xuyên, lâu dài của Nhà nước trong khi tính ổn định của các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước thấp hơn quỹ ngân sách Nhà nước. Một số quỹ ngoài
ngoài ngân sách Nhà nước hoạt động có tính chất ổn định như: Quỹ của các doanh nghiệp Nhà nước, quỹ Bảo hiểm xã hội.
Nhìn chung các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước được hình thành nhằm đáp ứng những mục tiêu nhất định của Nhà nước trong từng thời kỳ. Khi các mục tiêu đó được hoàn thành cũng là lúc chấm dứt hoặc tạm thời ngừng hoạt động của quỹ.
Phạm vi hoạt động của quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước
thường bị giới hạn trong các chương trình mục tiêu như tên gọi của quỹ. Ví dụ: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được thành lập để hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam là quỹ của Nhà nước 133
người nghèo, người được hưởng chính sách ưu đãi.
1.2. Phân loại các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước
Để thực hiện tốt sự phân cấp quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước cũng
như đảm bảo phát huy tính chủ động sáng tạo của các địa phương, các ngành, các đơn vị, trong giai đoạn hiện nay cũng như về mặt xu thế phát triển, số lượng các quỹ ngoài Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều, lượng vốn ngày càng lớn. Vì vậy, việc phân loại các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước có một ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý tài chính Nhà nước.
Theo mục đích sử dụng, các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước bao gồm: