Phân định nội dung vấn đề hoạch định chiến lược TMĐT

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội (Trang 32)

Hình 2.8: Mô hình 4 bước phương pháp luận (nguồn: Tác giả)

* Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược TMĐT

Trong phần này sẽ đưa ra khung lý thuyết cơ bản về hoạch định chiến lược TMĐT. Nó bao gồm những khái niệm chính như “chiến lược”, “hoạch định chiến

Cơ sở lý luận của hoạch định TMĐT Những mặt yếu kém & hạn chế Phân tích dự báo phát triển ngành,DN Giải pháp của những hạn chế

lược”, “chiến lược TMĐT”, “hoạch định chiến lược TMĐT”. Tiếp theo đó sẽ là quy trình về hoạch định chiến lược TMĐT và những công cụ phân tích chiến lược được ứng dụng trong quy trình đó gắn với dịch vụ giao nhận vận tải.

Phương pháp điều tra hiện trường.

Thực hiện điều tra bằng phương pháp phân tích thống kê, phỏng vấn chuyên gia bằng mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn tự lập dựa trên yêu cầu đòi hỏi cho quá trình nghiên cứu, sau đó sẽ lựa chọn những chuyên gia để phỏng vấn.

* Thực trạng về hoạch định chiến lược TMĐT tại công ty

Phần này sẽ đưa ra thực trạng về tình hình hoạch định và ứng dụng TMĐT tại SOTRANS Hà Nội. Nó bao gồm:

- Những mặt còn hạn chế

- Những nguyên nhân của hạn chế này.

* Phân tích, đánh giá dự báo phát triển của doanh nghiệp, của ngành giao nhận Phần này tập trung vào việc phân tích những văn bản về định hướng phát triển ngành cũng như những văn bản riêng của công ty về định hướng phát triển trong tương lai. Điều này giúp cho việc hoạch định chiến lược của các nhà quản trị gần gũi với thực tế, phù hợp với sự phát triển của ngành và doanh nghiệp trong tương lai.

* Những giải pháp của hạn chế tồn tại

Phần này được coi như phần quan trọng nhất của luận văn trong đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp cho nhưng mặt hạn chế tồn tại đã nêu trước đó. Đồng thời nhấn mạnh việc giải quyết các vấn đề mang tầm chiến lược và trong dài hạn cho SOTRANS Hà Nội.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng việc: “ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại

SOTRANS Hà Nội” 3.1. Phương pháp nghiên cứu các vấn đề

3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.1.1. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sợ cấp được thu thập thông qua phiếu phỏng vấn điều tra các nhà quản trị hay nhân viên chuyên trách trong công ty. Dựa trên quy mô của công ty cũng như để đối tượng được phỏng vấn có hiểu những hiểu biết chính xác về vấn đề nghiên cứu nên tôi chỉ đưa ra 10 phiếu phỏng vấn cho các đối tượng sau:

1. Ông Lê Tiểu Minh – giám đốc công ty

2. Nguyễn Hồng Việt – trưởng phòng giao nhận 3. Trần Thanh Hải – phó phòng Sales

4. Vũ Như Trang – Trưởng phòng Đại lý

5. Lê Viết Hiếu - NV Logistics - phụ trách khách hàng làm thủ tục khai tại cửa khẩu Gia Lâm

6. Trần Thị Kim Cúc - NV Kho - Quản lý kho hàng tại Long biên 7. Trần Văn Hà - NV Logistics - Phụ trách chứng từ

8. Nguyễn Văn Tân - NV Logistics - phụ trách khách hàng làm thủ tục khai tại cửa khẩu Nội Bài

9. Nguyễn Hoàng Văn - Nhân viên kinh doanh quốc tế

10. Nguyễn Mai Hương - Nhân viên Phòng Đại lý - phụ trách Khách hàng Nhập

Mỗi đối tượng trên sẽ trả lời phiếu phỏng vấn đã được làm (theo mẫu ở phụ lục 1)

3.1.1.2. Dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp bao gồm các bản báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây của doanh nghiệp trong đó chỉ rõ kết quả của hoạt động giao nhận trong nước và nước ngoài.

