theo dừi 2 năm so với cỏc chỏu khụng nhiễm rubella. Những khiếm khuyết rubella xảy ra ở những trẻ em bị nhiễm trước 11 tuần (bất thường về tim bẩm sinh và điếc) và 35% những người mắc bệnh tại 13 - 16 tuần (điếc đơn thuần).
Không có khiếm khuyết nào được tìm thấy ở 63 trẻ bị nhiễm sau 16 tuần. Đây là một phát hiện rất tốt và có giá trị trong công tác giám sát, tư vấn giữ hoặc phá thai nhằm làm giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh do rubella [113].
Theo Lorraine Dontigny và cộng sự, khi thai phụ bị nhiễm rubella trong khoảng 3 tháng đầu mang thai, tỉ lệ thai nhi bị nhiễm là gần 80%, giảm xuống 25% vào cuối 3 tháng giữa, tỉ lệ này lại tăng lên từ 35% tại 27 - 30 tuần, đến gần 100% sau 36 tuần. Nguy cơ bị bất thường bẩm sinh đó được báo cáo lên tới 90% khi sản phụ bị nhiễm trước 11 tuần , 33% tại 13 - 14 tuần, 24% tại 15 - 16 tuần và 0% sau 16 tuần [60].
Bởi vậy, nguy cơ bị bất thường bẩm sinh sau khi thai phụ nhiễm rubella bị giới hạn vào 16 tuần đầu tiên của thai nhi. Nguy cơ mắc hội chứng rubella bẩm sinh thấp ở phụ nữ mang thai bị nhiễm sau 20 tuần và thai chậm phát triển dường như là hệ quả duy nhất của nhiễm rubella trong 3 tháng cuối.
Nhiễm rubella trong khoảng thời gian trước thụ thai dường như không tăng nguy cơ hội chứng rubella bẩm sinh [60].
Theo Amy Johnson và Brenda Ross (2007), lây nhiễm ở thai nhi từ máu mẹ sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm vi rút mãn tính. Nguy cơ bất thường bẩm sinh lớn nhất ở thai nhi là ở trong 3 tháng đầu thai nghén. Có một vài báo cáo cho rằng nguy cơ nhiễm hội chứng rubella bẩm sinh là khoảng 90% khi người mẹ mang thai bị nhiễm trước 12 tuần. Nguy cơ giảm xuống 20% khi người mẹ bị nhiễm ở tuổi thai từ 12 - 16 tuần. Tuy nhiên, sau 20 tuần, nguy cơ này giảm xuống đến tối thiểu [15]. Nguy cơ ảnh hưởng đến những hệ thống cơ quan trong cơ thể có thể xảy ra. Những khiếm khuyết bẩm sinh bao gồm những khiếm khuyết ở mắt, ví dụ như hình thể (10%), mắt nhỏ và tăng nhãn áp, những bất thường về tim (10% - 20%), đặc biệt là bất thường ống động mạch, bất thường động mạch phổi, khiếm khuyết ở van tim, điếc cảm nhận (60% - 70%), não bộ chậm phát triển trí tuệ, không có khả năng hoạt động tinh tế. Có thể có tới 1/3 trẻ không có triệu chứng bất thường sau khi sinh nhưng có thể có một số triệu chứng xuất hiện muộn như đái đường, u tuyến giáp và béo phì. Hội chứng rubella mở rộng (sa sút trí tuệ, đái đường type I) có thể phát triển muộn ở độ tuổi 20 hoặc 30 tuổi. Trẻ sơ sinh mang hội chứng rubella bẩm sinh có thể mang vi rút trong nhiều tháng và cần phải được cách ly với những đứa trẻ khác và những cá nhân miễn dịch thấp [15].
