4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3.1. ảnh h−ởng của l−ợng phân kali đến số l−ợng nốt sần của giống ĐT
Sự phát triển của bộ rễ, và sự hình thành nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống, độ ẩm, kỹ thuật làm đất, yếu tố dinh d−ỡng, trong đó lân là yếu tố chính tạo thành hợp chất cao năng (ATP) cung cấp cho hoạt động cố định của vi khuẩn Rhizobium Japonicum. Mặt khác năng suất đậu t−ơng phụ thuộc vào sự phát triển của bộ rễ và sự hình thành nốt sần. Kết quả thí nghiệm ở bảng 4.12 cho thấy ở các công thức bón kali số l−ợng nốt sần tăng lên và đạt đỉnh cao ở giai đoạn ra hoa rộ, giảm dần ở thời kỳ quả mẩy. Đậu t−ơng có số l−ợng nốt sần cao nhất ở 2 mức kali 60; 90 kg K2O, v−ợt quá l−ợng phân này số l−ợng nốt sần có xu h−ớng giảm xuống. Điều đó chứng tỏ rằng với l−ợng kali cao trên nền phân đạm 40 kg N và 90 kg P2O5 sẽ làm mất cân đối giữa giữa đạm và lân do đó phần nào hạn chế đến sự hình thành nốt sần đồng thời ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng, phát triển của cây đậu t−ơng.
Bảng 4.12. ảnh h−ởng của l−ợng phân kali đến số l−ợng nốt sần của giống ĐT12 (nốt /cây)
Thời kỳ bắt đầu
ra hoa Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ quả mẩy L−ợng K2O (kg /ha) 2003 2004 2003 2004 2003 2004 0 17,25 23,03 29,50 32,16 25,50 28,33 30 24,50 30,50 35,50 38,83 30,20 34,33 60 30,20 33,50 40,50 41,00 36,50 35,00 90 32,75 35,75 42,50 35,00 38,30 37,50 120 30,85 33,33 40,25 36,33 36,15 33,30
*Thời kỳ bắt đầu ra hoa
công thức. Vụ hè 2003, số l−ợng nốt sần biến động từ 17,25 - 32,75 nốt/cây, số l−ợng nốt sần cao nhất ở công thức: 90 kg K20 (32,75 nốt/cây), thấp nhất ở công thức đối chứng không bón kali (17,25 nốt/cây), các công thức còn lại đều có số l−ợng nốt sần cao hơn đối chứng.
Vụ hè 2004, số l−ợng nốt sần biến động từ 23,03-35,75 nốt/cây. Số l−ợng nốt sần cao nhất ở công thức: 90 kg K2O (35,75 nốt/cây), thấp nhất ở công thức đối chứng không bón kali (23,03 nốt/cây), các công thức còn lại đều có số l−ợng nốt sần cao hơn đối chứng.
* Thời kỳ ra hoa rộ:
Thời kỳ này l−ợng vật chất tích luỹ lớn, năng l−ợng ATP cung cấp đầy đủ cho hoạt động cố định đạm của vi khuẩn do đó hoạt động cố định đạm trong cây diễn ra mạnh để cung cấp đạm cho cây. Đây là thời kỳ số l−ợng nốt sần đạt cao nhất và quá trình cộng sinh diễn ra mạnh nhất trong cả 3 giai đoạn. Kết quả bảng 4.12 cho thấy, vụ hè 2003 số l−ợng nốt sần ở các công thức, biến động từ 29,50 đến 42,50 nốt/cây. ở công thức bón 90 kg K2O có số l−ợng nốt sần đạt cao nhất (42,50 nốt/cây). Số l−ợng nốt sần thấp nhất ở công thức đối chứng (không bón Kali). Các công thức còn lại đều có số l−ợng nốt sần cao hơn đối chứng.
Vụ hè 2004, số l−ợng nốt sần ở các công thức biến động từ 32,16 - 41,0 nốt/cây. ở công thức bón 90 kg K2O cũng có số l−ợng nốt sần đạt cao nhất (41,0 nốt/cây). Số l−ợng nốt sần thấp nhất ở công thức đối chứng là 32,16 nốt/cây. Các công thức còn lại đều có số l−ợng nốt sần cao hơn đối chứng (không bón kali).
* Thời kỳ quả mẩy:
Thời kỳ này số l−ợng nốt sần có xu h−ớng giảm xuống. ở vụ hè 2003 các công thức có số l−ợng nốt sần biến động từ 25,00 - 38,30 nốt/cây. Cao nhất ở công thức bón: 90 kg K2O (38,30 nốt/cây). Số l−ợng nốt sần thấp nhất ở
công thức đối chứng (không bón kali) là 25,50 nốt/cây.
ở vụ hè 2004, các công thức có số l−ợng nốt sần biến động từ 28,33 - 37,50 nốt/cây. Cao nhất ở công thức bón: 90 kg K2O (37,50 nốt/cây ). Số l−ợng nốt sần thấp nhất ở công thức đối chứng (không bón kali) là 28,33 nốt/cây.
Nh− vậy, l−ợng kali bón tăng có ảnh h−ởng đến số l−ợng nốt sần. Tuy nhiên số l−ợng nốt sần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và đất đai, biện pháp canh tác …