Phân tích Mô hình 5 (+1) lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội (Trang 54 - 57)

Hình 4.1: Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh

(Nguồn: dịch từ cuốn Strategies for E – Business, Tawfik Jelassi and Albrecht Enders)

Như đã giới thiệu ở chương 2, mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh bao gồm 5 yếu tố là: gia nhập tiềm năng, đe dọa từ sản phầm thay thế, cạnh tranh trong ngành, quyền thương lượng của nhà cung ứng.

a. Gia nhập tiềm năng

Theo kết quả của phiếu điều tra thì “gia nhập tiềm năng” là yếu tố được coi là ảnh hưởng thứ 2 chỉ sau quyền thương lượng của nhà cung ứng (trị số trung bình 1.90 - nguồn từ bảng 14). Điều này cũng bởi đối với thị trường giao nhận vận tải hiện nay, việc ra nhập không phải là khó đặc biết nếu là một doanh nghiệp trung gian, đứng ra làm đại lý thì số vốn đòi hỏi không cần lớn. Hiện nay, có đến gần 80% doanh nghiệp tư nhân hoạt động như trung gian này chỉ với số vốn thừ 300 đến 500 triệu.

Sự ra đời của những công ty mới chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến công ty. Số công ty càng nhiều thêm tỷ lệ thuận với việc cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn đòi hỏi công ty cần phải xác định được ưu thế của mình để từ đó duy trì và phát huy tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hơn thế nữa, đối với các công ty này khi mà số lượng đối tác trên thế giới còn chưa nhiều và chưa rộng thì thị trường đầu tiên họ nhắm đến là thị trường trong nước với các công ty trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thường xuyên có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận.

Cạnh tranh trong ngành Gia nhập tiềm năng Quyền lực thương lượng của khách hàng Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng Đe dọa từ sản phẩm thay thế

b. Sản phẩm thay thế

Đối với yếu tố này cũng là một yếu tố quan trọng và không kém phần ảnh hưởng (trị số trung bình 2.4 – nguồn từ bảng 14). Đối với lĩnh vực giao nhận sản phẩm của công ty là rất nhiều và phụ thuộc vào việc khách hàng muốn vận chuyển hàng hóa gì, đi đến nơi nào. Mỗi công ty dựa vào đối tác và năng lực của mình có cách thức vận chuyển, phương tiện vận chuyển khác nhau. Là một công ty trung gian, công ty nên làm tốt vai trò trung gian của mình. Nâng cao được chất lượng cho sản phẩm nhằm giảm sức ép từ sản phẩm thay thế.

c. Cạnh tranh trong ngành

Hiện tại, cạnh tranh trong ngành Giao vận ngày một gay gắt hơn. Số các công ty hiện tại trong nước hoạt động trong ngành càng ngày càng cạnh tranh nhau nhiều ở lĩnh vực nội địa khi mà tình hình kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, và công ty nào cũng muốn có được chỗ đứng tốt, có tập khách hàng ổn định trước khi có sự ra nhập mới của các công ty cùng ngành từ nước ngoài.

Về phần SOTRANS Hà Nội, công ty cũng đang có những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh để chiếm được thị phần ổn định trên thị trường. So với các công ty cùng ngành trong nước thì SOTRANS Hà Nội là một công ty có vị thế cao nhờ sự ra đời sớm, trên nền tảng của công ty SOTRANS đã có uy tín lâu năm trên thị trường. Công ty cũng là một trong những doanh nghiệp sớm nhất them gia vào Hiệp hội Giao nhận VIFFAS. Cũng phải nói thêm rằng hiện nay có đến 2000 đơn vị cùng ngành nghề nhưng số đơn vị tham gia VIFFAS mới chỉ là hơn 200 đơn vị.

Một số đối thủ cạnh tranh lớn của công ty tại khu vực miền Bắc như Dragon Logistics, công ty TNHH Tín Thành, công ty TNHH Liên Tấn…

d. Quyền thương lượng của nhà phân phối

Trong 5 yếu tố thì đây được đánh giá là yếu tố ảnh hưởng đến việc cạnh tranh nhiều nhất.

Nếu như công ty có được mối quan hệ với nhiều nhà phân phối sẽ giúp công ty dễ dàng so sánh và lựa chọn đối với các đơn hàng của mình. Có thể kết hợp nhiều nhà phân phối với nhiều cách thức vận chuyển cho một đơn hàng sao cho nhanh

chóng và an toàn nhất, nâng cao được chất lượng dịch vụ đối với khách hàng. Việc có được lợi thế cạnh tranh hay không cũng một phần dựa vào nhà cung cấp.

Đối với công ty trung gian như SOTRANS Hà Nội thì nhà cung cấp trở nên rất quan trọng. Xét trên một khía cạnh nào đó, nhà cung cấp có thể trở thành đối thủ của công ty bất cứ lúc nào. Thay vì nhờ đến một trung gian như SOTRANS Hà Nội, các khách hàng có thể gửi thẳng yêu cầu đến với nhà cung cấp thực hiện dịch vụ cho mình nhất là trong môi trường ứng dung Internet lớn như hiện nay việc tìm kiếm thông tin và dịch vụ trở nên công khai và dễ dàng.

e. Quyền thương lượng của khách hàng

Bao giờ cũng vậy, khách hàng cũng là mục tiêu hướng đến của mọi doanh nghiệp. Đối với thị trường giao nhận, khách hàng chủ yếu là những công ty thường xuyên phải nhờ đến các dịch vụ về Logistics. Đối với thị trường nội địa thường là các công ty trong nước phải chuyển hàng đến một địa bàn khác hay mua hàng hóa từ nước ngoài về hoặc có thể là các công ty nước ngoài đưa hàng vào Việt Nam để bán…Hiện nay trong xu thế đất nước đang trong quá trình hội nhập đã tạo điều kiện cho các công ty về giao nhận có được tập khách hàng đông đảo hơn. Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của thông tin, Internet khiến các khách hàng nhất là khách hàng là các công ty có sự đòi hỏi ngày càng cao hơn. Khách hàng có thể lựa chọn và so sánh dễ dàng nên đặt ra cho SOTRANS Hà Nội cần phải có được sự khác biệt, đem lại những giá trị cao cho khách hàng để khách hàng tin tưởng lựa chọn công ty trong hoạt động về giao nhận.

f. Tác động của chính phủ

Trước yêu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp hiện nay chính phủ đang dần hoàn thiện chính sách về pháp luật cho ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận. Đây là một ngành đòi hỏi một chính sách pháp luật chặt chẽ do có sự ảnh hưởng của pháp luật ở nhiều ngành nghề, trên phạm vi rộng ở nhiều quốc gia. Nhưng có lẽ tác động lớn đến các công ty trong ngành hiện nay đó là chính phủ cam kết theo lộ trình sau khi ra nhập WTO là bắt đầu từ năm sau, các doanh nghiệp với số vốn 100% nước ngoài có thể kinh doanh ngành nghề này trong nước ta. Đây có thể nói như một thách thức rất

lớn đối với SOTRANS Hà Nội nói riêng và các công ty cùng ngành nghề nói chung. Các công ty trong nước sẽ phải tìm cách để giữ vững được thị trường nội địa trong hoàn cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w