Việc phát hiện tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể bằng các dấu hiệu lâm sàng như: đục thuỷ tinh thể, bất thường động mạch, điếc,…
nhưng cũng có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm chứng tỏ có mặt của vi rút rubella trong máu trẻ sơ sinh. IgM là một kháng thể có thể được phát hiện trong máu mẹ hoặc trẻ sơ sinh (tồn tại trong máu trẻ sơ sinh trong vòng 6 tháng và trong một số trường hợp có thể đến 1 năm) [50]. Trong vòng 6 tháng sau khi sinh có thể tìm thấy kháng thể IgM trong 95% trẻ có dị tật bẩm sinh [50]. Ngoài 6 tháng sau khi sinh, sự có mặt của IgM có thể là do nhiễm trong thời kỳ mang thai và có thể là do nhiễm mới. Bảng dưới đây tổng hợp một số nghiên cứu trên thế giới:
Bảng 1.2. Tỷ lệ mới mắc dị tật bẩm sinh và sự có mặt của rubella ở phụ nữ có thai [50]
Quốc gia Tỷ lệ mới mắc dị tật bẩm sinh % phụ nữ nhiễm rubella Ấn Độ,
Lucknow
IgG chiếm 55% trẻ sơ sinh trong khi chỉ có
10% ở nhóm đối chứng 15 - 22%
Ấn Độ, New Deli
Trẻ sơ sinh nhiễm rubella 7-12% trên
những bà mẹ nghi ngờ 30%
Israel
1,7%/1000 trẻ đẻ sống. Trong số các bà mẹ mang thai, 4,7% trẻ có có dấu hiệu lâm sàng dị tật bẩm sinh và 8,4% có biểu hiện xét nghiệm dị tật bẩm sinh
25%
Jamaica 0,4/1000 trẻ đẻ sống. 35% trẻ sơ sinh chết có liên quan đến dị tật bẩm sinh do rubella
43% (thành thị), 51% (nông thôn)
Malaysia 35% trẻ sơ sinh bị điếc 42%
Oman Tỷ lệ mới mắc dị tật bẩm sinh 0,5/1000 trẻ
đẻ sống 4-30%
Singapore Tỷ lệ mới mắc dị tật bẩm sinh 1,5/1000 trẻ
đẻ sống 47%
Thái Lan 56% trẻ sơ sinh nghi ngờ nhiễm rubella có
IgM dương tính 36%
Srilanka Tỷ lệ mới mắc dị tật bẩm sinh 0,9/1000 trẻ
đẻ sống 43%
Các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng chủ yếu các dị tật do nhiễm rubella đều phụ thuộc vào thời gian xảy ra dịch bệnh. Tỷ lệ nhiễm mới dị tật bẩm sinh/1000 trẻ đẻ sống thường thấp như 1,7/1000 ở Israel, 0,4/1000 ở Jamaica, 0,5/1000 ở Oman, 1,5/1000 ở Singapore và ở Srilanka là 0,9/1000 (Bảng 1.2). Những số liệu trên loại trừ tất cả các trường hợp nạo phá thai và nhiều trường hợp không được báo cáo [50].
Tại Brazil, trong giai đoạn có vụ dịch rubella xảy ra có 391 trường hợp nhiễm và có 21 trường hợp bị mắc dị tật bẩm sinh, có 7 trường hợp nhiễm rubella được xác định bằng IgM (+) và 5/7 trường hợp mắc dị tật bẩm sinh [140].
Cutts và cộng sự đã rà soát các nghiên cứu sẵn có về tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh do rubella và đã mô hình hoá tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh ở một số quốc gia. Kết quả cho thấy tỷ lệ mới mắc ước tính trên 100.000 trẻ đẻ sống thấp nhất ở các nước phía bắc Địa Trung Hải (77,4/100.000 dao động trong khoảng từ 0 - 212/100.000) và cao nhất ở châu Mỹ (175/100.000 dao động từ 0 - 596/100.000). Nghiên cứu này cũng ước tính số mắc dị tật bẩm sinh ở các nước đang phát triển là vào khoảng 110.000 trường hợp năm 1996 (dao động từ 14.000 - 308.000 trường hợp) [50].
O'Neill nghiên cứu trên 55 trẻ sơ sinh bị nhiễm rubella bằng cách theo dừi dọc trong khoảng thời gian dài. Nhúm đối tượng nghiờn cứu bao gồm 34 trường hợp được chẩn đoán bằng lâm sàng và 21 trường hợp được chẩn đoán bằng IgM huyết thanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 35 trường hợp có dị tật bẩm sinh ở mắt ngay sau khi sinh và giai đoạn sau sơ sinh. Đục thuỷ tinh thể chiếm 85% và 63% là đục thuỷ tinh thể cả 2 bên, tăng nhãn áp chiếm 29% [121].
Tại Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về nhiễm rubella ở phụ nữ mang thai cũng như ảnh hưởng đến thai nhi. Lê Diễm Hương và cộng sự (2004), nghiên cứu 256 bà mẹ đến khám và điều trị có tiền sử sản khoa bất thường cho thấy tỷ lệ IgG rubella (+) đến 75,54%, sẩy thai liên tiếp: 51,07%, thai chết lưu: 17,17%, dị tật bẩm sinh: 4,29%. Tác giả phân tích ở các bà mẹ IgG rubella (+) cho thấy, có thể nhiễm bệnh từ thời niên thiếu hoặc do lây nhiễm từ người có bệnh gần đây chưa được kiểm tra phát hiện [7]. Tác giả Lê Diễm Hương có báo cáo 4 trường hợp rubella bẩm sinh khi người mẹ bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai nghén [8]. Nghiên cứu của Nguyễn
Quảng Bắc, tuổi thai bị nhiễm rubella dưới 12 tuần chiếm 60%, tỷ lệ ảnh hưởng bất thường lên thai nhi 70% [1]. Hoàng Thị Thanh Thủy (2011) cho thấy, 914 bà mẹ đình chỉ thai nghén do nhiễm rubella. Trong đó, tuổi thai dưới 12 tuần chiếm 48,5%, từ 13 - 16 tuần chiếm 42,8%, trên 17 tuần chiếm 8,7%. Phân tích các chỉ định đình chỉ thai nghén cho thấy 67,2% bà mẹ có nguy cơ cao, được tư vấn đình chỉ thai nghén, 32,4% bà mẹ có nguy cơ thấp, gia đình xin đỡnh chỉ thai nghộn và 0,4% khụng cú nguy cơ được theo dừi tiếp [10].