3.1.2. Phân tích dữ liệu

Các dữ liệu sơ cấp từ phiếu điều tra đều được xử lý bằng phương pháp phân tích thống kê.

Công cụ phân tích thống kê là phần mềm SPSS. Phiên bản 16.0

Những kết quả của việc xử lý sẽ được tổng hợp trong phần 3.3 của luận văn. Đối với các câu hỏi chỉ chọn sẽ được tính phần trăm xem phương án nào được lựa chọn nhiều nhất.

Đối với phiếu có lựa chọn độ quan trọng, các yếu tố được xem xét đó là: * Tổng số phiếu

* Số phiếu bị lỗi

* Giá trị trung bình (Tổng độ quan trọng/tổng số lần được tích): giá trị trung bình càng nhỏ thì càng quan trọng

* Trung vị

* Độ lệch tiêu chuẩn

3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác hoạch định chiến lược TMĐThoạch định chiến lược TMĐT hoạch định chiến lược TMĐT

3.2.1. Tác động của môi trường TMĐT vĩ mô

3.2.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật

Chính trị - Pháp luật là nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi lĩnh vực được phát triển một cách ổn định. So với các nước khác trên thế giới thì Việt Nam được xếp vào một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất. Điều này giúp cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành giao nhân vận tải nói riêng có thể an tâm hoạch định những chiến lược của công ty một các lâu dài mà ko cần phải lo đến những bất ổn về chính trị.

Theo luật Thương mại Việt nam, Logistics là hoạt động Thương mại, theo đó thương nhân, tổ chức thực hiện một hay nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển hàng, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói, bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để lấy thù lao. Do vậy mà Logistics là một lại hình dịch vụ tổng hợp, quá trình hoạt động có liên quan đến sự quản lý của nhiều bộ ngành như GTVT, Thương mại, Hải quan, đo lường kiểm định…chính đặc điểm này gây ra sự chồng chéo và thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật quy định về ngành.

Từ năm 2005 đến nay, chúng ta đã bổ sung, sửa đổi và ban hành bộ luật Hàng Hải Việt Nam, luật Thương Mại, Luật Giao dịch điện tử…tuy nhiên, tính đến thời điểm này vẫn chưa có nghị định quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ này. Bên canh đó, các nghị định , quy định liên quan của hải quan, thuế, dịch vụ vận tải, vận tải đa phương thức…vẫn chưa thực sự thông thoáng, chưa tạo được thuận lợi cho doanh nghiệp, vận tải cẩn phải nhanh chóng bổ sung, sửa đổi.

3.2.1.2. Kinh tế

Sự suy giảm kinh tế vào cuối năm 2008 và năm 2009 này ảnh hưởng đến mọi ngành nghề trong xã hội. Ngành Logistics cũng bị ảnh hưởng theo. Kim ngạch xuất nhập khẩu chắc chắn sẽ giảm so với các năm trước đây. Tuy nhiên, cũng nên đặt niềm tin vào các biện pháp kích thích nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, của Việt Nam để nền kinh tế có thể bắt đầu phục hồi vào cuối năm nay.

Sự ra nhập WTO của Việt Nam năm 2007 đánh giá bước tiến lớn đối với nền kinh tế trong nước. Từ đây, các ngành kinh doanh có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ở khắp nơi trên thế giới. Đây cũng được đánh giá như một cơ hội lớn cho ngành Giao nhận vận tải của Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc ra nhập WTO cũng khiến cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này gặp phải rất nhiều khó khăn do cạnh tranh nhất là trong lĩnh vực nội địa sẽ trở nên gay gắt hơn bao giờ hết khi có thêm sự tham gia của

các doanh nghiệp nước ngoài trong thị trường Việt Nam. Chẳng hạn như theo cam kết khi gia nhập WTO, các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập liên doanh với vốn góp không quá 51% ngay từ khi VN gia nhập WTO và được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển của chính công ty đó. Với cam kết này, các hãng tàu nước ngoài sẽ thành lập công ty liên doanh để được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho chính hãng tàu đó tại Việt Nam, thay vì như trước đây, khi các hãng tàu nước ngoài vận chuyển hàng hoá đến cảng biển Việt Nam phải thông qua các đại lý tàu biển và đại lý vận tải để thực hiện các công việc của chủ tàu và cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng của mình.

