vốn để thoả mãn nhu cầu đầu tư của các chủ thể theo kế hoạch, định hướng của
nhà nước. Tuy nhiên, tín dụng nhà nước lại là một hình thức tín dụng đặc biệt vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội và chính trị. Sự kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế, chính trị và xã hội là đặc trưng của tín dụng nhà nước và là mục tiêu
hoạt động, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác quản lý tín dụng
nhà nước.
Lợi ích kinh tế thể hiện trực tiếp trên lợi tức tiền vay, thể hiện gián tiếp qua việc thụ hưởng các tiện nghi công cộng, có thêm việc làm do đầu tư của Nhà nước mang mại. Đối với vay nợ nước ngoài, lợi ích kinh tế không chỉ thể hiện trên lợi tức tiền vay mà còn mang lại cho nước chủ nợ nhiều lợi ích khác nhau về thuế quan, về xuất nhập khẩu hàng hoá...
Lợi ích chính trị, xã hội của tín dụng nhà nước thể hiện ở lòng tin của dân
chúng đối với Chính phủ, ở trách nhiệm và mối quan tâm của Chính phủ đối với
dân chúng chẳng hạn như cho vay đầu tư, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Trong quan hệ đối ngoại, lợi ích chính trị thể hiện qua mối quan hệ chính
trị, ngoại giao giữa nước chủ nợ và nước con nợ.
Với đặc tính kinh tế và xã hội trên đây, tín dụng nhà nước thường có các đặc điểm sau:
- Nguồn vốn để cho vay là vốn của ngân sách Nhà nước được cân đối để
cho vay đầu tư hoặc nguồn vốn huy động theo kế hoạch của nhà nước để phục vụ đầu tư phát triển theo chủ trương của nhà nước.