Đối với các hình thức khác cũng như vậy, theo lộ trình cam kết thì ngành Logistics tại Việt Nam như một cánh cửa đang dần được mở cho các công ty trên thế giới, những công ty có khả năng tài chính lớn, có phương tiện vận tải chuyên dụng hiện đại. Đây thực sự là một thách thức lớn cho các công ty giao nhận vận tải trong nước để có thể cạnh tranh trên thị trường.

3.2.1.3. Văn hóa – xã hội

Về mặt địa lý, Việt Nam có đường bờ biển dài trên 2000 km, có nhiều cảng nước sâu, sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia, có biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia thuận lợi cho việc kết hợp nhiều phương thức vận tải, vận tải quá cảnh, trong đó vận tải đa phương thức là một nhân tố rất quan trọng để thiết lập chuỗi cung ứng dịch vụ logistics

Nguồn nhân lực cho ngành logistics trong nước có thể đáp ứng được, không cần nhập khẩu. Tuy nhiên cũng cần nói thêm là nguồn nhân lực có trình độ và bài bản còn hạn chế bởi chưa có một trường đại học đào tạo bài bản về lĩnh vực giao nhận vận tải. Nó chỉ nằm trong một số môn học của các trường.

3.2.1.4. Công nghệ

Hiện nay, CNTT đang ngày một phát triển giúp cho các nước đi sau có thể nhanh chóng bắt kịp với các nước tiên tiến trên thế giới. Nhờ CNTT mà khách hàng có thể sử dụng thêm rất nhiều dịch vụ từ công ty. Trong lĩnh vực giao nhận vận tải

này, dịch vụ điển hình nhất đó là việc khách hàng có thể xem và theo dõi gói hàng của mình, từ đó biết được gói hàng của mình đang ở đâu, đã đến nơi chưa…

CNTT cũng giúp ngay bản thân các hoạt động kinh doanh hay hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Hiện nay, hầu như các công ty đều sử dụng phần mềm kế toán hay đối với các công ty về lĩnh vực giao nhận vận tải thì có thể sử dụng phần mềm khai hải quan ở Cảng Hải Phòng hay sân bay Nội Bài đều đã áp dụng hình thức này. Ngoài ra, rất nhiều công ty viết phần mềm cũng cho ra đời những sản phẩm như phần mềm quản lý vận tải Container (công ty FBS thiết kế), phẩn mềm quản lý giao nhận vận tải (công ty TNHH Giải pháp Hợp nhất thiết kế)…Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều công ty trong nước mua và ứng dụng những phần mềm này.

3.2.2. Tác động từ môi trường của ngành kinh doanh

3.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, số lượng các công ty trong lĩnh vực giao nhận vận tải đang tăng lên một cách nhanh chóng. Nếu trong năm 2007 số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải này chỉ mới có khoảng 800-900 doanh nghiệp thì hiện nay, con số này đã tăng lên rất nhiều (khoảng gần 2000 doanh nghiệp). Tuy nhiên số doanh nghiệp nằm trong hiệp hội giao nhận kho vận miền Nam (VIFFAS) thì mới chỉ có 200 doanh nghiệp. Con số này còn khá ít so với số doanh nghiệp hoạt động trong ngành.

Đặc điểm của các công ty trong lĩnh vực này đó là số vôn của các công ty thường là rất ít. Có đến 80% công ty là công ty tư nhân, có nhiều công ty chỉ đăng ký một số vốn nhỏ từ 300 đến 500 triệu đồng.

Đối với SOTRANS Hà Nội, một doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty kho vận miền Nam, trực thuộc bộ Công Thương hiện nay thì những doanh nghiệp tư nhân nhỏ không phải là đối thủ đáng lo ngại bởi SOTRANS Hà Nội ra đời sớm hơn, đã tạo dựng được niềm tin và uy tín với khách hàng trong nước, khách hàng ngoài miền Bắc, hơn thế nữa đối với một công ty làm về trung gian trong lĩnh vực giao nhận vận

tải thì số vốn cũng không cần quá lớn. Đối với công ty, đối thủ lớn nhất hiện nay đó là những công ty nước ngoài gắn liền với hang tàu.

Theo lộ trình thì trong năm nay và những năm tiếp theo, các công ty nước ngoài có thể gia nhập chính thức trên thị trường Việt Nam, các công ty nước ngoài thường có những hãng tàu vận chuyển đi kèm nên giá thành sẽ rẻ hơn. Hơn thế nữa những đối tác trước đây của công ty, nhờ công ty thực hiện giao nhận hàng hóa trong Việt Nam thì giờ đây có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty khi có thể tự mình thực hiện việc chuyển giao hàng hóa tại Việt Nam mà không phải qua bất cứ trung gian nào như SOTRANS Hà Nội nữa.

3.2.2.2. Nhà cung ứng

Do lĩnh vực giao nhận vận tải là sự kết hợp của rất nhiều hoạt động nên nhà cung ứng của công ty cũng được chia ra thành rất nhiều loại: có công ty cung cấp tất cả các dịch vụ Logistics, có các nhà cung ứng chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan…

Đối với thị trường trong nước thì công ty lo mọi hoạt động làm thủ tục cho hàng hóa được nhập cảnh hay một phần hoạt động lưu kho bởi công ty có hệ thống kho ở một số cảng như cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng hay ở sân bay Gia Lâm.

Hiện nay công ty có khoảng 300 đối tác trên khắp thế giới. Khi nhận vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài công ty sẽ lựa chọn đối tác phù hợp của mình và ngược lại, khi có đơn hàng được vận chuyển vào nước ta các đối tác của công ty cũng có thể ủy thác cho công ty thực hiện việc làm thủ tục, bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển khi hàng về đến Việt Nam..

3.2.3. Tác động của môi trường bên trong doanh nghiệp

3.2.3.1. Các hoạt động cơ bản

Do công ty không cung cấp các hàng hóa hữu hình mà cung cấp dịch vụ giao nhận nên trong các hoạt động cơ bản của công ty thì hoạt động hậu cần đầu vào, vận hành, hậu cần đầu ra được ghép thành 1 hoạt động. Nó bắt đầu từ quá trình khi công ty nhận được đơn hàng của khách, tìm kiếm đối tác và lựa chọn nhà cung ứng cho khách hàng.

Khách hàng muốn đặt hàng với công ty sẽ gửi email hoặc gọi điện đến công ty thông báo muốn công ty vận chuyển đơn hàng.

Các yêu cầu của khách hàng sẽ được công ty ghi lại để có thể thực hiện đúng ngày giờ với khách hàng.

Do là một công ty trung gian, không có phương tiện vận tải nên SOTRANS Hà Nội sẽ lập tức tìm đơn vị vận tải phù hợp, kí hợp đồng với họ. Công ty không đặt vấn đề giá thành rẻ mà đặt vấn đề về thời gian, chất lượng cho khách hàng lên hàng đầu. Đối với vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về nước công ty đảm bảo thực hiện các thủ tục nhập cảnh cho hàng hóa.

Sau khi đã chọn lựa được tối tác thích hợp, công ty sẽ thông báo lại giá cả và lịch trình của đơn hàng mà khách hàng muốn vận chuyển, kí hợp đồng với khách hàng trong đó nếu rõ cả những bồi thường nếu không hoàn thành được hợp đồng đúng hạn.

Hoạt động bán hàng của công ty diễn ra tiếp đó khi công ty thực hiện các dịch vụ:

Công ty sẽ đảm bảo việc làm thủ tục tiếp nhận hàng hóa nếu hàng hóa được chuyển từ nước ngoài về. Ngoài ra, công ty cũng có kho hàng tại sân bay Gia Lâm hay cảng Hải Phòng, Cái Lân giúp lưu kho một số hàng hóa trong khi chờ được vận

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phân tích ma trận trong hoạch định chiến lược TMĐT tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền Nam tại Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w